- Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục hành chính, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp FDI, cần thực hiện nhất quán chính sách phân cấp quản lý. Phân định rõ thẩm quyền của các cấp từ Trung ương đến địa phương, quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành hữu quan. Có cơ chế phối hợp và đưa ra các biện pháp, chế tài, cơ chế thanh tra, kiểm tra thực hiện quản lý nhà nước trong điều kiện phân cấp.
- Để đáp ứng yêu cầu phân cấp cần tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài tại địa phương. Tuy nhiên, trong điều kiện phân cấp vẫn cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài. UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm quản lý hoạt động FDI trên địa bàn và sở Kế hoạch và đầu tư tại mỗi địa phương có trách nhiệm trợ giúp UBND tỉnh trong hoạt động trên.
- Thực hiện việc giám sát công tác ban hành các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài của các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, đồng thời cần thường xuyên thực hiện công tác rà soát các loại giấy phép, các quy định liên quan đến hoạt động FDI do các bộ, ngành và các địa phương ban hành để tránh chồng chéo và đảm bảo tính thống nhất. Ban hành quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước để chấm dứt sự kiểm tra tuỳ tiện gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.