Mục tiêu thu hútFDI

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 95)

Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đƣa ra những chính sách đầu tƣ khá thoáng, rộng trên mọi lĩnh vực, Tuy nhiên, mỗi chính sách chỉ đúng trong những thời điểm nhất định của quá trình phát triển đến một lúc nào đó, cũng cần phải thay dổi cho phù hợp với bối cảnh mới. Chính sách thu hút FDI cũng vậy, đây là lúc cần thay đổi để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Trƣớc đây, Việt Nam có những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, mức lƣơng thấp, vị trí địa lý thuận lợi, đất dành cho phát triển công nghiệp dồi dào. Nhƣng nguồn nhân lực và quỹ đất, cả hai yếu tố đó đều không phải là vô hạn và nếu chúng ta cứ tiếp tục chính sách cũ, tức là nhắm vào các dự án FDI sử dụng lao động rẻ và chiếm nhiều diện tích đất thì không ổn.

Bên cạnh đó, thúc đẩy khuyến khích các nhà đầu đi thành những cụm công nghiệp và dịch vụ phụ trợ đi liền. Khi các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tập trung thành cụm, thì mới nâng cao giá trị gia tăng , đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ và giảm đƣợc thâm hụt cán cân thƣơng mại do phải nhập khẩu quá nhiều nhiên vật liệu phụ trợ phục vụ sản xuất trong nƣớc. Đồng thời chi phí cho vận tải hàng hóa cũng rẻ đi, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam trong bối cảnh chúng ta đang trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhìn lại thời gian qua, ĐTNN trong các ngành công nghiệp tuy có một số khởi sắc và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, nhƣng quy mô và hiệu quả đầu tƣ vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Chẳng hạn đầu tƣ vào ngành Công nghiệp hỗ trợ ở nƣớc ta hiện nay còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, còn có sự chênh lệch về năng lực giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực này chủ

nghiệp chƣa tính toán đƣợc mức lợi nhuận so với chi phí đầu tƣ nên chƣa mặn mà đầu tƣ vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.

Theo Báo cáo tổng kết Quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 25 năm qua và định hướng cho giai đoạn mới của Bộ Kế hoạch đầu tƣ tại “Hội nghị Tổng kết 25 năm Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam”, đã đặt ra mục tiêu thu hút ĐTNN trong thời gian tới phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1/ Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các dự án FDI: Trong quá trình xem xét, thẩm định dự án, tiêu chí hàng đầu là xem xét sự phù hợp của dự án với mục tiêu Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của cả nƣớc, với quy hoạch của từng ngành, từng địa phƣơng, sau đó mới xem xét các tiêu chí khác nhƣ: 1) Dự án đƣa lại lợi ích gì cho ngành, cho địa phƣơng (nhƣ thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao); 2) Dự án có làm tổn hại đến môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cƣ; và 3) có nên dành cho doanh nghiệp trong nƣớc (nếu các doanh nghiệp này đáp ứng đƣợc) để dần hình thành đội ngũ doanh nghiệp lớn mạnh.

Về nguyên tắc, FDI không phải là bắt buộc lựa chọn đối với một quốc gia. Chính phủ các nƣớc có quyền xem xét, lựa chọn dự án và đối tác đầu tƣ trên cơ sở các tiêu chí do mình đặt ra, song cũng có thể từ chối cấp phép đối với những dự án FDI không bảo đảm các tiêu chuẩn về lao động, tiền lƣơng, an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trƣờng, không phù hợp với lợi ích cộng đồng. Hoặc các dự án khai thác tài nguyên để xuất khẩu, không sản xuất chế biến để làm gia tăng giá trị sản phẩm. Đặc biệt là các dự án đầu tƣ sân bay, cảng biển hoặc trồng rừng có liên quan đến an ninh quốc gia ở các vùng biên giới cần phải cân nhắc rất kỹ lƣỡng trƣớc khi cấp phép. Nhà nƣớc đề ra định hƣớng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hƣớng phát triển bền vững, khuyến khích với các ƣu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trƣờng, nhƣ năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lƣợng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trƣờng, dịch vụ có chất lƣợng cao, tạo ra phƣơng thức sản xuất và kinh doanh mới.

