Kết luận:

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 57)

2.2.4.1.Tác phẩm Chí Phèo

Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao, được coi là một kiệt tác bất hủ của văn học dân tộc. Đồng thời Chí Phèo còn là một tác phẩm có vị trí văn học sử đặc biệt. Đây vừa là tác phẩm mở đường của nhà văn lớn Nam Cao lại vừa được coi như là cột mốc đánh dấu bước phát triển của chủ nghĩa hiện

lix

thực trong văn học Việt Nam trước 1945. Song thực tế, vấn đề dạy học tác phẩm này theo hướng là một truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính, sự đan xen các bi kịch với những số phận người nông dân lao động bị tha hóa thì chưa được quan tâm chú ý. Dạy học truyện ngắn Chí Phèo theo hướng trên

cùng với những phương pháp và biện pháp dạy học cụ thể phù hợp với việc dạy học truyện ngắn này là việc vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn.

2.2.4.1.Tác phẩm Đời thừa

Tác phẩm Đời thừa là tác phẩm xuất sắc của Nam Cao viết về đề tài người

trí thức. Dạy học tác phẩm này theo hướng là một truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính, xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể dung hòa giữa sống với hoài bão nghệ thuật và sống với nguyên tắc tình thương. Chính vì không thể chọn một trong hai con đường nên nhân vật rơi vào bế tắc.

Trên đây chỉ là một vài ý kiến nhỏ của chúng tôi về vấn đề thể loại, xác định thể loại của một tác phẩm và một vài ý kiến đề xuất phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại. Mọi phương pháp đều có những nhược điểm, ngay cả phương pháp tối ưu cũng mang trong nó những tồn tại. Mỗi một tác phẩm văn học cụ thể lại có con đường tiếp cận, chiếm lĩnh riêng. Vì thế, đề tài của chúng tôi coi như một tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên và đặc biệt rất thiết thực đối với giáo viên trước thực tế dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT. Khoa học về phương pháp không bao giờ có giới hạn cuối cùng bởi bản thân đối tượng luôn vận động và không ngừng biến đổi. Việc xác định thể loại của một tác phẩm văn học hiện nay cũng trở nên hết sức phức tạp vì sự thâm nhập vào nhau của những thể loại. Vậy nên chúng tôi không có tham vọng đề xuất được một phương pháp hoàn hảo nhất. Rất mong thầy giáo và các bạn tham gia đóng góp ý kiến để chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang cho nghề nghiệp tương lai. Đây chỉ là một hướng đi hữu hiệu khi dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao trong chương trình THPT.

CHƢƠNG 3

GIÁO ÁN VÀ THỰC NGHIỆM 3.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại.

Thiết kế giáo án thực nghiệm: Chí Phèo ĐỌC VĂN: Tiết 53 - 54

CHÍ PHÈO

- Nam Cao - A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

Giúp cho học sinh nắm được bi kịch cự tuyệt quyền được làm người của Chí Phèo.

Học sinh hiểu được những nét độc đáo mới mẻ của ngòi bút Nam Cao trong việc thể hiện hình ảnh người nông dân trước Cách mạng. Đặc trưng thi pháp Nam Cao thể hiện trong tác phẩm thông qua ngôn ngữ, giọng điệu, miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật nhiều kịch tính.

Học sinh hiểu được giá trị to lớn về tư tưởng và nghệ thuật của nhà văn, thể hiện qua cái nhìn cảm thông, trân trọng vào một niềm tin ở chính những kiếp người khốn khổ.

2. Kỹ năng:

Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích tác phẩm từ những nét đặc điểm riêng về thi pháp loại thể của một truyện ngắn hiện thực nhiều kịch tính, biết cảm nhận và thể hiện được nhiều giọng điệu, tính cách, nhiều hành động của nhân vật qua những tình huống được tác giả thể hiện trong tác phẩm.

3. Thái độ:

Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, trân trọng, cảm thông với những kiếp người khốn khổ, khao khát cuộc sống lương thiện mà cứ bị cuộc đời tàn nhẫn cự tuyệt.

lxi

B. THIẾT KẾ BÀI HỌC I. Chuẩn bị của GV và HS

1. Phương pháp: Đọc - hiểu văn bản

Kết hợp sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp đọc kết hợp với kể

- Phương pháp nêu vấn đề - Xây dựng câu hỏi gợi mở.

