Định hướng dạy học truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao theo

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 50)

trưng thể loại

2.2.3.1. Xác định thể loại và đặc trưng thể loại của truyện ngắn Đời thừa

Nam Cao miêu tả những bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản

trong xã hội cũ. Người trí thức, có tài năng, có lý tưởng, hoài bão, muốn sống có ích, nhưng phải sống đời thừa. Bi kịch (Danh từ) khai thác cái bi (cái buồn), kết thúc khi các nhân vật chính chết trong khát vọng. Bi kịch (nghĩa

Tính từ) diễn tả trạng thái tâm hồn cuả con người khi có một khát vọng mãnh liệt bị hoàn cảnh ngăn trở, đè bẹp không thực hiện được. Hộ có ước mơ, hoài bão văn chương mãnh liệt nhưng không thực hiện được.

Truyện ngắn Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám là truyện ngắn tâm lý. Nhân vật mang tính chất: đang suy nghĩ, đang đối thoại, đang độc thoại, đang nói chuyện trong tâm tưởng. Đây là một đặc trưng phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Tác giả không kể lại những suy nghĩ của nhân vật. Suy nghĩ của nhân vật không phải là một dòng ý thức tuôn chảy. Không có sự phân tích những trạng thái tâm lý, cảm xúc. Nhưng nhân vật đang nói to lên (trong đầu), nói toạc ra (với chính mình), đang mở toang cánh cửa tâm hồn mình. Giọng điệu tâm lý là giọng đang nói to cho mọi người nghe. Người đọc khó nhận ra đâu là giọng kể cuả tác giả, đâu là giọng nói trong nhân vật.

Trong khi thể hiện tâm lý nhân vật, Nam cao đã gọt tỉa hết những chi tiết miêu tả ngoại cảnh. Văn Nam Cao có rất ít những đoạn tả cảnh, những đoạn dẫn truyện. Câu chuyện là dòng tâm lý vận động không ngừng. Cảnh vật bên ngoài (nếu có) cũng thấm đẫm tâm lý nhân vật. Thời gian hiện thực rất ít lộ ra. Đó là thời gian tâm lý, không xác định. Thời gian cũng cũng lược giản còn vừa đủ để người đọc hiểu là nhân vật đã trải qua quãng thời gian ấy. Thời gian không phải là yếu tố chi phối tâm lý nhân vật và cốt truyện, mà tâm lý nhân vật tự vận động đẩy câu chuyện đi tới. Nhân vật suy đi, tính lại rồi hành động. Mạch truyện phát triển trên mạch tâm lý vận động. suy nghĩ diễn ra trong đầu nhân vật trước, từ đó thúc đẩy hành động... Tất cả tự nhiên như sự việc phải xảy ra như vậy. Tính cách nhân vật hiện lên như khắc như tạc. Khó nhận ra bàn tay đạo diễn cuả tác giả. Tâm lý gợi tâm lý, ý tưởng gợi liên tưởng, đòi hỏi phải hành động, dẫn đến kết thúc bất ngờ, khi dồn nén tâm lý lên đỉnh điểm. Trong Đời thừa nhân vật Hộ không thể cưỡng lại những dồn nén tâm lý. Hành động của nhân vật phải diễn ra như một tất yếu, để kết thúc tiến trình tâm lý đã phát khởi. Truyện kết thúc, gây một ấn tượng rất mạnh trong lòng người đọc, để lại một dư vị thấm thía, lâu dài, phải suy nghĩ. Nam Cao đã

liii

diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng xé trong tâm hồn Hộ. Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Anh có khát vọng cao đẹp, muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho đời những tác phẩm giá trị. Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của nhân vật lên đỉnh điểm. Xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể dung hòa giữa sống với hoài bão nghệ

thuật và sống với nguyên tắc tình thương. Chính vì không thể chọn một trong

hai con đường nên nhân vật rơi vào bế tắc. Tâm trạng căng thẳng bế tắc của Hộ được diễn tả theo một cái vòng quẩn quanh: khát vọng - thất vọng - nhẫn tâm - hối hận - khát vọng - thất vọng ngày càng nặng nề hơn.

Nam Cao rất linh hoạt trong việc dùng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm. Có chỗ nhà văn dùng lời người kể chuyện để miêu tả tâm lý nhân vật có lúc vừa là lời người kể chuyện, vừa là lời nội tâm nhân vật. Mạch truyện được kể bằng việc chuyển từ tâm lý nhân vật này sang tâm lý nhân vật kia, kết hợp với kỹ thuật để cho nhân vật hồi tưởng.

Kết cấu truyện được viết theo mạch: đang đọc báo (ở hiện tại) rồi hồi

tưởng về quá khứ (để giới thiệu nhân vật, căn nguyên sự việc) sau đó trở về hiện tại. Từ nhắc Hộ tiền nợ tháng này. Truyện phát triển về tương lai: Hộ đi

xuống phố và kết truyện là một cảnh nhà Hộ sáng hôm sau. Nhờ kết câu tâm lý - hồi tưởng, Nam Cao tái hiện được số phận của nhân vật trong một truyện ngắn.

