Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 104)

- Học sinh qua giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức về tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.

- Không khí lớp học sôi nổi, các em tỏ ra hứng thú, tích cực hơn trong học tập. Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng ta thấy rõ điểm giỏi, khá của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng; Điểm trung bình và điểm yếu của lớp thực nghiệm giảm nhiều so với lớp đối chứng.

Nhận xét chung:

Sau khi thiết kế xong hoàn thiện phần giáo án, chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm, các bảng thống kê cho thấy: kết

quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Có nguyên nhân là HS ở các lớp thực nghiệm được tìm hiểu, phân tích tác phẩm

Chí Phèo, Đời thừa theo đặc trưng thể loại. Các em bước đầu biết đọc - hiểu

tác phẩm theo thể loại. Vì vậy, các em có khả năng trả lời rõ ràng, chính xác hơn, phân tích đánh giá sắc sảo hơn (so với HS các lớp đối chứng) về một bức tranh hiện thực rộng lớn mang ý nghĩa khái quát cao về tình trạng lưu manh của người nông dân với bút pháp nghệ thuật độc đáo và độc thoại sinh động, giàu chất kịch trong tác phẩm Chí Phèo. Những bi kịch tinh thần cuả người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ người trí thức, có tài năng, có lý tưởng, hoài bão, muốn sống có ích, nhưng phải sống đời thừa trong tác phẩm Đời thừa. Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà HS nhóm đối chứng mắc phải đều có nguyên nhân là các em chưa nắm vững đặc trưng thi pháp của thể loại truyện ngắn.

Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức về thể loại truyện ngắn của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ theo hướng điểm số của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.

Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của học sinh, chúng tôi có những đánh giá như sau:

- HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức thể loại của truyện ngắn nói chung, tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao nói riêng, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

- Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu không khí mới - sôi nổi, dân chủ.

cvii

- Dạy tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục về nhận thức, về tư tưởng, thái độ cho HS.

- Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy, dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao nói riêng theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay.

- Dạy tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao được phân phối trong

chương trình Ngữ Văn lớp 11, mỗi bài hai tiết dạy học. Khi thiết kế bài soạn, chúng tôi đã bám sát vào phương hướng dạy học theo hướng mà chúng tôi đã đề ra:

Về mặt nội dung kiến thức: phải bám sát vào đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao, chất kịch tính, đa giọng điệu của truyện ngắn Chí Phèo. Tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân phong kiến.

Bài thiết kế và dạy thể nghiệm đã đi theo hướng từ những kiến thức khái quát đến cụ thể hóa giúp học sinh lý giải được những đặc điểm riêng biệt trong truyện ngắn của Nam Cao - trong đời tư diễn biến theo dòng tâm trạng.

Từ việc thiết kế giáo án như trên, hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm được nêu lên. Cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đều được chủ dộng, sáng tạo, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đều được học sinh tiếp nhận một cách khá đầy đủ và sâu sắc. Cách thiết kế giáo án như vậy đã góp phần kéo gần lại những khoảng cách thẩm mỹ giữa các tác phẩm với học sinh, khắc phục được tâm lý học đối phó, thụ động, thiết sáng tạo ở các em, giúp nâng cao năng lực văn học, những kỹ năng làm văn cho học sinh qua việc cảm nhận, phân tích kịch tính, chiều sâu, nội tâm nhân vật chính. Từ đó học sinh sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc chiếm lĩnh, tiếp nhận những truyện ngắn khác có cùng đề tài một số cách chủ động, sáng tạo, khoa học.

Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm, bài dạy học thực nghiệm cũng chú ý tới đặc điểm của thể truyện (hình tượng nhân vật) và đặc trưng của thể truyện (diễn biến trong nội tâm của nhân vật). Bài soạn giảng đã đi theo đúng trình tự bi kịch về số phận nhân vật Chí Phèo từ một con người lương thiện trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại với bao nhiêu mối giằng co, sóng gió trong sự chìm nổi của kiếp người trong tác phẩm Chí Phèo. Bi kịch tinh thần dai dẳng của nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa.

Về phương pháp và biện pháp: phải biết kết hợp và sử dụng thật linh hoạt nhiều phương pháp có tính chất đặc thù trong dạy học tác phẩm văn học như: đọc diễn cảm, đặt hệ thống những câu hỏi gợi mở, sử dụng những phương pháp nên vấn đề, diễn giảng tích cực, biện pháp so sánh, sử dụng ba con đường phân tích tác phẩm văn học.

