Thái Lan

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tại Thái Lan, Chính phủ đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hoá và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tục đƣợc điều chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nƣớc. Thái Lan luôn xác định nƣớc thu hút đầu tƣ trọng điểm, từ đó, xây dựng các bộ

phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tƣ. Chính sự chuyên môn hóa và có tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có quốc tịch khác nhau. Để thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào nhƣ nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cƣớc viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lƣu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của ngƣời nƣớc ngoài.

Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái Lan là Chính phủ rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Chính phủ Thái Lan cũng có các chiến lƣợc khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ rất cụ thể và hiệu quả nhƣ: chính sách đất đai cải thiện; chính sách hỗ trợ và đơn giản hoá các thủ tục cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nƣớc với các nhà đầu tƣ đƣợc thực hiện rất tốt, việc cung ứng điện nƣớc cũng nhƣ các dịch vụ tiện ích khác trong các KCN rất ổn định và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các Doanh nghiệp.Thái Lan đã thành lập Ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc.

Hiện Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: Lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng - linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan đó là trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bƣớc nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện - phụ tùng đƣợc sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhƣng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải đƣợc sản xuất trong nƣớc.

Đến nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lƣợc, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này đã kéo theo những dự án đầu tƣ mở rộng nhà xƣởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nƣớc đầu tƣ sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.

Cơ quan đầu mối thực hiện công tác quản lý và XTĐT của Thái Lan là Uỷ ban đầu tƣ Thái Lan (BOI). Là đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, BOI là cơ quan chính phủ duy nhất có chức năng thúc đầy đầu tƣ quốc gia.

Các công tác hỗ trợ của BOI bao gồm:

- Tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho đầu tƣ: - Cung cấp gói ƣu đãi về thuế hấp dẫn và cạnh tranh

- Không áp đặt các hạn chế vốn chủ sở hữu nƣớc ngoài về hoạt động sản xuất hoặc trên một số dịch vụ khác.

- Hỗ trợ việc cung cấp thị thực và giấy phép lao động để tạo điều kiện nhập cảnh và hoạt động cho doanh nghiệp vốn nƣớc ngoài.

- Không áp dụng các hạn chế về quyền sở hữu đất cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài

- Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

- Cung cấp thông tin toàn diện và tƣ vấn về việc thành lập hoạt động ở Thái Lan.

- Xác định các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, đối tác liên doanh tiềm năng. - Kết nối cộng đồng doanh nghiệp nƣớc ngoài với các cơ quan nhà nƣớc. BOI cũng đóng vai trò nhƣ cánh tay tiếp thị tích cực thúc đẩy quảng bá hình ảnh môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn của Thái Lan trên toàn thế giới. Chúng ta có thể thấy vai trò của BOI trong công tác XTĐT và quản lý đầu tƣ tại Thái Lan là rất lớn. Tầm kiểm soát và mức độ ảnh hƣởng của cơ quan này không chỉ thể hiện trong quá trình trực tiếp quản lý các Doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào đây mà còn tham gia quản lý trong cả quá trình hoạt động của các Doanh nghiệp này.

BOI đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chiến lƣợc, theo đó các hoạt động quảng bá đƣợc tổ chức trên toàn cầu quanh năm.

Ủy Ban này có 13 văn phòng đặt tại các thành phố kinh tế lớn trên thế giới (Tokyo, Osaka, Shanghai, Beijing, Guangzhou, Seoul, Taipei, Sydney, Frankfurt, Paris, Stockholm, Los Angeles and New York) đóng vai trò tiền trạm tiếp xúc với các nhà đầu tƣ tiềm năng. Là đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, BOI là cơ quan chính phủ duy nhất có chức năng thúc đầy đầu tƣ quốc gia.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ TRỰC TIÊP NƢỚC NGOÀI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)