Tình hình thu hútFDI khu vực phía Bắc

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 34)

2.1.1. Khái quát chung tình hình thu hút FDI cả nước

Tính đến tháng 10/2012, Việt Nam có khoảng hơn 16.000 dự án đăng ký với tổng vốn đăng ký hơn 216 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tƣ lớn nhất vào Việt Nam tuỳ theo từng năm vị trí có thể thay đổi tuy nhiên vẫn duy trì ở các nhà đầu tƣ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phƣơng dẫn đầu trong thu hút FDI, tiếp theo là Bà Rịa -Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dƣơng.

Thu hút FDI vào Việt Nam thực sự đã có bƣớc chuyển biến rõ rệt từ năm 2007 với tổng số vốn đầu tƣ hơn 20,3 tỷ USD và đạt kỷ lục đáng nể với tổng số hơn 71,7 tỷ năm 2008. Con số này có xu hƣớng giảm dần cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng trong giai đoạn vừa qua thì việc Việt Nam đạt đƣợc những kết quả thu hút FDI nhƣ vậy cũng là một tín hiệu khả quan. Tính theo giá trị tuyệt đối thì tổng số vốn FDI thu hút cho giai đoạn 2007 đến hết tháng 10 năm 2012 đã vƣợt xa con số lũy kế cho giai đoạn 1988-2007 với tổng số vốn hơn 85 tỷ USD.

Hình 2.1: Tình hình thu hút FDI của cả nƣớc (2007- T10.2012)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2007-2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI

21347,862 71725,880 23107,0 19886,0 14696,0 10498,0 8034,0 11500,0 10000,0 11000,0 11000,0 9000,0 1544,0 1171,0 1208,0 969,0 1191,0 881,0 ,0 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 ,0 10000,0 20000,0 30000,0 40000,0 50000,0 60000,0 70000,0 80000,0 2007 2008 2009 2010 2011 Oct-12

Vốn đăng ký (Nghìn USD) Vốn thực hiện (Nghìn USD) Số dự án cấp mới

Kết quả điều tra trực tuyến của Thời báo Kinh doanh Nikkei số tháng 7/2011, Việt Nam đƣợc lựa chọn là địa điểm đầu tƣ hấp dẫn nhất để mở cơ sở sản xuất, trên cả Ấn Độ và Thái Lan. "Với tƣ cách là thị trƣờng tiêu thụ, Việt Nam là điểm đầu tƣ hấp dẫn thứ ba sau Ấn Độ và Indonesia" [38].Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tƣ đối với các nhà đầu tƣ thế giới.

Điều tra Triển vọng đầu tƣ thế giới (WIPS) 2010-2012 của UNCTAD cho thấy Việt Nam đã thăng hạng 3 bậc so với giai đoạn 2009-2011, đứng thứ nhất trong ASEAN về mức độ hấp dẫn FDI và là một trong 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệt là đối với các nhà đầu tƣ Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ Nhật Bản nhƣ kết quả điều tra đầu tƣ hải ngoại của JETRO đối với các doanh nghiệp công nghiệp chế biến.

Một trong những điểm nổi bật của những năm qua là xu hƣớng cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ (GCNĐT) cho những dự án quy mô lớn và rất lớn với quy mô vốn đăng ký hàng tỷ USD, nhất là các dự án bất động sản, đã giảm hẳn. Nếu nhƣ năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức 71,7 tỷ USD, cao nhất trong 25 năm thực hiện thu hút FDI có đến 11 dự án có quy mô vốn đăng ký từ 1 tỷ USD trở lên với tổng vốn đăng ký của các dự án này là 45,7 tỷ USD (chiếm tới 64% tổng vốn đăng ký năm 2008) thì năm 2011, chỉ có 2 dự án có mức vốn đăng ký trên 1 tỷ USD. Hơn nữa, các dự án quy mô lớn của năm 2011 đều là các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, dự án BOT điện lực tại Hải Dƣơng với quy mô vốn đăng ký 2,26 tỷ USD, dự án sản xuất Pin mặt trời First Solar tại thành phố Hồ Chí Minh với quy mô vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.Cơ cấu đầu tƣ đã chuyển dịch tích cực theo xu hƣớng: tỷ trọng thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản giảm mạnh, tỷ trọng FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng.

