Mô hình, chức năng cơ quan XTĐT

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Hiện nay, có nhiều cơ quan khác nhau tại Việt Nam tham gia vào hoạt động XTĐT nhƣ BKHĐT, Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại, các Sở KH&ĐT, Ban quản lý các KCN và KCX, các TTXTĐT cấp tỉnh ngoài ra trong thời gian qua cũng đã xuất hiện nhiều các tổ chức, công ty trong và ngoài nƣớc cũng tham gia vào hoạt động này. Nhƣng nhìn chung, có thể chia các cơ quan này thành hai cấp: Cơ quan XTĐT Trung Ƣơng và Cơ quan XTĐT cấp địa phƣơng.

2.2.1.1. Cơ quan XTĐTTrung ương

Hình 2.10: Mô hình tổ chức XTĐT cấp trung ƣơng

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Trƣớc năm 1996, công tác XTĐT là chức năng của Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN (lúc đầu là Ủy ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) và đƣợc giao cho một Vụ thực hiện. Do việc quản lý nhà nƣớc về

CỤC

ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

CÁC TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƢ (PHÍA BẮC, MIỀN TRUNG, PHÍA NAM)

BỘ

KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ CƠ QUAN XÚC

TIẾN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

ĐTNN chƣa đƣợc phân cấp nên chức năng XTĐT của các Bộ, ngành và địa phƣơng cũng chƣa đƣợc xác định rõ mà thông thƣờng đƣợc quy định nhƣ một bộ phận trong chức năng hợp tác quốc tế.

Luật ĐTNN năm 1996 xác định rõ cơ quan thực hiện xúc tiến đầu tƣ và công tác phối hợp về xúc tiến đầu tƣ theo 3 cấp tƣơng ứng với các Cơ quan cấp Giấy phép đầu tƣ bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của các cơ quan nêu trên có thể tiến hành trên cơ sở phối hợp với Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Cơ quan đại diện ngoại giao, kinh tế, thƣơng mại của Việt Nam ở nƣớc ngoài hoặc các tổ chức xúc tiến, tƣ vấn đầu tƣ ở trong và ngoài nƣớc. Vai trò của các cơ quan Nhà nƣớc khác nhƣ các Bộ, Ngành ở Trung Ƣơng tham gia vào hoạt động XTĐT chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể, chỉ giới hạn chủ yếu trong việc tham gia xây dựng các danh mục, quy hoạch gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài theo ngành.

Luật Đầu tƣ năm 2005 tiếp tục xác định việc phân cấp triệt để cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao và Khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) cấp GCNĐT cũng nhƣ quản lý hoạt động đầu tƣ. Những dự án đó có trong quy hoạch đƣợc duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ƣớc quốc tế cũng nhƣ các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tự quyết định và cấp GCNĐT. Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý chủ động hơn trong công tác XTĐT cũng nhƣ thực hiện chức năng quản lý hoạt động ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và Ban quản lý cũng đó tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nƣớc tập trung vào chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát, xây dựng và thực hiện các chƣơng trình XTĐT lớn mang tính chất liên ngành, liên vùng và khu vực.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về ĐTNN, các nội dung liên quan đến công tác XTĐT từng bƣớc đƣợc cụ thể hóa trong chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phƣơng. Cho đến nay, tùy từng mức độ khác nhau, các Bộ, ngành và địa phƣơng đều thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác XTĐT.

Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác XTĐT, mô hình tổ chức XTĐT đã đƣợc hoàn thiện cả ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng; cụ thể là:

* Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ

BKHĐT là cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động XTĐT trên phạm vi cả nƣớc. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ về XTĐT là thực hiện tất cả các nội dung của công tác XTĐT theo quy định của pháp luật, trong đó nổi bật là:

- Tổng hợp, tham mƣu giúp Chính phủ xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch, chính sách thu hút vốn ĐTNN; xây dựng danh mục dự án quốc giathu hút vốn đầu tƣ; tham gia xây dựng danh mục dự án của ngành và địa phƣơng để bảo đảm phù hợp với quy hoạch, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

- Chủ trì tổng hợp, thẩm định và xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tƣ hàng năm trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành và địa phƣơng theo quy định tại Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg ngày 17/7/2007, Quyết định số 26/2012/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chƣơng trình XTĐT quốc gia.