Cùng với những phương pháp, biện pháp là một hệ thống câu hỏi, những lời dẫn dắt, định hướng, những lời giảng - bình sinh động...Bài thiết kế đã rất chú ý tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giờ học xây dựng sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, định hướng của giáo viên nhằm giúp cho học sinh từng bước khám phá tác phẩm một cách đầy đủ, trọn vẹn cả về mặt nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật.

Qua bài thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỷ lệ phần trăm số học sinh hiểu và nắm được bài học là rất khá, học sinh đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh những thể loại tự sự ở nhà trường phổ thông.

cix

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thực hiện mục đích, đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra và kết quả nghiên cứu thu hút tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Với yêu cầu chung của nền giáo dục nước ta hiện nay là nâng cao hiệu quả

học tập và nhận thức của học sinh, học sinh phải tự chiếm lĩnh kiến thức như vậy thì các em sẽ nhớ lâu hơn và chủ động hơn trong học tập. Bởi vậy với đề tài sáng kiến này tôi hy vọng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả giờ dạy tác phẩm văn chương. Từ đó có những phương pháp đúng đắn và hợp lý để tạo hiệu quả tốt nhất trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, giải quyết sự thiếu hụt về kiến thức trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương của học sinh. Chúng tôi thấy dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại tạo được động cơ học tập cho học sinh, giúp các em tiếp cận kiến thức một cách trực tiếp, đưa các em bước những bước xa hơn vào thế giới nghệ thuật của ngôn từ. Đồng thời giúp các em cách trình bày trước tập thể tự tin, vững vàng, năng động, tích cực trong xã hội và có tinh thần sẵn sàng vì người khác. Bên cạnh đó tạo điều kiện phát triển sở thích thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật, nâng cao thành tích học tập của học sinh, giúp học sinh phát huy năng lực của mình. Trên cơ sở đó giáo dục học sinh tính kiên trì, chịu khó, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và suy luận lôgíc. Qua nghiên cứu đề tài này tôi cũng nhận thấy học sinh yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách, tiếp thu được những tri thức bổ ích, giáo dục cho học sinh tư tưởng, tình cảm nhân sinh quan, thế giới quan.

2. Con đường tiếp cận đúng hướng và dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa

của Nam Cao đạt hiệu quả cao nhất là xuất phát từ chính những đặc trưng của thi pháp thể loại. Xa rời bản chất loại thể của tác phẩm, thực chất là xa rời tác phẩm cả về linh hồn lẫn thể xác. Nam Cao là nhà văn được đánh giá là trong

số ít những gương mặt nổi bật nhất của văn xuôi hiện đại, là cây bút tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất không chỉ của trào lưu văn học hiện đại trong giai đoạn phát triển cuối cùng (1940 - 1945) mà của cả văn học hiện thực phê phán Việt Nam (1930 - 1945). Nhiều tác phẩm của Nam Cao đã đạt tới “mẫu mực”, “cổ điển” cho thể loại truyện ngắn cũng như truyện dài. Những tác phẩm của Nam Cao ẩn chứa một sức sống lâu bền của phong cách và tài năng lớn, làm rung động nhiều thế hệ bạn đọc, hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu. Nam Cao thực sự là một tấm gương sáng về tâm hồn trung thực và tinh thần cách mạng của một nhà văn chiến sỹ. Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho Nam Cao là những bằng chứng khẳng định vị trí quan trọng, vẻ vang của nhà văn trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Nam Cao có sở trường trong miêu tả tâm trạng, quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật, làm nổi bật bi kịch đời thường, bi kịch nhân cách, bi kịch tinh thần của con người. Và điều quan trọng hơn là vượt lên trên cái khung đề tài là vấn đề kiếp người, thân phận con người, vấn đề con người bị tha hóa, biến chất về đạo đức và băng hoại về tinh thần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi vào cuộc đời người nông dân lưu manh hóa, vừa tiêu biểu cho sự tha hóa phổ biến trong cái xã hội tàn phá tâm hồn con người - ngòi bút Nam Cao đạt tới một sức mạnh phê phán mãnh liệt, sâu sắc, ít có.