Thời gian qua, có nhiều dự án FDI lớn đầu tƣ vào một số ngành nhƣ Công nghiệp Điện tử, mang lại những kỳ vọng lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử của Việt Nam. Trong đó có các dự án: Nhà máy Sản xuất điện thoại di động, trị giá 302 triệu USD của Nokia, công suất 45 triệu sản phẩm/quý, tạo việc làm cho 10.000 lao động đƣợc khởi công vào ngày 23/4/2012 tại Khu công nghiệp - Đô thị VSIP Bắc Ninh; Dự án Công ty TNHH Wintek Việt Nam

số vốn đăng ký 250 triệu USD, giải quyết việc làm cho 7.000 lao động đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. Ngoài ra, một số dự án khác đã đƣợc đầu tƣ trƣớc đó vào Việt Nam nhƣ Dự án sản xuất chipset, vốn đầu tƣ giai đoạn I là 300 triệu USD và tổng vốn đầu tƣ 1 tỷ USD của Intel; Dự án 670 triệu USD và dự kiến nâng lên 1,5 tỷ USD của Samsung; các dự án của Compal, Foxconn...

Khi các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới cùng đứng chân ở Việt Nam, sẽ tạo thêm lực hút kéo các nhà đầu tƣ vệ tinh tới, góp phần tăng cƣờng xuất khẩu. Năm 2011, chỉ riêng Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung đã xuất khẩu tới 5,8 tỷ USD, góp phần quan trọng đƣa các sản phẩm điện thoại, linh kiện điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn đứng thứ hai của cả nƣớc.

Theo Biểu đồ Tình hình thu hút FDI cả nƣớc cho giai đoạn 2007-T10.2012, chúng ta có thể thấy nguồn vốn thực hiện giai đoạn vừa qua đã tăng đáng kể và duy trì đƣợc mức độ cao qua các năm, đã rút ngắn khoảng cách khá chênh lệch so với nguồn vốn đăng ký cho giai đoạn trƣớc năm 2007. Điều đó cho thấy khả năng giải ngân nguồn vốn và hấp thụ nguồn vốn của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể. Nguyên nhân chính là do chúng ta đã chú trọng việc thúc đẩy ti ến độ giải ngân dự án, phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phƣơng tiến hành rà soát, phân loại dự án và tập trung hỗ trợ tháo gỡ vƣớng mắc khó khăn cho nhà đầu tƣ. Đồng thời kiên quyết xử lý các dự án chiếm dụng đất lớn, nhà đầu tƣ chậm triển khai, tiến hành thu hồi đất và thu hồi giấy CNĐT. Trong năm 2012, vốn đăng ký vẫn còn khá thấp, trong 10 tháng đầu năm 2012, thu hút đầu tƣ đạt 10,489 tỷ USD tuy nhiên vốn thực hiện vẫn đƣợc duy trì đều đặn. Cơ cấu đầu tƣ chuyển dịch tích cực: tỷ trọng FDI bất động sản giảm, tỷ trọng FDI CN chế biến, chế tạo tăng. Xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực FDI vẫn tăng trƣởng tốt.

