Tình hình thu hútFDI khu vực phía Bắc:

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Hình 2.2: Tình hình thu hút FDI cả nƣớc phân theo vùng(1988- T10.2012)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo vùng

Theo Quyết định số 1220/QĐ-BKH của Bộ trƣởng Bộ KHĐT về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm XTĐT phía Bắc:"khu vực phía Bắc bao gồm 29 tỉnh, thành phố, đƣợc tính từ Hà Giang đến Quảng Bình" [2,tr.1]. Ở đây bao gồm: khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và một phần khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Qua biểu đồ, ta có thể thấy khu vực dẫn đầu về thu hút đầu tƣ vẫn là khu vực Đông Nam Bộ với các trọng điểm thu hút FDI bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai,… chiếm 46% tổng số thu hút FDI của cả nƣớc. Tiếp theo là đến khu vực Đồng bằng sông Hồng (21%)

nhất, chiếm chỉ 1% trên tổng số FDI thu hút chính là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI các tỉnh khu vực phía Bắc (2007-T10.2012)

TT Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Hà Nội 1.613 12.157.934.011 4.252.482.415 2 Hà Tĩnh 38 8.409.968.000 2.824.692.630 3 Thanh Hóa 26 6.428.407.000 292.611.300 4 Hải Phòng 185 4.677.044.775 1.377.596.201 5 Hải Dƣơng 134 3.573.700.844 968.332.321 6 Quảng Ninh 35 2.934.693.306 800.944.500 7 Bắc Ninh 214 2.710.269.827 644.631.222 8 Bắc Giang 69 1.531.720.500 1.110.869.500 9 Hƣng Yên 151 1.429.772.986 591.810.264 10 Nghệ An 21 1.424.661.875 184.924.257 11 Vĩnh Phúc 61 1.362.315.748 319.479.302 12 Ninh Bình 21 873.703.620 232.011.965 13 Lào Cai 15 426.313.282 141.805.980 14 Hà Nam 41 379.118.000 123.515.000 15 Hòa Bình 18 169.260.000 84.385.000 16 Phú Thọ 41 149.684.079 95.434.915 17 Thái Bình 18 149.432.700 49.012.897 18 Nam Định 20 108.798.557 84.062.180 19 Lạng Sơn 11 107.333.693 82.055.486 20 Tuyên Quang 7 92.660.322 18.800.000 21 Yên Bái 12 82.829.307 57.227.030 22 Thái Nguyên 17 72.534.865 41.438.865 23 Sơn La 5 22.379.684 6.901.000 24 Hà Giang 7 12.223.886 8.230.012 25 Quảng Bình 2 7.450.000 6.480.000 26 Cao Bằng 4 5.675.000 5.250.000 27 Lai Châu 2 1.001.136 1.001.136 28 Bắc Cạn 1 333.000 333.000 29 Điện Biên 0 - - Tổng cộng 2.789 49.301.220.003 14.406.318.378

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc, Báo cáo tại Hội nghị Giao ban "Tổng kết tình hình thu hút FDI khu

Các tỉnh khu vực khu vực phía Bắc ngày càng đẩy mạnh thu hút FDI và đã hình thành đƣợc những khu vực và những địa phƣơng trọng tâm đầu tƣ mới của cả nƣớc. Theo Bảng số liệu về tính hình thu hút FDI khu vực phía Bắc cho giai đoạn 2007 đến tháng 10 năm 2012, khu vực đã thu hút đƣợc 2.789 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 49 tỷ USD.

Trong đó đứng đầu là Hà Nội, trung tâm kinh tế- xã hội của cả nƣớc, với tổng số vốn hơn 12 tỷ USD với một số dự án lớn trong thời gian gần đây nhƣ: dự án Tập đoàn Gamuda - Malaysia đầu tƣ vào khu Yên Sở trị giá 1 tỷ USD; Tập đoàn Facific land Limited - Anh đầu tƣ 2 dự án mỗi dự án 1 tỷ USD xây dựng một Khu công nghiệp sinh học ở Nam Thăng Long và Khu công nghệ cao Sài Đồng A. Tuy không có các dự án lớn vƣợt trội nhƣ một số địa phƣơng mới khác trong thời gian qua, tuy nhiên Hà Nội luôn khẳng định vị thế, tiềm năng của mình ở khu vực phía Bắc.

Tiếp đến là hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh hai trọng điểm mới về thu hút đầu tƣ của khu vực phía Bắc với những dự án đầu tƣ đƣợc gọi là “siêu dự án” rất lớn nhƣ dự án Khu liên hợp luyện thép và cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng với số vốn đầu tƣ giai đoạn 1 lên đến 7,8 tỷ USD và Dự án Liên doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và các công ty Idemitsu Kosan (IKC) và công ty Hóa chất Mitsui (MCI) của Nhật, cùng với Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), với 6,2 tỷ USD xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam sau nhà máy Dung Quất tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa. Dự án Khu liên hiệp luyện thép và cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng của Tập đoàn Hƣng Nghiệp (Formosa) Đài Loan tại khu công nghiệp Vũng Áng là dự án FDI lớn nhất tính đến thời điểm đó, và đã giúp Hà Tĩnh vƣơn lên là tỉnh đứng đầu toàn quốc về thu hút vốn FDI năm 2008.Chỉ với con số dự án đăng ký khá khiêm tốn (38 và 26 dự án) so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, tuy nhiên số vốn đăng ký ở hai địa phƣơng này đã lên tới 8,04 tỷ USD và 6,4 tỷ USD giúp hai địa phƣơng này vƣợt lên so với các địa phƣơng có thế mạnh khác trong khu vực nhƣ Hải Phòng, Vĩnh Phúc để leo lên vị trí thứ 2 và thứ 3trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2012.

Ngoài ra, còn một số dự án FDI lớn tại các tỉnh khu vực phía Bắc nhƣ: Dự ánĐiện lực AES-TKV Mông Dƣơng (BOT nhiệt điện Mông Dƣơng 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với số vốn 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp

Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỷ USD;Dự án sản suất linh kiện điện tử và KCN trị giá 5 tỷ USD của tập đoàn Foxconn Đài Loan. Đến nay, Foxconn đã khởi động các nhà máy công nghệ cao tại Bắc Ninh, Bắc Giang và KCN VSIP Hải Phòng.

Trong khi đó, các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La,... lại thu hút đƣợc nguồn vốn FDI vô cùng khiêm tốn. Đặc biệt nhƣ tỉnh Điện Biên tính trong giai đoạn từ 2007-2012 không thu hút đƣợc bất kỳ dự án FDI nào. Điều đó cho thấy sự chênh lệch về con số thu hút FDI tại các địa phƣơng trong khu vực phía Bắc, từ đó cho thấy việc tăng cƣờng các hoạt động XTĐT tại các địa phƣơng này cần phải đẩy mạnh nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)