- Phương pháp diễn giải tích cực - Phối hợp giảng dạy - bình - So sánh, đối chiếu để khắc sâu.

2.Tài liệu và phương tiện dạy học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài liệu dạy học:

+ Thiết kế bài dạy Chí Phèo (Nam Cao).

+ Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, THPT, tập 1 do Giáo sư Phan Trọng Luận (tổng chủ biên).

- Tài liệu tham khảo:

+ Sách giáo viên Ngữ văn 11, THPT, tập 1 do Giáo sư Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), NXB Giáo dục, 2008;

+ Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 do Nguyễn Đăng Mạnh (chủ

biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2003.

+ Thiết kế bài dạy Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục. - Phương tiện dạy học:

+ Tranh ảnh, tư liệu về truyện ngắn Chí Phèo.

+ Máy tính, máy chiếu và các giáo cụ trực quan khác.

3. Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học:

- GV yêu cầu học sinh tìm tư liệu về tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao - HS đọc các tư liệu liên quan đến bài học, liên hệ với những tác phẩm khác cùng viết về đề tài người nông dân.

- Trả lời các câu hỏi phần “Hướng dẫn học bài” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 THPT.

Hoạt động 1: Khởi động GV dẫn dắt vào bài:

Nam Cao là trong số ít tên tuổi nổi bật của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là đại biểu xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trong chặng phát triển cuối cùng (1940 - 1945). Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của Nam

Cao. Tên tuổi Nam Cao gắn liền với truyện ngắn Chí Phèo. Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về tính đầy đặn, đa dạng, nhiều màu sắc của một bức tranh về đời sống xã hội nông thôn. Chí Phèo thực sự là một truyện ngắn đầy hấp dẫn từ đầu cho tới kết thúc: không phải chỉ ở cốt truyện, nhân vật mà còn ở tầm tư tưởng càng ngày được nâng cao một cách bất ngờ, với những tình tiết đầy kịch tính, ngôn ngữ, giọng điệu kể chuyện biến hóa khôn lường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (5 phút)

Hoạt động của GV của HS Yêu cầu cần đạt Thao tác 1: Hƣớng dẫn HS tìm

hiểu chung về hoàn cảnh ra đời tác phẩm

GV hỏi: Qua phần tiểu dẫn trong

sách giáo khoa, em hãy cho biết tác phẩm Chí Phèo được viết ra

trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm có liên quan gì đến “làng quê Đại Hoàng” của nhà văn Nam Cao?

HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và trả lời câu

I. Giới thiệu chung

1. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm

- Xã hội thực dân nửa phong kiến đầy rẫy những bất công, sự tàn bạo và tăm tối của xã hội cũ đã gây nên những đau khổ cho người dân Việt Nam. Cùng với sự bế tắc của người trí thức là nỗi khổ của người nông dân, họ đã phải chọn một cổ hai tròng, sống thoi thóp trong xã hội ngột ngạt. Tác phẩm là truyện kể về “người thật”, “việc thật” ở làng Đại

lxiii

hỏi Hoàng.

- Qua các nhân vật lấy nguyên mẫu từ thực tế và có phần sáng tạo, tác giả đã phản ánh cuộc sống khổ cực, bị áp bức tàn tệ bởi ách cường hào của người nông dân ở quê hương đã ám ảnh, day dứt Nam Cao từ lâu. Bên cạnh đó Nam Cao đã “vạch mặt, chỉ tên” bọn cường hào ác bá - những kẻ trực tiếp đẩy người nông dân vào chỗ bần cùng. Nam Cao đã tỏ ra rất dũng cảm, ngoan cường trước bọn thống trị.

Thao tác 1: Hƣớng dẫn HS tìm hiểu nhan đề tác phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV hỏi: Vì sao Nhà xuất bản lại đổi tên tác phẩm là Đôi lứa xứng

đôi? HS

suy nghĩ trả lời

2. Tên tác phẩm:

Truyện ban đầu có tên Cái lò gạch cũ.

Năm 1941: khi in sách đã bị đổi thành Đôi lứa xứng đôi.

Năm 1946: Tác giả đổi lại thành

Chí Phèo.

Trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, tư tưởng lãng mạn vẫn còn ảnh hưởng trong bạn đọc, người ta nhìn tác phẩm của Nam Cao bằng con mắt lãng mạn đó và câu chuyện tình yêu của Chí Phèo - thị Nở đã làm cho một số người thưởng thức một

cách thích thú. Cách nhìn nhận đó rất hời hợt và sai lạc.

GV hỏi: Vì sao Nam Cao không lấy tên Cái lò gạch cũ mà lại lấy

Chí Phèo ? Tên Chí Phèo có ý

nghĩa như thế nào?

HS suy nghĩ trả lời

- Cái tên Cái lò gạch cũ chưa chứa đựng hết nội dung, ý nghĩa, tư tưởng của tác giả đã gửi gắm trong đó. Cái mà nhà văn muốn nói tới ở tác phẩm này, muốn quan tâm, gửi gắm tới độc giả là vấn đề con người, số phận người nông dân trước sự trà đạp, hắt hủi của chế độ cường hào ác bá mà điển hình của số phận đó là hình tượng Chí Phèo . Do đó, tác giả đã dừng lại ở tên tác phẩm Chí Phèo .

GV hỏi: Theo em, biểu hiện chất

kịch của tên truyện ngắn Chí Phèo là gì? HS suy nghĩ, phát hiện, trả lời Mở đầu tác phẩm là một nhân vật có tên “hắn”, “Hắn vừa đi vừa chửi... ” Sinh ra trong một tình trạng thân hình trần truồng, xám ngắt được bỏ bên các lò gạch cũ. Lớn lên, người ta đặt cho hắn một cái tên rất lạ lùng Chí Phèo

Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản

Hoạt động của GV

của HS

Yêu cầu cần đạt

lxv hiểu văn bản Thao tác 1:GV hƣớng dẫn HS đọc văn bản: Đọc kỹ tác phẩm, chú ý phát âm chính xác, đọc quy tắc ngữ pháp, ngắt nghỉ theo hệ thống dấu câu. Chú ý những đoạn đặc sắc kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác giả.

GV: gọi học sinh đọc một số

đoạn:

Đoạn "hắn vừa đi vừa chửi... cả làng Vũ Đại cũng không ai biết" . Và: "khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng... Hắn thấy lòng rất vui" . HS đọc văn bản Đọc văn bản Thao tác 2: GV hƣớng dẫn HS tóm tắt văn bản GV hỏi: Có mấy cách tóm tắt tác phẩm Chí Phèo?

GV hỏi: Bằng một trong hai cách

trên, em hãy tóm tắt tác phẩm? HS trả lời HS suy nghĩ trả lời Tóm tắt văn bản:

+ Tóm tắt theo chi tiết

+ Tóm tắt theo nhân vật chính Tóm tắt theo nhân vật chính: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Từ nhỏ đến lớn->lương thiện -Đi tù trở về -> tha hóa – lưu manh hóa

-Gặp thị Nở -> khát vọng lương thiện, đòi lương thiện

Thao tác 3: GV hƣớng dẫn HS tái hiện đƣợc không gian và tình hình xã hội của Làng Vũ Đại

GV hỏi: Làng Vũ Đại nằm ở vị trí địa lý như thế nào? Có những tầng lớp nào trong làng? Mối quan hệ giữa những tầng lớp đó? Em có nhận xét gì về làng Vũ Đại? HS suy nghĩ trả lời 1. Làng Vũ Đại

- Làng Vũ Đại không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh thế đất của làng: “quần ngư tranh thực „

- Về hình thức, làng có tôn ti trật tự nghiêm ngặt, cao nhất là cụ tiên chỉ Bá Kiến“ bốn đời làm thống lí„ uy thế nghiêng trời, rồi đến cường hào, sau cùng là nông dân. Nhưng thực tế, thì chúng kết thành bè cánh, đối nghịch. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm mà quyết liệt. - Đây là một làng phong kiến khép kín, tù đọng, ngột ngạt, không ổn định.

Thao tác 4: GV hƣớng dẫn HS tìm hình tƣợng nhân vật Chí Phèo

GV hỏi: Em hãy kể tóm tắt hoàn

cảnh xuất thân của Chí Phèo?