Một trong những nguyên nhân làm nguồn vốn FDI suy giảm trong giai đoạn qua chủ yếu do:

- Khó khăn chung của nền kinh tế thế giới;

- Dự án lớn, vốn ảo không có khả năng triển khai giảm mạnh;

- Khó khăn nội tại của Việt Nam: cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nguồn nhân lực tuy đủ về số lƣợng nhƣng thực sự vẫn chƣa đáp ứng đƣợc về chất lƣợng, nền tảng Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chƣa phát triển tƣơng đồng so với các nƣớc khác trong khu vực nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,…;

- Hiện tại Việt Nam đang dần chú trọng tới việc tập trung đề nâng cao chất lƣợng dòng vốn FDI hơn là chạy theo số lƣợng và tăng khả năng hấp thụ nguồn vốn;

- Cạnh tranh thu hút FDI từ các nƣớc có thế mạnh khác trong khu vực nhƣ Indonesia, Thái Lan,…

Theo Cục trƣởng Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài Đỗ Nhất Hoàng, thu hút FDI vào Việt Nam năm 2012 tuy có giảm về vốn đăng ký so với năm 2011 những vẫn có nhiều điểm sáng đáng chú ý nhƣ: lƣợng vốn đăng ký thêm của những dự án đã thực hiện tăng tới 58,5% so với năm 2011, điều này chứng tỏ các nhà đầu tƣ đang làm ăn tại Việt Nam vẫn tin tƣởng vào môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam cũng nhƣ triển vọng trong tƣơng lai nên sẵn sàng tăng vốn đầu tƣ mở rộng sản xuất.

2.1.2. Tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc:

Hình 2.2: Tình hình thu hút FDI cả nƣớc phân theo vùng(1988- T10.2012)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo vùng

Theo Quyết định số 1220/QĐ-BKH của Bộ trƣởng Bộ KHĐT về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm XTĐT phía Bắc:"khu vực phía Bắc bao gồm 29 tỉnh, thành phố, đƣợc tính từ Hà Giang đến Quảng Bình" [2,tr.1]. Ở đây bao gồm: khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và một phần khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Qua biểu đồ, ta có thể thấy khu vực dẫn đầu về thu hút đầu tƣ vẫn là khu vực Đông Nam Bộ với các trọng điểm thu hút FDI bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai,… chiếm 46% tổng số thu hút FDI của cả nƣớc. Tiếp theo là đến khu vực Đồng bằng sông Hồng (21%)

nhất, chiếm chỉ 1% trên tổng số FDI thu hút chính là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI các tỉnh khu vực phía Bắc (2007-T10.2012)

TT Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đầu tƣ (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Hà Nội 1.613 12.157.934.011 4.252.482.415 2 Hà Tĩnh 38 8.409.968.000 2.824.692.630 3 Thanh Hóa 26 6.428.407.000 292.611.300 4 Hải Phòng 185 4.677.044.775 1.377.596.201 5 Hải Dƣơng 134 3.573.700.844 968.332.321 6 Quảng Ninh 35 2.934.693.306 800.944.500 7 Bắc Ninh 214 2.710.269.827 644.631.222 8 Bắc Giang 69 1.531.720.500 1.110.869.500 9 Hƣng Yên 151 1.429.772.986 591.810.264 10 Nghệ An 21 1.424.661.875 184.924.257 11 Vĩnh Phúc 61 1.362.315.748 319.479.302 12 Ninh Bình 21 873.703.620 232.011.965 13 Lào Cai 15 426.313.282 141.805.980 14 Hà Nam 41 379.118.000 123.515.000 15 Hòa Bình 18 169.260.000 84.385.000 16 Phú Thọ 41 149.684.079 95.434.915 17 Thái Bình 18 149.432.700 49.012.897 18 Nam Định 20 108.798.557 84.062.180 19 Lạng Sơn 11 107.333.693 82.055.486 20 Tuyên Quang 7 92.660.322 18.800.000 21 Yên Bái 12 82.829.307 57.227.030 22 Thái Nguyên 17 72.534.865 41.438.865 23 Sơn La 5 22.379.684 6.901.000 24 Hà Giang 7 12.223.886 8.230.012 25 Quảng Bình 2 7.450.000 6.480.000 26 Cao Bằng 4 5.675.000 5.250.000 27 Lai Châu 2 1.001.136 1.001.136 28 Bắc Cạn 1 333.000 333.000 29 Điện Biên 0 - - Tổng cộng 2.789 49.301.220.003 14.406.318.378