- Quản lý nhà nƣớc về công tác XTĐT và thực hiện chƣơng trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trƣờng đầu tƣ, tiềm năng và cơ hội đầu tƣ.

* Bộ phận XTĐT ở nƣớc ngoài

Trong thời gian từ 1990-2000, một số tổ chức quốc tế và cơ quan chính phủ các nƣớc (UNIDO, JICA, JETRO...) đã hỗ trợ Việt Nam cử cán bộ làm đại diện xúc tiến đầu tƣ ở một số địa bàn trọng điểm (Pháp, Đức, Italia, Áo, Nhật Bản, Hàn Quốc...) trong thời hạn từ 1 đến 6 tháng.

Việc chính thức cử cán bộ làm công tác XTĐT ở nƣớc ngoài đƣợc triển khai thí điểm từ năm 1996 tại hai địa bàn quan trọng là Đài Loan và Hoa Kỳ (mỗi địa bàn 01 đại diện). Thực tế cho thấy các cán bộ trên đã hỗ trợ một cách tích cực cho các nhà đầu tƣ trong việc tìm hiểu luật pháp, chính sách cũng nhƣ triển khai hoạt động tại Việt Nam và đã đóng góp một phần vào kết quả thu hút đầu tƣ chung của cả nƣớc.Trong khi đó, trên thế giới, hầu hết các nƣớc trong khu vực đều có Cơ quan đại diện XTĐT tại các địa bàn trọng điểm và hoạt động với tƣ cách là một cơ quan

chính phủ, độc lập về mặt tổ chức và ngân sách với hệ thống các cơ quan ngoại giao, thƣơng vụ.

Trƣớc yêu cầu cần có một bộ phận chuyên trách của Chính phủ hoạt động XTĐT ở nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, đƣợc sự chấp thuận của Thủ tƣớng Chính phủ tại Thông báo số 103/TB-VPCP ngày 09/5/2007, liên bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Ngoại giao đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 01/2008/TTLT-BKH- BNG hƣớng dẫn triển khai thành lập Bộ phận XTĐT tại một số địa bàn trọng điểm. Hiện tại, đã có 11 đại diện XTĐT tại 09 địa bàn là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Đức, Pháp, Đài Loan, Ả rập Xê út, Lào. Bộ phận XTĐT nƣớc ngoài là bộ phận chuyên môn của Bộ Kế hoạch đặt tại nƣớc ngoài và trực thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nƣớc ngoài tại một số địa bàn trọng điểm có tên giao dịch tiếng Anh là Investment Promotion Section. Tại các Cơ quan đại diện có Phòng Kinh tế thì Bộ phận XTĐT nằm trong Phòng Kinh tế của Cơ quan đại diện, thƣờng là nằm trong các Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Việt Nam tại các nƣớc.

* Bộ Ngoại giao

Ngoài các cơ quan trực tiếp tham gia vào công tác XTĐT trên, Bộ Ngoại giao cũng đƣợc xem là một cơ quan gián tiếp thực hiện XTĐT nƣớc ngoài vì Bộ Ngoại giao là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực công tác ngoại giao nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích pháp nhân và công dân Việt Nam, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với các nƣớc...và các nhiệm vụ khác. Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tạo ra môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nƣớc, cho việc thực hiện chính sách kinh tếđối ngoại của Nhà nƣớc, nghiên cứu tình hình, cung cấp thông tin và tham mƣu góp phần xây dựng chính sách kinh tếđối ngoại cũng nhƣ thực hiện nó. Để thực hiện nhiệm vụ này, cũng nhƣ là các nhiệm vụđặc trƣng khác, Bộ có mạng lƣới các Đại sứ quán của Việt Nam tại các quốc gia.

Các đại sứ quán này phối hợp thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ với các cơ quan XTĐT của Việt Nam thông qua việc tạo điều kiện để bố trí, tổ chức các hội thảo, các đoàn XTĐT tại nƣớc ngoài cũng nhƣ giới thiệu các nhà đầu tƣ quan tâm tới việc đầu tƣ nƣớc ngoài về Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ cũng có một Trung tâm

thông tin kinh tế, chuyên xử lý và cung cấp thông tin , tƣ vấn cho đối tác trong và ngoài nƣớc trên lĩnh vực XTĐT.

* Các Trung tâm XTĐT thuộc Cục ĐTNN, Bộ KHĐT.