HS suy nghĩ trả lời 2. Hình tƣợng nhân vật Chí Phèo Lúc lọt lòng, Chí là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong một cái lò gạch bỏ không, một đứa con bất hạnh. Lớn lên, Chí qua tay bao nhiêu người: anh đi thả ống lươn, người đàn bà góa mù, bác phó cối. Năm 20 tuổi Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến. Cuộc đời Chí Phèo cô đơn, bất hạnh.

GV hỏi: Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi của Chí Phèo

HS thảo

Sau 7, 8 năm ở tù về Chí là một con người khác hẳn, không giống

lxvii sau 7, 8 năm ở tù về? luận,

trả lời.

như anh canh điền hiền lành ngày xưa nữa: Đầu thì trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt đen và rất cơng cơng, mắt gườm gườm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai tay cũng thế. Trông gớm chết. Hành động của Chí Phèo cũng thay đổi: uống rượu – say, chửi, rạch mặt ăn vạ, tác quái cho bao nhiêu người dân lương thiện

GV: gọi học sinh đọc đoạn: “Hắn

về hôm trước… chúng nó lại không cho ăn bùn…”

GV hỏi: Tính cách và giọng điệu

của Chí Phèo được biểu hiện qua những chi tiết nào?

HS suy nghĩ, trả lời. - Tính cách và giọng điệu:

Ở nhân vật Chí Phèo tập trung nhiều nét khác nhau: đó là một con người hung hãn, phá phách, nhưng cũng là một con người biết yêu thương. Nhiều lúc hắn điên cuồng nhúng tay vào tội ác nhưng khi cơn rượu tan, hắn cũng biết khao khát, ước nguyện được sống lương thiện. Có lúc hắn dưng dưng tự đắc “anh hùng làng này có thằng nào bằng ta”, thấy mình oai, dám gây sự với cha con Bá Kiến “bốn đời làm thống lý”, nhưng cũng có lúc hắn

thấy mình là một thằng trơ trọi, không vây cánh, họ hàng thân thích. Chí Phèo – một tính cách đa dạng, phức tạp, một cá tính độc đáo. Tên Chí Phèo đã trở thành danh từ chung, tính từ chung. Mọi hành động của Chí Phèo đều rất … Chí Phèo: say kiểu Chí Phèo, chửi kiểu Chí Phèo, cười kiểu Chí Phèo, kêu làng kiểu Chí Phèo

GV hỏi: Tính cách Chí Phèo không chỉ độc đáo mà còn đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp trong tính cách, giọng điệu của Chí Phèo ở đây là gì?

HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời. - Tính đa dạng, phức tạp trong tính cách, giọng điệu của Chí Phèo: Chí Phèo hung hăng, chửi bới, rạch mặt ăn vạ, kêu làng… trong những cơn say, nhưng khi rượu đã nhạt, hắn lại có “cái sợ cố hữu”, “do dự”, “cái sợ cố hữu trong lòng thức dậy, cái sợ xa xôi của ngày xưa, hắn thấy quả là táo bạo…”. Tính cách Chí Phèo luôn vận động, phân tích hợp logic: từ một người dân lương thiện, trở thành tên lưu manh, con quỷ dữ, rồi từ con quỷ dữ đó được đánh thức trở về với lương tri.

Tính cách nào thì lời lẽ ấy. Ở Chí Phèo có nhiều kiểu giọng mà tùy từng trường hợp để mang ra đối

lxix

phó. Giọng bên trong của Chí là độc thoại và độc thoại nội tâm (những đoạn văn miêu tả những toan tính của Chí trước cụ Bá, những hành vi bóp chân cho bà Ba…). Và giọng bên ngoài (giọng của tiếng chửi, giọng tỏ tình với thị Nở, giọng của con người sợ sệt khi hơi rượu đã tan, giọng của con người dõng dạc đòi lương thiện…). Chỉ bây nhiêu giọng cũng đủ ghi nhận tính chất cơ cùng của nhân vật này.

GV hỏi: Em hãy chỉ ra những

tình huống biểu hiện chất kịch sinh động nhất? HS tìm tòi, suy nghĩ, trả lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những tình huống biểu hiện chất kịch sinh động nhất:

Trong Chí Phèo có nhiều tình huống kịch tính. Song nổi bật rõ nhất phải nói tới Nam Cao đẩy nhân vật của mình vào một hoàn

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 57)