2.2.2.1. Xác định thể loại và đặc trưng thể loại của truyện ngắn Chí Phèo
Chí Phèo là một truyện ngắn đậm chất tiểu thuyết. Do đó, nó không đơn thuần chỉ là truyện ngắn mà có nhiều ý kiến cho rằng, Chí Phèo là một
tiểu thuyết. Điều này cũng không hẳn là không có cơ sở ta có thể xác định được một số đặc trưng thể loại của truyện Chí Phèo như sau:
- Người kể chuyện: Nhân vật người kể chuyện trong tác phẩm này mang bóng dáng tác giả Nam Cao. Nhưng điều đáng nói hơn trong tác phẩm là giọng kể của ông. Tác giả đã sử dụng một giọng đa thanh trong truyện, có cả giọng người kể chuyện và giọng nhân vật.
- Cốt truyện : Truyện kể về Chí Phèo - Một anh canh điền nhà Bá Kiến sau khi đi tù và biệt tích bảy năm bỗng trở về làng để trả thù bá kiến. Nhưng rốt cuộc, anh lại trở thành tay sai của Bá Kiến. Trong một đêm trăng, anh say rượu, ngật ngưỡng trở về nhà thì gặp thị Nở - Một người đàn bà xấu xí, dở hơi - họ quấn lấy nhau rồi yêu nhau. Con quỷ của làng Vũ Đại đã trở nên một con người khác hẳn, hắn khao khát lương thiện và nghĩ rằng thị sẽ là chiếc cầu nối hắn trở về làm con người như trước. Nhưng bà cô thị Nở phản đối và thị từ chối tình yêu của Chí. Trong cơn tức giận điên cuồng, hắn lại uống rượu và xách dao đi trả thù thị Nở và bà cô của Thị. Nhưng bước chân lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến và con quỷ dữ ấy đã giết chết Bá Kiến rồi kết liễu cuộc đời mình. Câu chuyện chỉ tập trung khắc họa về một đoạn đời của nhân vật Chí; giai đoạn từ khi Chí ở tù về đến lúc chết, nhưng theo dõi câu chuyện thì ta lại thấy cả cuộc đời Chí, cả quá trình tha hoá và khát vọng trở lại làm người. Và điều quan trọng hơn, qua đó thấy được Nam Cao muốn lý giải tại sao Chí lại trở thành quỷ dữ và bi kịch bị cự tuyệt làm người dẫn đến cái chết của Chí như thế nào. Đó là cách tiếp cận của tiểu thuyết
xlvii
Câu chuyện trên được kể bằng một cốt truyện nghệ thuật độc đáo: kết cấu đảo ngược thời gian và kết cấu vòng tròn, song hành cùng kết cấu sự kiên - tâm lí.
- Nhân vật: Nam Cao đã chú trọng xây dựng những nhân vật điển hình. Mỗi một nhân vật là một tính cách điển hình trong hoàn cảnh điểm hình.
Trên đây là một số đặc trưng mang tính thể loại của truyện Chí Phèo, trên cơ sở đó chúng ta định hướng được phương pháp giúp học sinh tiếp cận và cảm thụ tác phẩm.
2.2.2.2. Phương pháp dạy học tác phẩm Chí Phèo theo đặc trưng thể loại
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp, biện pháp: Dạy học Chí Phèo phải bám sát vào thi pháp loại
thể truyện ngắn của Nam Cao; đảm bảo phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh; nội dung kiến thức phải đảm bảo đặc điểm thể loại truyện ngắn tâm lí nhiều kịch tính. Qua đó nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm. Người dạy phải sử dụng linh hoạt một số phương pháp và biện pháp khi dạy học truyện ngắn này: đọc diễn cảm thể hiện những điểm giàu kịch tính; xây dựng hệ thống câu hỏi nâng cao mức độ cảm thụ của học sinh; phương pháp so sánh, giảng giải tích cực. Yêu cầu đổi mới dạy học nói chung, giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại nói riêng là vấn đề rất cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Định hƣớng tìm hiểu và phân tích tác phẩm Chí Phèo: * Tìm hiểu chung về văn bản:
- Yêu cầu học sinh nêu rõ được hoàn cảnh ra đời của văn bản. Ở phần này giáo viên chủ yếu nêu được những câu hỏi tái hiện: Tác phẩm Chí Phèo ra đời trong hoàn cảnh nào? Đặc điểm của xã hội Việt Nam, đặc biệt là nông thôn Việt Nam qua những tác phẩm mà em đã được học và được đọc?
