Định hướng chung

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 40)

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, khắc phục thực trạng dạy học truyện ngắn hiện nay, chúng tôi đề xuất giải pháp dạy truyện ngắn theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 11 bằng phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học với những giải pháp cụ thể.

Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và đổi mới dạy học tác phẩm văn chương nói riêng, người giáo viên luôn phải có ý thức cao độ trong việc vận dụng và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và biện pháp hữu hiệu, đặc trưng của bộ môn để làm sao mục đích của giờ dạy học đạt kết quả cao nhất.

Mỗi loại thể tác phẩm văn học lại có những phương pháp, hướng tiếp cận khác nhau. Cho nên, để có được giờ dạy tác phẩm văn chương đạt hiệu quả thì giáo viên cần phải xác định được loại thể tác phẩm đó là gì, chất của loại trong thể. Từ đó, đưa ra những phương pháp dạy học hợp lí, tránh tình trạng vận dụng một cách máy móc, thiếu cơ sở khoa học.

Các truyện ngắn lớp 11 trong nhà trường THPT là những tác phẩm đặc sắc, giàu tính nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải quan tâm tìm ra những

phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp để dạy những tác phẩm này. Xuất phát từ thực tế các buổi dự giờ dạy lớp 11 hiện nay, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số phương pháp dạy học truyện ngắn nói chung và tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao nói riêng nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh được

đầy đủ, trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy truyện ngắn ở trường phổ thông hiện nay. Trong bối cảnh giáo viên Ngữ văn đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự hiệu quả, việc xác định tính khả thi và vận dụng một cách linh hoạt phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao sẽ góp phần đa dạng hóa phương pháp dạy học Ngữ văn, giúp giáo viên khai thác sâu tác phẩm văn chương, tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động của học sinh. Người dạy phải đọc kỹ tác phẩm, bằng nhiều giọng điệu. Từ đó, nhìn nhận tác phẩm từ nhiều góc độ: đâu là dấu vết của bước đi tác giả, đâu là thái độ của nhà văn, đâu là những ý nghĩa khách quan của tác phẩm, đâu là nhận thức của cá nhân về hình tượng nghệ thuật. Tiếp theo, giáo viên cần đặt tác phẩm vào đúng loại thể của nó. Sau đó, xác định mục đích, yêu cầu của công việc dạy học và định hướng phân tích tác phẩm. Phải xây dựng hệ thống câu hỏi. Xác định bút pháp của tác giả biểu hiện trong tác phẩm, so sánh với các tác phẩm cùng đề tài. Xây dựng đề cương chi tiết của giáo án, làm rõ mục đích yêu cầu của bài dạy một cách cụ thể, dự kiến vào bài, khởi động tạo tình huống (hạn chế kiểm tra bài cũ và bài soạn đầu giờ dạy để giảm nhiễu cho tâm thế giờ dạy). Dự kiến hoạt động liên môn với các phương tiện kỹ thuật của các ngành nghệ thuật.

Dự kiến việc đọc theo thể loại, với truyện, giáo viên phải tóm tắt được, kể diễn cảm được với nhiều giọng điệu. Cấu trúc phần nội dung tránh thành công thức nhàm chán, tránh tùy tiện. Phối trí câu hỏi cảm thụ lớn, nhỏ… tùy mức độ phù hợp với trình độ học sinh theo yêu cầu mới. Phải làm rõ công việc của thầy và trò trong diễn biến tiết dạy. Phối trí từng phần theo tổng, phân, hợp. Ghi chép những câu thật cô đúc, tránh chuẩn bị cho học sinh chép những tiểu

xliii

kết, tổng kết của thầy dài lê thê mà thậm chí không thuộc, không nhớ tác phẩm. Nên có dự kiến bảng tĩnh, bảng động khi trình bày. Xác định rõ trọng tâm của giờ văn và phân bố thời gian cho nó. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng lan man tùy tiện. Nhất là với những tác phẩm khối lượng lớn, ngay cả khi đã phân chia bổ dọc theo nhân vật, theo chủ đề, ta vẫn phải ghi rõ: Phần đọc trước lớp, phần tóm tắt, phần phân tích.

Dự kiến kết thúc giờ văn cũng thể hiện ngay trên giáo án. Nếu trước đây tính chất môn học lấn át tính nghệ thuật của giờ văn, khâu củng cố dặn dò không thể thiếu, thì ngày nay khi xác định dạy học văn là dạy học một môn nghệ thuật, khâu kết thúc có lẽ không nhất thiết phải công thức như trước đây. Phải làm sao để khâu kết thúc của một giờ dạy học Văn để lại ấn tượng ám ảnh phù hợp với loại thể cụ thể của tác phẩm trong lòng học sinh.

Để dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao ở trường THPT hiệu quả cần dạy theo đặc trưng thể loại và kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học diễn giải tích cực, đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề … trong đó sử dụng phương pháp nêu vấn đề là chính.

*Tìm hiểu chung về văn bản:

-Yêu cầu học sinh nêu rõ được hoàn cảnh ra đời của văn bản. Ở phần này giáo viên chủ yếu nêu được những câu hỏi tái hiện: tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Đặc điểm của xã hội Việt Nam, đặc biệt là nông thôn Việt Nam qua những tác phẩm mà em đã được học và được đọc?