2.2.3.2.Phương pháp dạy học truyện ngắn Đời thừa theo đặc trưng thể loại

Trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn Đời thừa có một vị trí khá đặc biệt. Viết về số phận của chính những người làm nghề Văn. Nghề viết văn đích thực “không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho”, mà “chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”(Đời

Theo hướng này, bài giảng xoáy vào nhân vật Hộ, qua đó làm sáng tỏ cách nhìn của Nam Cao về văn chương và về nghề văn cho nên phải lấy việc khai thác ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của tác phẩm làm chính. Đó là sự bào mòn, thậm chí hủy hoại tài năng và nhân cách của người trí thức (không chỉ là nghệ sĩ) do tình cảnh bần cùng và đói khổ gây ra.

Định hƣớng tìm hiểu và phân tích tác phẩm Đời thừa :

Nhân vật Hộ là một nhà văn nghèo, giàu tài năng và khát vọng nghề nghiệp, hết lòng vì nghệ thuật: “Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bảo lớn... hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở”. Đối với anh ta “nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời”. Hộ luôn sùng bái cái đẹp, luôn giữ được những nhu cầu tinh thần cao quý, có phần bất chấp những đòi hỏi vật chất tầm thường, tủn mủn “Khi được đọc một đoạn văn... mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì dầu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không bằng”. Đặc biệt, Hộ mang bản tính của một trí thức chân chính là luôn yêu thương, quý trọng con người “Hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người, hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”. Với bản chất tốt đẹp, tài năng hứa hẹn và khát vọng chính đáng, lại có người vợ dịu hiền, chịu thương chịu khó, trong một gia đình phải nói là đầm ấm, nếu không bị “áo cơm ghì sát đất”, Hộ đã sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, cống hiến nhiều nhất trong điều kiện có thể cho xã hội. Nhưng, đời sống thiếu thốn triền miên của Hộ và vợ con Hộ đã hầu như làm tiêu tan hết thảy. Anh ta luôn bị dằn vặt và giằng xé. “Đời” anh ta trở thành “thừa” vì là một thằng đàn ông mà không nuôi nổi vợ con, trong khi cái ước vọng nghệ thuật từng nung nấu ngày càng trở nên xa vời: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng đứt rồi”. Thật đau xót! Lòng tác giả luôn quặn thắt trên trang sách. Mà Nam Cao cũng thật bao dung do ông thấu hiểu được nguyên cớ sâu xa của tấn bi kịch đau lòng có ý nghĩa phổ biến ấy.

lv

Không, Hộ không phải là “một thằng khốn nạn”, một kẻ vô tâm. Anh chỉ là “một người khổ sở” đáng thương thôi! Đó là ý nghĩa cốt lõi của truyện ngắn Đời thừa với tư cách là một sản phẩm tinh thần của xã hội. Vì không hướng tới việc nghiên cứu tác giả Nam Cao, mà chỉ là giảng giải, phân tích, đánh giá một tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông nên ta đi cảm nhận tác phẩm theo hướng này là phù hợp.

Bi kịch “vỡ mộng văn chương”(hay bi kịch về lý tưởng) diễn ra như thế nào?

Mộng văn chương của Hộ: Hộ coi sự nghiệp văn chương là lý tưởng của mình. Hộ dồn hết sức lực tâm huyết cho lý tưởng ấy. “Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn”. ”Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời...”. Hộ tự nhận thức về sự chọn lựa lý tưởng của mình: “tôi mê văn quá nên mới khổ. Ấy thế, mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi đã đổi”.

Hộ tan vỡ mộng văn chương, bởi vì Hộ không viết được, càng không viết được cái gì cho ra trò. ”Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”, ”Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương”. Hắn nhận ra thực tế này:"Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi". Và hắn nghĩ đến cái tên hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn...”

Hộ lâm vào trạng thái bi kịch của sự sụp đổ lý tưởng, bi kịch đánh mất mình, trạng thái vong thân. ”Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính

mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì”. ”Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa.”

Đối với người trí thức, sự sụp đổ lý tưởng cũng chính là sự sụp đổ của sự tồn tại.

Để truyền tải nội dung trên một cách hiệu quả nhất GV cần kết hợp các phương pháp và biện pháp phù hợp như phương pháp đọc, diễn giải tích cực, nêu vấn đề. Đặc biệt trong giờ học giáo viên luôn chú ý tới những thời điểm tranh luận tạo bầu không khí văn chương bằng hệ thống những câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi mang nhiều ẩn ý, câu hỏi mang tính chất gợi mở, câu hỏi phát hiện để làm rõ hơn nội dung thể loại, cụ thể:

*Tìm hiểu chung về văn bản:

- Xuất xứ và đề tài của tác phẩm: GV hỏi: Truyện ngắn Đời thừa xuất hiện trên văn đàn khi nào? Truyện tiêu biểu cho đề tài nào trong sáng tác của Nam Cao? Đây có phải là đề tài mới không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhan đề: GV hỏi: Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm? Nhân vật nào trong tác phẩm sống cuộc sống đời thừa ấy? Xây dựng nhân vật này nhà văn muốn xoáy sâu vào vấn đề nào?