Giáo viên nêu nhấn mạnh: đây là một tác phẩm được viết theo khuynh hướng hiện thực, về đề tài người nông dân. Nhưng cũng như các tác phẩm khác viết về người nông dân, Nam Cao tập trung đi sâu vào tình cảnh và số phận những
con người bị đày đoạ cùng đường, lâm vào cảnh tha hoá, lưu manh hoá( Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ…, bị hắt hủi (Thị Nở). Nhưng nói tất cả những điều đó, Nam Cao để dành để nói về một điều đáng quý, đó là: Phát hiện khẳng định nhân phẩm của họ ngay cả khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình và nhân tính Chí Phèo cũng không phải là một ngoại lệ, kể chuyện về cuộc đời
bị tha hoá, lưu manh hoá của Chí nhưng là để nói về cái phần không hề Chí Phèo trong hắn.
- Nhan đề của văn bản : 3 nhan đề này đều có ý nghĩa nhất định bởi nó thể hiện những cách nhìn khác nhau về ý nghĩa tác phẩm. Vấn đề là tên nào phù hợp hơn với tác phẩm ? Có thể nêu một câu hỏi để học sinh thể hiện quan điểm của mình:
Em thích nhan đề nào hơn? tại sao?
Tuy câu hỏi này gieo ra với tính chất nêu vấn đề như vậy, còn để trả lời câu hỏi này thì phải để sau khi tìm hiểu xong tác phẩm, thậm chí có thể thành một bài tập nhỏ để luyện ở nhà.
- Đọc và tóm tắt văn bản
+ Đọc: vì văn bản dài nên giáo viên có thể chọn một số đoạn hay rồi cho học sinh đọc diễn cảm.
+ Gọi 2 học sinh tóm tắt văn bản theo 2 cách: theo cuộc đời nhân vật Chí Phèo; Theo cách kết cấu văn bản. Giáo viên nên nhấn mạnh sự khác biệt và tác dụng của hai cốt truyện để thấy được tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Trong khi tóm tắt,lưu ý học sinh phải liệt kê đủ những sự kiện, chi tiết tiêu biểu.
*Phân tích văn bản:
Tiến trình phân tích tác phẩm Chí Phèo được triển khai như sau:
Làng Vũ Đại:
- Giúp học sinh tái hiện được không gian và tình hình xã hội của Làng Vũ Đại: Làng Vũ Đại nằm ở vị trí địa lý như thế nào? Có những tầng lớp nào trong làng? Mối quan hệ giữa những tầng lớp đó? Đặc điểm nổi bật về tình
xlix
hình xã hội của làng được thể hiện trong câu thành ngữ nào? Em có nhận xét gì về làng Vũ Đại?
- Kết luận: đây là một làng phong kiến khép kín, tù đọng, ngột ngạt, không ổn định.
Nhân vật Bá Kiến:
- Khắc họa được những nét tính cách tiêu biểu của Bá Kiến để khái quát nhân vật lên thành điển hình cho tầng lớp thống trị ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ đó thấy được giá trị hiện thực mang tính tố cáo sâu sắc. Những phương châm và thủ đoạn thống trị của Bá Kiến? Chính sách dùng người của lão có gì đáng quan tâm? Đây là hai đặc điểm lớn nhất làm nên tính cách gian ngoan, xảo quyệt của tên tiên chỉ độc ác này.
Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
- Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo là phần cơ bản nhất. Tác giả để cho nhân vật xuất hiện trong một tư thế đặc biệt. Nó là nút thắt của toàn bộ câu chuyện, hé mở bi kịch của một người nông dân lương thiện bị tha hóa: Hãy tái hiện hình ảnh Chí lúc xuất hiện? Em có thấy đó là một cách mở đầu đặc sắc không? Giải thích? Em có nhận xét gì về giọng điệu và cách trần thuật của tác giả trong đoạn mở đầu này? Tiếng chửi của Chí có gì đặc biệt? Nam Cao có dụng ý gì không khi để Chí chửi như vậy?
- Trong khi phân tích nhân vật này, cần lưu ý cho học sinh phát hiện, tái tạo được những sự kiện lớn trong cuộc đời anh canh điền này: sinh ra là một đứa con hoang -> làm canh điền cho nhà lí Kiến, bị bà ba lợi dụng -> bị đi tù và biệt tích -> trở về làng -> trở thành tay sai cho Bá Kiến -> gặp và yêu Thị Nở -> giết Bá Kiến và tự vẫn.