Trung tâm XTĐT phía Bắc (TTXTĐTPB), Trung tâm XTĐT miền Trung và Trung tâm XTĐT phía Nam là các đơn vị thuộc Cục ĐTNN, thực hiện chức năng XTĐT trên địa bàn quản lý. Theo quyết định số 1220/QĐ-BKH của Bộ trƣởng BKHĐT, quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của TTXTĐTPB. Trong đó nhiệm vụ chính là:“Hỗ trợ các địa phƣơng từ Hà Giang tới Quảng Bình xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ và tổ chức thực hiện XTĐT xây dựng phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nhằm phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ các CQXTĐT của ngành, địa phƣơng” [2, tr.2]; Ngoài ra TTXTĐT Phía Bắc còn có các nhiệm vụ khác liên quan tới hoạt động XTĐT trong và ngoài nƣớc, hỗ trợ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tìm kiếm và thực hiện cơ hội đầu tƣ tại Việt Nam, dịch vụ tƣ vấn cấp phép dự án,...

Ngoài các chức năng, nhiệm vụ của mình trên địa bàn các tỉnh phía Bắc thì TTXTĐT PB cũng luôn phải hợp tác và phối hợp với các Trung tâm XTĐT miền Trung và Trung tâm Đầu tƣ nƣớc ngoài phía Nam trong hoạt động XTĐT quốc gia và của Bộ KHĐT.

2.2.1.2. Cơ quan XTĐT các địa phương

* Sở Kế hoạch vàĐầu tƣ

Mỗi Sở KHĐT thƣờng có một phòng ban để giải quyết các vấn đề về đầu tƣ và đƣợc điều hành bởi một Phó Giám đốc. Những vấn đề này liên quan đến cả việc nhắm tìm các nhà đầu tƣ mục tiêu, việc cấp giấy phép đầu tƣ, đƣa ra các hƣớng dẫn cho các nhà đầu tƣ trong quá trình trƣớc và sau cấp phép. Các Sở KHĐT có thể đóng vai trò một cửa (quy trình một cửa) trong việc phục vụ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng, mọi vấn đề đều có thể đƣợc thực hiện thông qua cơ quan này bằng cách làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng khác để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Theo quy định tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP thì các địa phƣơng đƣợc phân cấp mạnh hơn, đƣợc trao quyền tự chủ nhiều hơn trong việc quản lý đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài. Thời hạn cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ đƣợc rút ngắn đáng kể, nhất là đối với các dự án có quy mô vốn lớn, thuộc diện thẩm định chấp thuận đầu tƣ và thuộc diện thẩm tra điều chỉnh. Điều này tạo tâm lý tin tƣởng và phấn khởi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là các nhà đầu tƣ lần đầu đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ ở Việt Nam.

Vai trò XTĐT của các Sở chƣa đƣợc nêu rõ trong bất kỳ văn bản pháp quy nào, trong phần lớn các trƣờng hợp thì chức năng XTĐT của các Sở KHĐT đƣợc nêu cụ thể trong các quyết định hoặc chỉ thị do các UBND ban hành. Bên cạnh đó thì các Sở KHĐT còn thực hiện các hoạt động XTĐT cụ thể theo yêu cầu của BKHĐT theo cơ chế ngành dọc.

* Ban quản lý các KCN và KCX

Phần lớn các phòng ban của Ban quản lý đều liên quan đến các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Dựa trên cấu trúc chung, thƣờng các phòng Quản lý Đầu tƣ có trách nhiệm trong việc thu hút các nhà đầu tƣ và cấp phép, phòng Quản lý các doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động sau cấp phép. Nhiệm vụ XTĐT của các Ban quản lý đƣợc đề cập trong Nghị định trên nhƣng cũng không cụ thể, do vậy hoạt động XTĐT của các Ban quản lý còn phụ thuộc nhiều vào các nhiệm vụ đƣợc UBND cấp tỉnh giao phó và chịu sự chỉ đạo từ Cục ĐTNN cũng nhƣ các đơn vị khác thuộc BKHĐT.