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI khu vực phía Bắc, Báo cáo tại Hội nghị Giao ban "Tổng kết tình hình thu hút FDI khu

Các tỉnh khu vực khu vực phía Bắc ngày càng đẩy mạnh thu hút FDI và đã hình thành đƣợc những khu vực và những địa phƣơng trọng tâm đầu tƣ mới của cả nƣớc. Theo Bảng số liệu về tính hình thu hút FDI khu vực phía Bắc cho giai đoạn 2007 đến tháng 10 năm 2012, khu vực đã thu hút đƣợc 2.789 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký hơn 49 tỷ USD.

Trong đó đứng đầu là Hà Nội, trung tâm kinh tế- xã hội của cả nƣớc, với tổng số vốn hơn 12 tỷ USD với một số dự án lớn trong thời gian gần đây nhƣ: dự án Tập đoàn Gamuda - Malaysia đầu tƣ vào khu Yên Sở trị giá 1 tỷ USD; Tập đoàn Facific land Limited - Anh đầu tƣ 2 dự án mỗi dự án 1 tỷ USD xây dựng một Khu công nghiệp sinh học ở Nam Thăng Long và Khu công nghệ cao Sài Đồng A. Tuy không có các dự án lớn vƣợt trội nhƣ một số địa phƣơng mới khác trong thời gian qua, tuy nhiên Hà Nội luôn khẳng định vị thế, tiềm năng của mình ở khu vực phía Bắc.

Tiếp đến là hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh hai trọng điểm mới về thu hút đầu tƣ của khu vực phía Bắc với những dự án đầu tƣ đƣợc gọi là “siêu dự án” rất lớn nhƣ dự án Khu liên hợp luyện thép và cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng với số vốn đầu tƣ giai đoạn 1 lên đến 7,8 tỷ USD và Dự án Liên doanh của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và các công ty Idemitsu Kosan (IKC) và công ty Hóa chất Mitsui (MCI) của Nhật, cùng với Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), với 6,2 tỷ USD xây dựng nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam sau nhà máy Dung Quất tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa. Dự án Khu liên hiệp luyện thép và cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng của Tập đoàn Hƣng Nghiệp (Formosa) Đài Loan tại khu công nghiệp Vũng Áng là dự án FDI lớn nhất tính đến thời điểm đó, và đã giúp Hà Tĩnh vƣơn lên là tỉnh đứng đầu toàn quốc về thu hút vốn FDI năm 2008.Chỉ với con số dự án đăng ký khá khiêm tốn (38 và 26 dự án) so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, tuy nhiên số vốn đăng ký ở hai địa phƣơng này đã lên tới 8,04 tỷ USD và 6,4 tỷ USD giúp hai địa phƣơng này vƣợt lên so với các địa phƣơng có thế mạnh khác trong khu vực nhƣ Hải Phòng, Vĩnh Phúc để leo lên vị trí thứ 2 và thứ 3trong thu hút FDI giai đoạn 2007-2012.

Ngoài ra, còn một số dự án FDI lớn tại các tỉnh khu vực phía Bắc nhƣ: Dự ánĐiện lực AES-TKV Mông Dƣơng (BOT nhiệt điện Mông Dƣơng 2) xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quảng Ninh với số vốn 2,1 tỷ USD; Dự án Công ty Sắt xốp

Kobelco Việt Nam sản xuất phôi thép tại Nghệ An 1 tỷ USD;Dự án sản suất linh kiện điện tử và KCN trị giá 5 tỷ USD của tập đoàn Foxconn Đài Loan. Đến nay, Foxconn đã khởi động các nhà máy công nghệ cao tại Bắc Ninh, Bắc Giang và KCN VSIP Hải Phòng.