-Nhan đề của văn bản: nhan đề này đều có ý nghĩa nhất định bới nó thể hiện những cách nhìn khác nhau về ý nghĩa tác phẩm. Vấn đề là tên nào phù hợp hơn với tác phẩm ? Có thể nêu một câu hỏi để học sinh thể hiện quan điểm của mình:

Em thích nhan đề nào hơn? tại sao? - Đọc và tóm tắt văn bản

Đọc : vì văn bản dài nên giáo viên có thể chọn một số đoạn hay rồi cho học sinh đọc diễn cảm

Gọi học sinh tóm tắt văn bản theo 2 cách: theo cuộc đời nhân vật; theo cách kết cấu văn bản. Giáo viên nên nhấn mạnh sự khác biệt và tác dụng của hai cốt truyện để thấy được tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Trong khi tóm tắt, lưu ý học sinh phải liệt kê đủ những sự kiện, chi tiết tiêu biểu.

*Phân tích văn bản:

Định hướng phân tích: Trong các truyện ngắn của mình, Nam Cao thường miêu tả về một tính cách, đặt nó trong quan hệ với hoàn cảnh điển hình để độc giả thấy rõ nguyên nhân của tính cách ấy và rồi thừa nhận kết cục của tính cách ấy như một điều tất yếu. Tính cách và kết quả của hoàn cảnh - đó là lí thuyết mà Nam Cao rất trung thành. Như vậy, khi phân tích văn bản để đảm bảo đặc trưng thể loại nói chung và quan điểm tác giả nói riêng, chúng ta nên theo con đường phân tích hình tượng nhân vật, tính cách và xem như tính cách ấy là kết quả của hoàn cảnh. Tiến trình phân tích tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao được triển khai như sau:

- Người kể chuyện: Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm, giọng kể. - Cốt truyện: Câu chuyện chỉ tập trung khắc họa về một đoạn đời của nhân vật theo kiểu kết cấu sự kiện - tâm lí.

- Nhân vật : Nam Cao đã chú trọng xây dựng những nhân vật điển hình. Mỗi một nhân vật là một tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, đặc trưng riêng của khuynh hướng văn học hiện thực, tầm cỡ của tiểu thuyết.

*Tổng kết:

Hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? Truyện có những giá trị nào? Theo em, hạn chế của tác phẩm thể hiện ở đâu?

Như vậy, các phương pháp và biện pháp sử dụng trong bài soạn giảng đều được lựa chọn, thanh lọc, có chú ý tới việc khai thác chiều sâu kịch tính của tác phẩm bằng nhiều phương pháp như phương pháp đọc, diễn giải tích cực, nêu vấn đề. Đặc biệt trong giờ học, giáo viên luôn chú ý tới những thời điểm tranh luận tạo bầu không khí văn chương bằng hệ thống những câu hỏi nêu

xlv

vấn đề, câu hỏi mang nhiều ẩn ý, câu hỏi mang tính chất gợi mở, câu hỏi phát hiện để làm rõ hơn nội dung thể loại. Trong dạy học tác phẩm văn chương, đọc là hoạt động thể hiện năng khiếu văn chương của người dạy. Người dạy giỏi trước hết phải đọc “hay”, đọc “hay” mới nghe thấy “cái hay” của mình đọc và người học. Đây là phương pháp chủ công của dạy học văn, lợi dụng đọc để nói về tâm hồn thánh thiện của người Việt Nam. Hiện nay một trong những luận điểm cơ bản của quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh “coi học sinh là bạn đọc sáng tạo”. Hơn nữa, tiếp nhận tác phẩm văn chương có vai trò quan trọng và quyết định: muốn chuyển kí hiệu thẩm mỹ sang hoạt động thẩm mỹ cần dựa vào chủ thể tiếp nhận, đó là người đọc. Đây là phương pháp tiếp nhận nghệ thuật một cách sáng tạo để cảm thụ trực tiếp tác phẩm. Bằng trái tim và khối óc, bằng hứng thú giao tiếp và năng lực cảm hiểu, phân tích, so sánh, khái quát nghệ thuật, các thế hệ người đọc tham gia thẩm định và đánh giá tác phẩm. Nói cách khác, người đọc có vai trò quyết định sức sống của sáng tác văn học. Trong giờ học tác phẩm văn chương có nhiều thời điểm để đọc: có thể đọc từng đoạn, đọc từng cảnh, có thể vừa đọc vừa tóm tắt, có thể đọc trước khi phân tích hoặc sau khi phân tích. Ngữ điệu là yếu tố phi ngôn ngữ nhưng nó bổ sung giá trị ý nghĩa biểu cảm cho nội dung ngôn ngữ rất cao. Học sinh có thể vừa đọc, vừa thể hiện cảm xúc, thể hiện được chiều sâu ý nghĩa của văn bản, đọc cần chú ý đến ngữ điệu.

Phương pháp nêu vấn đề thông qua hệ thống câu hỏi được xây dựng theo hệ thống nhân vật, theo tình tiết truyện, theo sự kiện quan trọng hay là theo chi tiết nghệ thuật…Giáo viên phải tạo ra được một tình huống có vấn đề, một tình huống hấp dẫn để các em muốn khám phá, tìm đòi, như vậy buộc học sinh phải tập trung năng lực để giải quyết vấn đề. Trong quá trình nêu câu hỏi, mặc dù đã có những phương án trả lời khác nhau ở biểu đồ treo trên tường nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng học sinh không giải quyết được vấn đề. Trong trường hợp đó giáo viên phải có những câu hỏi gợi mở thông

qua việc loại trừ dần những phương án trả lời không chính xác giúp học sinh dễ dàng hơn trong cách lựa chọn phương án đúng, tránh tình trạng mất bình tĩnh trong học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)