- Sau đó, tổng hợp lại thành hai giai đoạn quan trọng nhất làm nên cuộc đời Chí là: Quá trình tha hóa và khát vọng hoàn lương. (Giáo viên cũng nên giải thích khái niệm tha hóa cho học sinh hiểu, nhấn mạnh rằng, tha hóa trong trường hợp này được hiểu theo cả 2 nghĩa: biến thành khác đi và biến đổi theo chiều hướng xấu).
GV có thể hỏi học sinh: Giai đoạn nào của cuộc đời Chí Phèo khiến em ấn tượng và cảm động nhất? Tại sao?
Trong quá trình tha hóa, cần đặt những câu hỏi để học sinh tìm ra chi tiết thể hiện nguy cơ anh canh điền tên Chí có thể bị tha hóa, thái độ của anh trước sự kiện đó, qua đó khẳng định lòng tự trọng - nhân cách đáng quý trong con người anh.
GV đặt vấn đề: Sự tha hóa có phải do bản thân anh gây ra không? Sự tha hóa thể hiện như thế nào về ngoại hình và tính cách? Những thế lực nào đẩy anh vào sự tha hóa ấy? Chi tiết nào có thể lấy làm dấu mốc cho sự tha hóa thật sự của Chí Phèo, khiến Chí trở thành con quỷ làng Vũ Đại? Tại sao? Chí Phèo có phải là một hiện tượng cá biệt về sự tha hóa không? Dựa vào những hiểu biết của em về sáng tác của Nam Cao, hãy lí giải điều đó?
Tiểu kết: Sự tha hóa của người nông dân như Chí Phèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Những người nông dân lương thiện bị xã hội phi nhân tính chà đạp, mất hết cả nhân hình và nhân tính. Chí Phèo chỉ là một hiện tượng điển hình.
- Khát vọng trở thành người lương thiện: Cần giúp học sinh hiểu rõ được những vấn đề sau:
Ai đã giúp phần Người trong con quỷ dữ ấy hồi sinh? Em hình dung thị Nở là người như thế nào? Thị đã giúp Chí bằng cách nào? Thị có ý nghĩa như thế nào đối với Chí? Những biểu hiện thức tỉnh trong con người Chí vào một buổi sớm mai? Biểu hiện nào có ý nghĩa nhất? Tại sao?
Em hình dung khuôn mặt của Chí khi nói với thị Nở: “Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ? Tại sao phải “giá”? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả Nam Cao trong đoạn này? Xuất phát từ cái nhìn thế nào với người nông dân mà tác giả lại có những dòng văn trữ tình đến vậy?
Điều gì đã khiến ước muốn của Chí không thành? Chí Phèo có những biểu hiện như thế nào sau khi bị thị Nở từ chối? Cơn tuyệt vọng đã đưa Chí đến hành động gì? Bước chân của Chí có mâu thuẫn với ý định của hắn không?
li
Em có thấy bất ngờ với hành động đó của Chí không? Em có suy nghĩ gì về cái chết của Chí Phèo? Có nhất thiết Chí phải chết không? Tại sao Chí chết? Có phải vì say rượu, không làm chủ được mình?
Nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng và giải quyết xung đột trong đoạn cuối này? Hình ảnh cái lò gạch cũ xuất hiện ở cuối tác phẩm khiến em có cảm giác như thế nào? Nhận xét về kết cấu tác phẩm?
Tiểu kết: Chí Phèo là một hiện tượng mang tính quy luật, là bi kịch con người bị cự tuyệt quyền làm người. Thông qua đó phô bày mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và thể hiện cái nhìn bi quan, hạn chế của Nam Cao về sức mạnh phản kháng của nông dân.
Nhân vật thị Nở và một số nhân vật khác trong truyện:
GV nhấn mạnh cái độc đáo, mới mẻ của Nam Cao là kiểu xây dựng nhân vật nhiều kịch tính.
*Tổng kết:
Hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? Truyện có những giá trị nào? Theo em, hạn chế của tác phẩm thể hiện ở đâu?
Tóm lại, với tác phẩm này, chúng ta có thể huy động nhiều câu hỏi nhằm giúp học sinh nắm vững từ đó tái hiện, tái tạo và phát biểu được ý kiến của mình về cốt truyện, chủ đề, hình tượng nhân vật điển hình, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của thiên truyện. Học sinh cũng nắm được cách triển khai, cách kết cấu câu truyện với một dụng ý nhất định, thể hiện tài năng viết truyện bậc thầy của ông.