Qua quá trình phân tích về tình hình thu hút FDI và hoạt động XTĐT tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt tại 5 tỉnh trên, chúng ta có thể thấy tại các tỉnh thực hiện tốt công tác XTĐT đều mang lại kết quả thu hút FDI khả quan. Việc các tỉnh nhƣ Hải Phòng, Vĩnh Phúc và thời gian gần đây là Nghệ An, Phú Thọ ngày càng tập trung tất cả các nguồn lực nhƣ: kinh phí, nhân lực, đào tạo,...và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo và định hƣớng từ các cấp lãnh đạo từ UBND đến các Sở ban, ngành vào xúc tiến và thu hút FDI chính là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình thu hút đầu tƣ tại các địa phƣơng này. Điều đó không những thể hiện qua tổng số vốn FDI lớn mà còn qua những số lƣợng dự án có quy mô lớn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các dự án gần đây đều có tình khả thi rất cao. Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký ngày càng tăng. Các dự án đƣợc triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả, giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng và nền sản xuất nội tại. Các Doanh nghiệp FDI cũng đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu ngân sách của địa phƣơng.
Hơn nữa, các dự án không chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ Bất động sản, dầu khí hay những dự án gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng nhƣ: khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất hoá chất,... mà trƣớc đây vì chạy theo con số vốn FDI mà một số địa phƣơng đã làm mọi cách để “rải thảm đỏ” kêu gọi, thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh với các địa phƣơng khác để lôi kéo các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hiện nay, các dự án có chất lƣợng nguồn vốn khá đồng đều và tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có những dự án công nghệ cao nhƣ sản xuất linh kiện điện tử, công nghệ thông tin, nuôi trồng con giống,... Đặc biệt thời gian gần đây rất nhiều dự án nằm trong lĩnh vực CNHT. Điều đó thực sự góp phần thúc đẩy phát triển ngành CNHT cũng nhƣ các ngành công nghiệp công có hàm lƣợng nghệ cao theo đúng định hƣớng phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và của từng địa phƣơng nói riêng.
Đạt đƣợc những kết quả trên ngoài nỗ lực thực hiện về xúc tiến và kêu gọi đầu tƣ từ các CQXTĐT Trung Ƣơng, còn chủ yếu là do chính bản thân nội tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh thu hút đƣợc số vốn FDI lớn nhƣ Hải Phòng, Vĩnh Phúc,...đã thực hiện tốt các hoạt động XTĐT theo đúng định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của tỉnh nhà. Các địa phƣơng cũng đã đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế
của mình để có thể đề ra các chƣơng trình XTĐT phù hợp, thực sự đã tập trung vào “chất” hơn là “lƣợng” của nguồn vốn dự án. Các hoạt động XĐT đƣợc thực hiện một cách hiệu quả từ việc xây dựng hình ảnh, kêu gọi đầu tƣ, xúc tiến qua các hội nghị XTĐT trong nƣớc và nƣớc ngoài hay các đoàn khảo sát, công tác xây dựng hệ thống thông tin chuẩn và cập nhật thông qua các cổng thông tin điện tử hay qua các Bộ tài liệu chuẩn về XTĐT đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và có sự đầu tƣ.
Nhƣ đã đề cập ở trên, hoạt động XTĐT thực sự là một nguồn lực thúc đẩy không chỉ là nguồn vốn thu hút cho các địa phƣơng mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung về kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi bộ mặt của các địa phƣơng theo chiều hƣớng tích cực.Sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo địa phƣơng, sự tập trung các nguồn lực và thực hiện nghiêm túc từ định hƣớng, kế hoạch tới công tác triển khai các hoạt động XTĐT của các địa phƣơng: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nghệ An trong thời gian qua chính là nguyên nhân chính dẫn tới những kết quả đạt đƣợc trong thu hút FDI tại đây. Mặc dù vậy, hoạt động XTĐT tại các tỉnh phía Bắc cũng gặp một số khó khăn, hạn chế. Đặc biệt với những địa phƣơng có vị trí không thuận lợi và còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, các địa phƣơng nhƣ Phú Thọ, Yên Bái hay những địa phƣơng khác, những nơichƣa thực sự triển khai tốt công tác XTĐT phải nỗ lực nhiều hơn nữa mới có thể cải thiện hiệu quả tình hình thu hút đầu tƣ của mình.
Nhìn chung, có thể tổng kết những hạn chế và thành công, các nguyên nhân