Trong khi đó, các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc nhƣ: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Sơn La,... lại thu hút đƣợc nguồn vốn FDI vô cùng khiêm tốn. Đặc biệt nhƣ tỉnh Điện Biên tính trong giai đoạn từ 2007-2012 không thu hút đƣợc bất kỳ dự án FDI nào. Điều đó cho thấy sự chênh lệch về con số thu hút FDI tại các địa phƣơng trong khu vực phía Bắc, từ đó cho thấy việc tăng cƣờng các hoạt động XTĐT tại các địa phƣơng này cần phải đẩy mạnh nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

2.1.3. Tình hình thu hút FDI tại một số tỉnh phía Bắc:

Ở đây xin đề cập chi tiết hơn về 5 tỉnh phía Bắc nằm ở các khu vực khác nhau bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Qua việc phân tích tình hình thu hút FDI ở những địa phƣơng có thế mạnhtừ trƣớc tới nay (Hải Phòng, Vĩnh Phúc) với những địa phƣơng mới nổi (Nghệ An) và vẫn còn hạn chế (Phú Thọ, Yên Bái), chúng ta có thể làm rõ hơn vai trò của hoạt động xúc tiến đầu tƣ với việc thu hút FDI.

Hình 2.3: Tình hình thu hút FDI của 5 tỉnh phía Bắc (1988-2006)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2006),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo địa phương 1988-2006

Hải Phòng Vĩnh Phúc Phú Thọ Nghệ An Yên Bái Tổng vốn đầu tư (nghìn USD) 2328757,0 1143581,0 312717,0 256325,0 19715,0 Số dự án 217,0 133,0 40 18,0 9 217,0 133,0 40 18,0 9 ,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 - 500000,0 1000000,0 1500000,0 2000000,0 2500000,0

Hình 2.4: Tình hình thu hút FDI của 5 tỉnh phía Bắc (2007- T10.2012)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2007-2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI phân theo địa phương

Qua so sánh hai biểu đồ và Biểu đồ Tình hình thu hút FDI các tỉnh khu vực phía Bắc từ 2007-T10.2012, ta có thể thấy Hải Phòng luôn là một trong những địa phƣơng dẫn đầu của khu vực về thu hút đầu tƣ, đứng thứ 4 trong số các tỉnh khu vực phía Bắc trong giai đoạn 2007-2012 và đứng thứ nhất trong cả 2 giai đoạn so với 4 tỉnh còn lại. Vĩnh Phúc cũng là một địa phƣơng rất hấp dẫn và có tiềm năng thu hút đầu tƣ, tuy nhiên trong giai đoạn 2007-2012 thì đã để mất vị trí vào các địa phƣơng mới nổi ở Bắc Trung Bộ nhƣ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và đứng vị trí thứ 11 trong số 29 tỉnh khu vực phía Bắc. Với một số dự án FDI lớn trong những năm qua, Nghệ An đã vƣơn lên vị trí thứ 10 trong khu vực và thứ 2 trong số 5 tỉnh phân tích. Hai tỉnh còn lại bao gồm Phú Thọ và Yên Bái chỉ ở vị trí khiêm tốn (16 và 21) so với các tỉnh còn lại trong khu vực và giữ hai vị trí cuối cùng trong số 5 tỉnh phân tích cho cả giai đoạn 2007-2012.

Hải Phòng Nghệ An Vĩnh Phúc Phú Thọ Yên Bái Tổng vốn đầu tư (nghìn USD) 4677044,0 1424661,0 1362315,0 149684,0 82829,0 Số dự án 185,0 21,0 61 41,0 12 185,0 21,0 61 41,0 12 ,0 20,0 40,0 60,0 80,0 100,0 120,0 140,0 160,0 180,0 200,0 - 500000,0 1000000,0 1500000,0 2000000,0 2500000,0 3000000,0 3500000,0 4000000,0 4500000,0 5000000,0

2.1.3.1. Tình hình thu hút FDI của thành phố Hải Phòng

Hình 2.5: Tình hình thu hút FDI thành phố Hải Phòng(2007-T10.2012)

Nguồn số liệu: Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài(2007-2012),Báo cáo tình hình thu hút FDI

Một phần của tài liệu Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)