2/ Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon: Tiêu chí này đòi hỏi khắt khe hơn đối với các dự án FDI, vì thực tế đã có hiện tƣợng một số quốc gia đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, chuyển giao các ngành công

nghiệp không thân thiện với môi trƣờng và phát thải nhiều khí các bon; nếu chúng ta không xem xét kỹ, khó lƣờng trƣớc hậu quả tiêu cực xẩy ra.

Định hƣớng thu hút đầu tƣ có liên quan đến việc chủ động lựa chọn dự án FDI của các cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng. Việc thu hút FDI phải dựa trên lợi ích lâu dài của quốc gia, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào những lời hứa thiếu căn cứ của một số nhà đầu tƣ. Bởi vì, nếu các nhà đầu tƣ quốc tế có quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tƣ và quốc gia để thực hiện dự án, thì nƣớc chủ nhà có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho quốc gia và lợi ích của cộng đồng dân cƣ. Do đó, khi thẩm định dự án đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp cần đòi hỏi nhà đầu tƣ phải bảo đảm các tiêu chuẩn môi trƣờng, có đủ khả năng tài chính để đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải, có công nghệ để phát thải ít khí các bon nhất theo mức tiên tiến của thế giới.

Các cam kết phải đƣợc thực hiện nghiêm túc và chỉ sau khi cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát thực địa, xác nhận đã đủ tiêu chuẩn thì mới đƣợc vận hành nhà máy. Đối với các dự án FDI đang hoạt động thì phải có quy định thời hạn phải thay đổi công nghệ để tiết kiệm năng lƣợng. Do vậy, khi cấp phép các dự án FDI cần đòi hỏi khắt khe công nghệ giảm thiểu phát thải khí các bon, đối với các nhà máy đang hoạt động cần yêu cầu họ có lịch trình cam kết ứng dụng công nghệ mới giảm thiểu phát thải khí các bon. Các tòa nhà do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng phải áp dụng công nghệ mới sử dụng ít năng lƣợng, tòa nhà xanh, thân thiện với môi trƣờng.

Cũng cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các dự án năng lƣợng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió, bởi vì suất đầu tƣ vào những dự án này khá cao, giá thành vƣợt nhiều lần giá điện thƣơng phẩm hiện nay, do vậy theo kinh nghiệm quốc tế, chỉ khi nào có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nƣớc và bằng cơ chế cạnh tranh, thông qua đấu thầu minh bạch thì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lƣợng mới.

3/ Về chuyển giao công nghệ trong FDI, trong tình hình mới, các cam kết về chuyển giao công nghệ cần đƣợc coi trọng hơn trong khi thẩm định dự án FDI, bởi vì mặc dù vốn đầu tƣ vẫn là một mục tiêu quan trọng thu hút FDI, nhƣng để có chuyển biến về chất trong quá trình công nghiệp hóa thì công nghệ phải đƣợc ƣu tiên. Một vấn đề quan trọng trong chuyển giao công nghệ là phải đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao (có trình độ đại học và trên đại học từ 2-3% trên tổng số lao động).

Thực tế của việc chuyển giao công nghệ trong FDI cho thấy rằng, đã có những ngành kinh tế nƣớc ta nhờ biết học hỏi, đào tạo đội ngũ cán bộ nên đã tiếp thu và chuyển hóa công nghệ thích ứng với tình hình phát triển đất nƣớc, vƣơn lên trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận đƣợc trình độ quốc tế. Điển hình là ngành viễn thông, từ khi còn cấm vận quốc tế đối với nƣớc ta đã biết khai thác tốt việc hợp tác với Teltra (Australia), có cơ chế cạnh tranh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp nhƣ Viettel và các nhà cung cấp khác nên đã tiến bộ vƣợt bậc về công nghệ và thị trƣờng. Trong tình hình mới, các cam kết về chuyển giao công nghệ cần đƣợc coi trọng hơn trong khi thẩm định dự án FDI, bởi vì mặc dù vốn đầu tƣ vẫn là một mục tiêu quan trọng thu hút FDI, nhƣng để có chuyển biến về chất trong quá trình công nghiệp hóa thì công nghệ phải đƣợc ƣu tiên.