*Phân tích văn bản:

Bi kịch ngƣời trí thức nghèo qua nhân vât Hộ :

Mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Hộ:

Mâu thuẫn trở đi trở lại giằng xé nội tâm của nhân vật Hộ:

- Khát vọng sống cho thật có ý nghĩa >< chăm lo cho đời sống gia đình. - Cái hay, cái đẹp >< tình thương

lvii

Hộ có hoài bão, tài năng, muốn sống có ích, cuối cùng trở thành vô ích, đời thừa:

GV hỏi:

Hộ là nỗi đau gì? Trong khi thể hiện nỗi đau ấy Nam Cao không chỉ bộc lộ lòng thương cảm mà còn thể hiện niềm trân trọng đối với nhân vật của mình. Hãy phân để làm rõ điều đó ? Cuộc sống đầy khó khăn vất vả song Hộ vẫn không hề nản chí, anh yêu văn chương bằng một tình cảm, nhiệt huyết sôi nổi. Tình cảm đó được thể hiện qua đâu? Tình yêu và niềm đam mê ấy đã khiến Hộ ôm ấp điều gì? Hộ có hoài bão như thế nào về sự nghiệp văn chương? Hộ đã làm gì để thực hiện những hoài bão của mình? Ở Hộ Nam Cao xoáy sâu vào những bi kịch nào? Có tài và có ý thức rất cao về nghề nghiệp, tâm huyết với nghề. Sự tâm huyết của Hộ được thể hiện qua đâu? Niềm đam mê này đã giúp Hộ quên đi những khó khăn nào? Em thấy văn chương có vị trí như thế nào trong cuộc đời Hộ? Hộ có quan niệm như thế nào về nghề văn? Hộ có thực hiện được hoài bão của mình hay không? Vì sao?

Nhận xét:

Văn chương với Hộ là tất cả: một sự sống, một lẽ sống, lí tưởng sống của đời anh.

Mộng văn chương của Hộ: Hộ coi sự nghiệp văn chương là lý tưởng của mình. Hộ dồn hết sức lực tâm huyết cho lý tưởng ấy. Văn chương phải là sự sáng.

Qua lời tâm sự của anh với Từ. Có thể thấy, văn chương đối với Hộ còn là lạc thú tinh thần không gì sánh được. Ôm ấp hoài bão lớn lao và khát vọng đẹp đẽ về sự nghiệp văn chương, khao khát viết một tác phẩm sẽ làm mờ đi các tác phẩm cùng ra một thời, khao khát viết một tác phẩm sẽ ăn giải Noben và dịch ra mọi thứ tiếng trên toàn cầu, đấy là khát khao vinh quang chính đáng tạo, người cầm bút phải có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp. Hộ lâm vào trạng thái bi kịch của sự sụp đổ lý tưởng, sống một cuộc sống đời thừa. Đối với người trí thức, sự sụp đổ lý tưởng cũng chính là sự sụp đổ

của sự tồn tại. Hộ không thực hiện được giấc mơ, hoài bão của mình vì Hộ gặp Từ và cưu mang Từ.

Bi kịch tình thương:

GV hỏi: Người trí thức có nhân cách, có tình thương, coi tình thương là nguyên tắc sống hết sức thiêng liêng, cao đẹp. Nguyên tắc sống ấy được thể hiện như thế nào trong tình cảm anh dành cho vợ con? Hộ đã củng cố niềm tin và tình thương đó như thế nào? Trước tình trạng có mâu thuẫn không thể điều hòa giữa hoài bão lớn, lý tưởng và tình thương. Hộ đã lựa chọn, xử lý ra sao? Cách xử lý đó cho thấy Hộ là con người như thế nào ? Hộ đã sống như thế nào với sự lựa chọn của mình? Hộ đã vi phạm và chà đạp lên lẽ sống tình thương được biểu hiện ở chi tiết nào? Hộ cảm thấy như thế nào trước hành động của mình? Em hãy nhận xét bi kịch của Hộ? Em hãy nhận xét kịch tính khi xây dựng nhân vât Hộ?

Nhận xét: Hộ - người trí thức có nhân cách, có tình thương, coi tình thương là nguyên tắc sống hết sức thiêng liêng, cao đẹp nhưng chính anh lại chà đạp lên tình thương một cách thô bạo và tàn nhẫn.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa:

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao thể hiện đầy đủ chiều sâu và tầm vóc

của một nhà văn tự giác về những nguyên tắc sáng tác hiện thực nhân đạo. Đây là những quan điểm sâu sắc và tiến bộ của Nam Cao - một nhà văn lớn, luôn suy nghĩ về “sống và viết” trong cuộc đời cầm bút.

*Tổng kết:

GV: yêu cầu HS nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 50)