Các đơn vị này hoạt động rất hiệu quả công tác XTĐT. Ngoài việc hoạt động tốt trong khuôn khổ KCN và KCX của mình, các Ban quản lý này cũng tham gia tích cực trong quá trình thu hút đầu tƣ của địa phƣơng mình, phối hợp chặt chẽ với các Sở KH&ĐT. Ở một số Ban quản lý, thƣờng sẽ có một phòng đóng vai trò quy trình “một cửa” để tiếp nhận các yêu cầu từ các nhà đầu tƣ và sau đó kết hợp với các phòng khác hoặc với các cơ quan chức năng khác ngoài Ban quản lý để giải quyết.

Chức năng và nhiệm vụ của Ban này là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động có vốn đầu tƣ trực tiếp trong và ngoài nƣớc. Ban hoạt động rất hiệu quả, giúp tỉnh đẩy nhanh quy hoạch KCN, Cụm công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt, tăng nhanh số dự án FDI đầu tƣ theo các

năm, trực tiếp giải quyết những phát sinh, vƣớng mắc thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

* Các Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ ( TTXTĐT)

Cho đến nay, hầu hết các địa phƣơng trong cả nƣớc đều đã tổ chức bộ máy theo hình thức một cơ quanđầu mối chuyên trách thực hiện công tác XTĐT tại địa phƣơng hay còn gọi là Trung tâm XTĐT. Thƣờng các Trung tâm này trực thuộc Sở KHĐT, chỉ một số nơi thì Trung tâm thuộc UBND tỉnh (nhƣ Cao Bằng, Yên Bái).

Về chức năng, nhiệm vụ,một số địa phƣơng thành lập Trung tâm XTĐT độc lập với xúc tiến thƣơng mại và du lịch.Tuy nhiên, cũng có nhiều địa phƣơng, Trung tâm thực hiện đồng thời cả 3 chức năng XTĐT, thƣơng mại và du lịch (nhƣ tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai). Đối với công tác XTĐT, chức năng của các Trung tâm là thực hiện các nội dung của công tác XTĐT nhằm tƣng thu hút và sử dụng có hiệu quản nguồn vốn ĐTNN vào địa phƣơng.

Việc thành lập các Trung tâm thực hiện chức năng XTĐT ở các địa phƣơng đã làm hình thành một hệ thống các cơ quan đầu mối trong việc thực hiện công tác XTĐT (ở nƣớc ngoài thƣờng hay đƣợc gọi với cái tên là IPA). Thông qua đó, công tác XTĐT ở các địa phƣơng đã từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng và đi vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ĐTNN vào các địa phƣơng. Việc hình thành các Trung tâm XTĐT ở các địa phƣơng cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phối hợp giữa trung ƣơng với địa phƣơng cũng nhƣ giữa các địa phƣơng với nhau. Sự phối hợp này là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động XTĐT có quy mô lớn, mang tính chất vùng.

Các trung tâm cũng giải toả đƣợc khúc mắc cho quy trình “một cửa” hiện đang đƣợc các địa phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc hƣớng tới trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính cho các hoạt động XTĐT. Nhiệm vụ của các TTXTĐT là: cung cấp các thông tin cho các nhà đầu tƣ, tƣ vấn lựa chọn lĩnh vực, địa điểm đầu tƣ, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tƣ...; cung cấp các dịch vụ nhƣ: lập các dự án đầu tƣ, lập hồ sơ đăng ký kinh doanh, ƣu đãi đầu tƣ... đồng thời tƣ vấn triển khai dự án

đầu tƣ. Ngoài ra, các TTXTĐT cũng tham gia tham mƣu cho UBND tỉnh thực hiện chƣơng trình XTĐT của tỉnh; tổ chức giới thiệu, vận động dự án đầu tƣ; tổ chức tiếp xúc giữa nhà đầu tƣ và chính quyền địa phƣơng, các đối tác tham gia đầu tƣ.

Hình 2.11: Mô hình tổ chức XTĐT cấp địa phƣơng

Nguồn:Tác giả tổng hợp

2.2.2. Chiến lược, Chương trìnhXTĐT FDI

2.2.2.1. Cấp Trung Ương

Tính đến thời điểm này, Việt Nam chƣa có một Chiến lƣợc về ĐTNN nói chung cũng nhƣ Chiến lƣợc về công tác XTĐT nói riêng. Tuy nhiên, các nội dung liên quan đến ĐTNN đó đƣợc quán triệt và thể hiện trong hầu hết các Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc cũng nhƣ trong các Chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và địa phƣơng.

Trên thực tế, việc thống nhất về nhận thức đối với ĐTNN và công tác XTĐT

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)