4/ Về lao động có kỹ năng cao: Việc chuyển nhanh từ lợi thế về lao động phổ thông sang lao động có kỹ năng để thích ứng với giai đoạn mới của sự phát triển vừa đạt đƣợc đồng thời hai mục tiêu: một là, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ƣu tiên cho các doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là lĩnh vực đòi hỏi ít vốn đầu tƣ nhƣng giải quyết đƣợc nhiều lao động; hai là, những ngành cần lao động có kỹ năng nhƣ công nghệ và dịch vụ cao thì thu hút FDI với cam kết về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật ngang tầm khu vực và tiếp cận tầm quốc tế nhƣ Thái Lan đã áp dụng cách làm này rất hiệu quả. Đáng lƣu ý nhân lực trong ngành Điện cần phải quan tâm nhiều hơn, nhất là khi Việt nam hợp tác đầu tƣ xây dƣng và vận hành các nhà máy điện nguyên tử hoặc nhân lực trong các ngành CNHT khi phải chế tạo các thiết bị, linh kiện tinh xảo phục vụ cho ngành công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chính xác,...

Đầu tƣ trong lĩnh vực giáo dục khác với trong công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi phải có chính sách ƣu đãi thích ứng với đặc thù của đào tạo nguồn nhân lực, các hình thức hợp tác cũng cần đƣợc lựa chọn tùy thuộc vào đối tác bên ngoài và cơ sở đào tạo trong nƣớc. Việc đẩy nhanh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ của các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề ở nƣớc ta đòi hỏi phải khảo sát cả mô hình thành công và thất bại, tổng kết thực tiễn nghiêm túc mới có thể tìm ra phƣơng thức, cơ chế hợp tác và giải pháp thích hợp.

3.1.2. Định hướng thu hút FDI tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Trên cơ sở định hƣớng, mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, thực tiễn khảo sát và đánh giá khách quan thực trạng tình hình thu hút FDI thời kỳ 2001-2010, xu thế phát triển của FDI thế giới sau khủng hoảng kinh tế với sự điều chỉnh chiến lƣợc đối ngoại của các nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc và các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) cũng nhƣ mục tiêu thu hút ĐTNN của quốc gia, định hƣớng thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn tới cần tập trung vào một số điểm nhƣ sau:

Chất lƣợng và hiệu quả của các dự án FDI cần đƣợc xem xét dƣới giác độ phù hợp với mục tiêu của Chiến lƣợc kinh tế-xã hội của cả nƣớc, của từng ngành, vùng lãnh thổ và địa phƣơng, phải đƣợc các cơ quan có thẩm quyền cấp phép coi là tiêu chí hàng đầu khi thẩm định dự án đầu tƣ.

Những vấn đề liên quan đến chất lƣợng và hiệu quả luôn phải đƣợc đặt ra khi thẩm định:

1) Dự án FDI có phù hợp với quy hoạch ngành, định hƣớng phát triển của vùng lãnh thổ và của địa phƣơng?

2) Đƣa lại lợi ích gì cho địa phƣơng nhƣ thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, hình thành đội ngũ lao động có kỹ năng cao?

3) Có làm tổn hại đến môi trƣờng sinh thái, ảnh hƣởng tiêu cực đến cuộc sống của cộng đồng dân cƣ?

4) Có nên dành cho doanh nghiệp trong nƣớc để hình thành đội ngũ doanh nghiệp mạnh mẽ.

Nhà nƣớc đề ra định hƣớng thu hút FDI đối với ngành, lĩnh vực theo hƣớng phát triển bền vững, khuyến khích với các ƣu đãi cao nhất đối với những dự án thân thiện môi trƣờng, nhƣ năng lƣợng tái tạo, năng lƣợng mặt trời, điện gió, xây dựng tòa cao ốc xanh và tiết kiệm năng lƣợng, công nghiệp hiện đại ít gây ô nhiễm môi trƣờng, dịch vụ có chất lƣợng cao, tạo ra phƣơng thức sản xuất và kinh doanh mới.

Phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế ít các bon đòi hỏi khắt khe hơn đối với FDI, bởi vì đã có hiện tƣợng một số nƣớc lớn có ý đồ và trên thực tế đang tiến hành nhiều dự án khai thác tài nguyên, di dời sang Việt Nam các ngành công nghiệp không thân thiện với môi trƣờng và phát thải nhiều khí các bon; nếu không cảnh giác thì “lợi bất cập hại”, khó lƣờng trƣớc hậu quả tiêu cực.

Vấn đề đó có liên quan đến việc chủ động lựa chọn dự án FDI của các cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng, không thể dễ dãi, tùy tiện, cả tin vào “những bánh vẽ” của một số nhà đầu tƣ, mà phải trên căn bản lợi ích lâu dài của đất nƣớc. Bởi vì, nếu các nhà đầu tƣ quốc tế có quyền lựa chọn địa điểm và nƣớc để thực hiện dự án, thì nƣớc chủ nhà có quyền cho phép hoặc từ chối những dự án không có lợi cho cộng đồng dân cƣ. Việc thực hiện cam kết mở cữa thị trƣờng, thực hiện nguyên tắc “Đối xử quốc gia” trong các hiệp định quốc tế không làm mất đi chủ quyền của nƣớc ta; hơn nữa từ khi hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chịu khá nhiều thua thiệt trong đầu tƣ và buôn bán quốc tế, khi các nƣớc dùng luật pháp để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp của họ.

Cũng cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với các dự án năng lƣợng tái tạo, thay thế từ các nguồn rác thải, điện mặt trời, điện gió, bởi vì suất đầu tƣ vào những dự án này khá cao, giá thành vƣợt nhiều lần giá điện thƣơng phẩm hiện nay, do vậy theo kinh nghiệm quốc tế, chỉ khi nào có sự hỗ trợ ban đầu của nhà nƣớc và bằng cơ chế cạnh tranh, thông qua đấu thầu minh bạch thì mới có thể phát triển nhanh các nguồn năng lƣợng mới.

Thực tế của việc chuyển giao công nghệ trong FDI cho thấy rằng, đã có những ngành kinh tế nƣớc ta nhờ biết học hỏi, đào tạo đội ngũ cán bộ nên đã tiếp thu và chuyển hóa công nghệ thích ứng với tình hình phát triển đất nƣớc, vƣơn lên trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận đƣợc trình độ quốc tế. Điển hình là ngành viễn thông, từ khi còn cấm vận quốc tế đối với nƣớc ta đã biết khai thác tốt việc hợp tác với Teltra (Australia), có cơ chế cạnh tranh với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp nhƣ Viettel và các nhà cung cấp khác nên đã tiến bộ vƣợt bậc về công nghệ và thị trƣờng. Trong tình hình mới, các cam kết về chuyển giao công nghệ cần đƣợc coi trọng hơn trong khi thẩm định dự án FDI, bởi vì mặc dù vốn đầu tƣ vẫn là một mục tiêu quan trọng thu hút FDI, nhƣng để có chuyển biến về chất trong quá trình công nghiệp hóa thì công nghệ phải đƣợc ƣu tiên.

Việc chuyển nhanh từ lợi thế về lao động phổ thông sang lao động có kỹ năng để thích ứng với giai đoạn mới của sự phát triển vừa đạt đƣợc đồng thời hai mục tiêu: một là, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông dành ƣu tiên cho các doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là dịch vụ là lĩnh vực đòi hỏi ít vốn đầu tƣ nhƣng

giải quyết đƣợc nhiều lao động; hai là, những ngành cần lao động có kỹ năng nhƣ công nghệ và dịch vụ cao thì thu hút FDI với cam kết về đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, để hình thành đội ngũ các nhà quản lý, kỹ sƣ, công nhân kỹ thuật ngang tầm khu vực và tiếp cận tầm quốc tế, nhƣ cách mà Thái Lan đã làm, nên đã có những ngƣời Thái đảm nhiệm các chức vụ cao trong một số tổ chức quốc tế nhƣ Tổng giám đốc WTO.

Đầu tƣ trong lĩnh vực giáo dục khác với trong công nghiệp và dịch vụ, đòi hỏi

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)