Chính sách lao động, tiền lương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 55)

Ngày 17/09/2003, chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo nghị

định này, người sử dụng lao động được tuyển dụng lao động nước ngoài với tỷ lệ không quá 3% so với số lao động hiện có của doanh nghiệp, nhưng nhiều nhất không quá 50 người, ít nhất cũng được một người.

Cùng với nghị định 105/2003/NĐ-CP, ngày 26/09/2005, Bộ lao động thương binh xã hội ban hành Thông tư 24/2005/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, số lao động nước ngoài được tuyển tính theo công thức:

Lao động nước ngoài = Lao động của doanh nghiệp * 0,03.

Đồng thời thông tư cũng chỉ rõ, trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đóng trụ sở chính văn bản đề nghị tuyển dụng lao động nước ngoài theo mẫu và sau khi có văn bản chấp nhận của UBND tỉnh, thành, doanh nghiệp mới được tuyển dụng lao động nước ngoài.

Do khi áp dụng vào thực tế, những quy định của nghị định 105/2003/NĐ-CP đã gây trở ngại cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng khi họ cần sử dụng nhiều lao động có trình độ cao mà lao động trong nước chưa đáp ứng được. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, ngày 25/03/2008, chính phủ đã ban hành nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thay thế cho nghị định 105/2003/NĐ-CP ngày 17/09/2003.

Nghị định 34 đã bãi bỏ giới hạn về tỷ lệ cũng như số lượng người nước ngoài được làm việc trong doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoài ra, nghị định này cũng nới lỏng thủ tục xin cấp phép lao động, giúp cho người nước ngoài giảm đáng kể thời gian và chi phí xin cấp lý lịch tư pháp ở quốc gia của họ, vì

theo quy định trong nghị định này, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên chỉ cần cung cấp phiếu lý lịch tư pháp do sở tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp, không cần cấp phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Về chính sách lương, thưởng và chế độ của người lao động, Bộ Lao động thương binh và xã hội yêu cầu các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp FDI, thực hiện đúng quy định về lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, ký hợp đồng lao đồng, chế độ làm tăng ca, tăng giờ, làm thêm ngày lễ, ngày nghỉ, trợ cấp độc hại, thai sản, ốm đau,... theo đúng quy định của nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)