đoạn quatại các tỉnh khu vực phía Bắc, chủ yếu tại 5 tỉnh phân tích nhƣ sau:
2.3.1. Mặt tích cực * Khách quan: * Khách quan:
1/Việc thống nhất đƣợc môi trƣờng pháp lý đã góp phần cải thiện đáng kể thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XTĐT
- Việc áp dụng thống nhất Luật Đầu tƣ đối với cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài đã xoá bỏ rào cản về đầu tƣ, tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp đƣợc mở rộng, đa dạng dễ dàng cho nhà đầu tƣ lựa chọn phù hợp với ý định kinh doanh của mình. Việc cụ thể hoá và minh bạch các quy định về đảm bảo và ƣu đãi đầu tƣ, xử lý tranh chấp là những yếu tố giúp cho hoạt động XTĐT của cả nƣớc nói chung và các tỉnh phía Bắc nói riêng đƣợc dễ
dàng và thuận lợi hơn rất nhiều. Tình hình thu hút ĐTNN trên địa bàn một số địa phƣơng (Hà Tĩnh, Nghệ An, Vĩnh Phúc,...) đã có nhiều chuyển biến tích cực.
- Việc tăng cƣờng phân cấp đã giúp cho các địa phƣơng chủ động trong việc vận động, quản lý hoạt động ĐTNN. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ đƣợc rút ngắn. Quy trình, thủ tục cũng nhƣ quản lý doanh nghiệp đơn giản, dễ dàng hơn so với trƣớc đó nhằm phát huy tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
- Việc bãi bỏ các hạn chế “phi thị trƣờng” nhƣ: quy định về tỷ lệ nội địa hoá, yêu cầu xuất khẩu,... cũng đã giúp cho các địa phƣơng, đặc biệt là các KCN, KCX thu hút đầu tƣ đƣợc dễ dàng hơn.
2/ Hình thành đƣợc các cơ quan chuyên trách về XTĐT
- Đã hình thành đƣợc cơ quan chuyên trách về XTĐT ở cấp Trung ƣơng và địa phƣơng ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là các kênh Ăng ten tại nƣớc ngoài. Tạo thành mối liên kết phối hợp trong công việc từ TW đến địa phƣơng và ngƣợc lại, với mỗi bên có một nhiệm vụ phối hợp cụ thể để tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả XTĐT theo hƣớng bám sát các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tƣ lớn có ý định đầu tƣ tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình XTĐT nhanh chóng biến ý tƣởng thành hiện thực dự án. Các bộ, ngành liên quan đã bám sát các địa phƣơng trong hỗ trợ các dự án quy mô lớn từ khâu ban đầu thành lập dự án cho tới khâu cuối triển khai sản xuất, kinh doanh.
- Các cơ quan XTĐT phía Bắc đã có mối quan hệ tích cực với các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam cũng nhƣ nƣớc ngoài. Góp phần thúc đẩy hoạt động XTĐT ở trong nƣớc cũng nhƣ tổ chức ở nƣớc ngoài.
* Chủ quan:
1/ Sự quan tâm chỉ đạo và định hƣớng từ các cấp lãnh đạo từ UBND đến các
Sở ban, ngành vào xúc tiến và thu hút FDI chính là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình thu hút đầu tƣ tại các địa phƣơng này.
2/ Đạt đƣợc những kết quả trên ngoài nỗ lực thực hiện về xúc tiến và kêu gọi đầu tƣ từ các CQXTĐT Trung Ƣơng, còn chủ yếu là do chính bản thân nội tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh thu hút đƣợc số vốn FDI lớn nhƣ Hải Phòng, Vĩnh Phúc,...đã thực hiện tốt các hoạt động XTĐT theo đúng định hƣớng và chiến lƣợc
3/ Các hoạt động XTĐT ngày càng đa dạng và hiệu quả hơn
- Tài liệu phục vụ công tác XTĐT đƣợc cập nhật, phát hành kịp thời. Các hình thức truyền tải thông tin cũng đa dạng hơn qua những hình thức mới và hiện đại nhƣ website, CD-Rom, fax, email,…
- Các hoạt động XTĐT đã góp phần xây dựng hình ảnh của các tỉnh phía Bắc nhƣ một điểm đến đầu tƣ hấp dẫn không chỉ ở các địa bàn trọng điểm mà ở cả các địa phƣơng xa trung tâm nhƣ các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
- Các tỉnh phía Bắc đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trƣớc, trong và sau giai đoạn cấp phép, góp phần giải quyết khó khăn trong hoạt động của các doanh nghiệp, tạo sức hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tƣ mới và mở rộng, tái đầu tƣ.
4/ Năng lực, trình độ, nhận thức của các cán bộ đƣợc nâng cao
- Năng lực XTĐT đƣợc củng cố hơn, đội ngũ cán bộ ở Trung ƣơng và các địa phƣơng phía Bắc đƣợc nâng cao dần về trình độ chuyên môn cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ, tin học thông qua tự rèn luyện và qua các lớp tập huấn, đào tạo đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Đặc biệt ở các CQXTĐT Trung ƣơng và các Ăngten nƣớc ngoài thì trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các cán bộ thực hiện XTĐT đều rất tốt, chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng đại học lớn trong và ngoài nƣớc. Việc các cán bộ đƣợc cử đi tu nghiệp tại nƣớc ngoài đang đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện hơn tại các CQXTĐT Trung Ƣơng và cả địa phƣơng.
- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động XTĐT cũng ngày càng đƣợc nâng cao từ các cấp lãnh đạo tới cán bộ thực hiện. Các hoạt động xúc tiến nhƣ các cuộc Hội thảo, hội nghị hay các đoàn XTĐT nƣớc ngoài đều đã nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tham gia tích cực. Thay đổi, cải tổ từ chính mong muốn, nhận thức của các cấp lãnh đạo UBND, các Sở, ban ngành tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An chính là một yếu tố tiên quyết thúc đẩy hiệu quả hoạt động XTĐT tại các địa phƣơng này.
5/ Mở rộng phạm vi, lĩnh vực thu hút đầu tƣ
- Các hoạt động XTĐT đã góp phần xây dựng hình ảnh của các tỉnh phía Bắc cũng nhƣ của Việt Nam nhƣ một địa điểm đầu tƣ hấp dẫn. Tạo điều kiện thu hút FDI vào các lĩnh vực và địa bàn trọng điểm thu hút đầu tƣ, trong đó tập trung vào các tỉnh phía gần Trung tâm thủ đô, vùng tam giác kinh tế phía Bắc trƣớc đây bao
gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh bây giờ thêm Hƣng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Nghệ An, gọi là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ. Nguồn thu hút đƣợc kêu gọi mạnh mẽ vào các khu có cảng biển, cảng nƣớc sâu, tập trung nhiều khu công nghiệp.
- Các chƣơng trình kêu gọi đầu tƣ nhiều hơn nữa vào các tỉnh nghèo, nhất là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, các địa phƣơng này cũng đã đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi về thuế, đất, cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện hơn trƣớc để có thể thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ.
- Lĩnh vực kêu gọi đầu tƣ cũng đƣợc mở rộng hơn, trong đó tập trung vào các lĩnh vực còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhƣ: các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao; Công nghệ thông tin; CNHT;...