Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 101)

3.2.2.1.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Đối tượng tham gia thực nghiệm là HS lớp 11, giáo viên dạy Ngữ Văn 11, ở trường THPT Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nôi.

Chọn địa bàn thực nghiệm này, chúng tôi muốn tìm hiểu khả năng tiếp nhận tác phẩm văn ho ̣c hiện đại nói chung , tiếp nhận tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao nói riêng theo định hướng đổi mới của HS nơi chúng tôi

công tác và có điều kiện làm việc với GV. Các lớp được chọn cũng đáp ứng được yêu cầu : đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học ; GV được mời dạy thực nghiệm là những người có trình độ chuyên môn, yêu nghề, tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình đổi mới phương pháp da ̣y ho ̣c.

ciii

Theo phân phối chương trình của Bộ Giáo du ̣c - Đào ta ̣o đối với môn Ngữ văn lớp 11 tác phẩm Chí Phèo được dạy vào tiết 53 - 54 chương trình

chuẩn, học kì I. Tác phẩm Đời thừa được dạy vào tiết 54 - 55 chương trình nâng cao, học kì I. Vì thế, để việc thực nghiệm diễn ra thuận tiện , chúng tôi chọn thời gian thực nghiệm vào cuối tháng 10 năm 2012. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì một mặt vừa theo sát tiến độ chương trình của Bộ Giáo du ̣c và Đào ta ̣o, mặt khác giáo viên dạy thực nghiệm và tác giả luận văn vẫn có đủ thời gian xin ý kiến nhận xét và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo án được hoàn thiện.

3.3.Nội dung và tiến trình thực nghiệm

3.3.1.Nội dung thực nghiệm là hoạt động dạy và học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn 11, trường THPT.

3.3.2.Tiến trình thực nghiệm

3.3.2.1. Lên kế hoạch thực nghiệm

- Liên hệ với trường để chọn GV dạy thực nghiệm, chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Chọn hai lớp 11 của trường THPT Phúc Thọ là lớp 11A3 và lớp 11A5 để tiến hành thực nghiệm. Trong đó, lớp 11A3 là lớp đối chứng, lớp 11A5 là lớp thực nghiệm.

3.3.2.2. Làm việc với GV dạy thực nghiệm

GV của các lớp thực nghiệm được nhận trước giáo án để nghiên cứu và hình dung cách tổ chức giờ học. Sau đó, tác giả bài soạn làm việc trực tiếp với GV để giới thiệu ý tưởng và những điểm mới của giáo án (cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động, những biện pháp và cách thức dạy học cụ thể), sự khác biệt giữa giáo án dạy tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại và giáo án dạy tác phẩm không chú trọng đến đặc trưng thể loại. Hai bên trao đổi, đi đến thống nhất về những vấn đề cơ bản. Để đảm bảo cho giờ học thành công và thể hiện được tinh thần tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại, GV cần chú ý khâu giao

nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà và giúp đỡ HS chuẩn bị tốt bài ở nhà trước khi đến lớp.

GV cũng cần được hướng dẫn để hiểu đúng và thể hiện tốt vai trò người tổ chức hoạt động theo phương pháp da ̣y ho ̣c mới với nhữn g công việc cụ thể: giao việc cho HS, làm mẫu cho hoạt động của HS, theo dõi HS hoạt động, tổ chức cho HS làm việc, tổ chức cho HS báo cáo kết quả, đánh giá kết quả làm việc, thuyết trình và tổng kết khi cần thiết.

3.2.2.3. Tổ chức thực nghiệm

- Dự giờ dạy thực nghiệm: Trong tất cả các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi đều đi dự đầy đủ, nghiêm túc và sau mỗi bài dạy chúng tôi đều kiểm tra kết quả tiếp nhận của học sinh, cảm nhận về không khí lớp học. Theo dõi việc tổ chức dạy học trên lớp của GV.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV.

- Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)