Trước Nam Cao, văn học đã ghi lại không ít tấn bi kịch của sự bần cùng. Nhưng trước Nam Cao, chưa có ai đi sâu vào mối họa có lẽ còn ghê sợ hơn bản thân sự bần cùng đó; mối nguy cơ bị hủy hoại trong con người những giá trị người.Nam Cao là người đầu tiên chăm chú theo dõi, và buộc ta cùng theo dõi, để mà đau đớn và lo âu, cái quá trình tước đoạt của con người, chính những cái xác định họ là một con người, đẩy họ từ chỗ làm người đúng nghĩa của chữ làm người xuống hàng một “con vật lạ”, với “con quỷ dữ”, từ người hiền lành biến thành mối đe dọa cuộc sống của dân lành.

3. Từ kinh nghiệm dạy học nhiều năm cùng với thực trạng vấn đề dạy học

cxi

pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại. Với đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong 6 tháng của năm học 2011-2012 tại trường THPT Phúc Thọ và trường THPT Ngọc Tảo huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội cuối cùng thu được kết quả rất khả quan. Chúng tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học quan trọng, không thể thiếu trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung, tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao nói riêng. Phương pháp dạy học này có tính khả thi, khi dạy giờ học sôi nổi, giáo viên đã khai thác được vấn đề trọng tâm “chất kịch của tác phẩm”, học sinh hiểu và nắm được nội dung, ấn tượng của các em về tác phẩm rất sâu sắc, lòng say mê, hứng thú trong việc tiếp nhận và khám phá tác phẩm nhiệt tình và nghiêm túc, các em tích cực tham gia quá trình chiếm lĩnh và hình thành kiến thức. Nội dung kiến thức dễ nhớ, học sinh có khả năng tự kiểm soát hoạt động học tập, được tôn trong và khích lệ nhu cầu tự giải phóng tiềm năng sáng tạo của bản thân để phát triển toàn diện. Tôi khẳng định đây không phải là hướng đi mới song để ứng dụng phương pháp này một cách bài bản và hiệu quả thì ít giáo viên làm được. Vì vậy, chúng tôi xây dựng đề tài cụ thể hoàn chỉnh về dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao

theo đặc trưng thể loại cho học sinh để đưa học sinh vào tiết học tác phẩm văn chương một cách thoải mái và đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Luận văn đã chỉ ra được thực trạng của việc học tập và giảng dạy tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở trường THPT, từ đó tìm ra những phương pháp, biện pháp thích hợp, cụ thể để dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao giúp giáo viên và học sinh có thêm những gợi mở cần thiết khi dạy học tác phẩm này.

Để nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao cần tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp sẽ phát huy khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo, làm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học. Vì vậy, dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại hoàn toàn có thể thực hiện được.

2. Khuyến nghị

1. Đối với giáo viên: Cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về dạy học truyện ngắn, kiến thức về tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.

2. Đối với học sinh: Cần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chủ động chiếm lĩnh

kiến thức.

3. Đối với nhà quản lí: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng bài giảng

mẫu về tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao hiệu quả dạy học.

cxiii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Huy Bắc (2008), Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học, Nhà xuất

bản Giáo dục.

2. Nguyễn Hải Châu(Chủ biên) (2007), Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11, Nhà

xuất bản Hà Nội.

3. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

4. Nguyễn Viết Chữ (2009), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Phan Cự Đệ (và một số tác giả)(1999),Văn học Việt Nam. Nhà xuất bản

Giáo dục.

6. Hà Minh Đức (2002), Tuyển tập Nam Cao, tập 1,2. Nhà xuất bản Giáo

dục.

7. Tạ Đức Hiền(2001), Giảng văn – Văn11. Nhà xuất bản Hà Nội.

8. Nguyễn Thi ̣ Thanh Hƣơng (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương, Nhà xuất bản Giáo dục.

9. Phan Trọng Luâ ̣n(2003), Phương pháp dạy học Văn. Nhà xuất bản Quốc Gia Hà Nội.

10. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2007), Ngữ Văn 11, tập 1. Nhà xuất bản

Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11.

Nhà xuất bản Giáo dục.

12. Phan Trọng Luận (2007), Thiết kế bài học Ngữ văn 11. Nhà xuất bản

Giáo dục.

13. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học Văn , tập 1, 2. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 104)