Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 89)

Yếu tố con người là yếu tố trung tâm có tính chất quyết định đối với mỗi hoạt động kinh tế xã hội. Cũng như các nước chậm phát triển và đang phát

triển khác trong khu vực và trên thế giới, chúng ta đã và đang thu hút đầu tư nước ngoài nhờ lợi thế về nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế thế giới lên trình độ cao hơn - nền kinh tế tri thức - thì lợi thế đó đang dần mất đi. Các nước xuất khẩu tư bản đã và đang hướng tới những thị trường mà ở đó họ có thể dễ dàng tìm kiếm được đội ngũ công - nhân viên thực sự có trình độ, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng có thể thích ứng được trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, áp lực cao. Đó cũng là lý do trong những năm gần đây, luồng vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu di chuyển trong nội bộ các nước phát triển. Thực tế đó đòi hỏi các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng phải có giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài để vừa giữ chân được những nhà đầu tư truyền thống, vừa cạnh tranh được với các nước khác nhằm thu hút thêm luồng vốn FDI cho sự phát triển của đất nước. Cụ thể:

- Xây dựng chiến lược dài hạn về đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề hội tụ đủ năng lực, phẩm chất để sớm đảm nhận được những vị trí quản lý chủ chốt trong các doanh nghiệp nước ngoài.

- Chú trọng công tác đào tạo và tập huấn nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu luật pháp, khả năng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý đầu tư nhà nước ở tất cả các cấp, ngành, địa phương.

- Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài nhằm giảm thiểu phiền hà cho nhà đầu tư và làm trong sạch môi trường đầu tư của Việt Nam.

- Có chính sách "trải thảm đỏ" chào đón những người thực sự có đủ tài, đức vào làm việc tại những cơ quan nhà nước về đầu tư nước ngoài. Đưa ra yêu cầu bắt buộc là đối với những người làm việc về đầu tư nước ngoài phải

thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Tuyển dụng công khai và xử lý nghiêm minh những trường hợp nhận và đưa hối lộ trong những đợt tuyển dụng của cơ quan nhà nước.

- Tích cực tìm kiếm sự giúp đỡ, phối hợp của các nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong việc đào tạo, hỗ trợ đào tạo, tập huấn tại chỗ hoặc gửi ra nước ngoài tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ quản lý đầu tư nước ngoài và công nhân viên làm việc trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng chiến lược đào tạo người lao động ở tất cả các trình độ. Đổi mới chương trình đào tạo trong các trường dạy nghề, trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp theo hướng đào tạo sát với thực tế, không chạy theo thành tích. Đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên, cử nhân giỏi tay nghề, chuyên môn có thể đáp ứng ngay với đòi hỏi của công việc, có tính kỷ luật và tác phong công nghiệp, trình độ ngoại ngữ đảm bảo ít nhất đủ giao tiếp ở mức tối thiểu, phải hiểu biết về pháp luật lao động của Việt Nam để tránh gây những thiệt hại cho chính bản thân mình, cho doanh nghiệp có vốn FDI và làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư quốc gia.

KẾT LUẬN

Sau 20 năm mở cửa, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh. Việt Nam không những thoát khỏi khủng hoảng kinh tế mà còn vững vàng đi lên, đồng thời vị trí của đất nước trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Việc Việt Nam gia nhập WTO - một tổ chức quốc tế mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia - đã là một minh chứng cụ thể. Có được thành quả đó, chúng ta không thể không kể đến sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp có vốn FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một mặt, giúp Việt Nam khắc phục được những khó khăn lớn trong quá trình phát triển kinh tế: vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý và thị trường, mặt khác, nó giúp nền kinh tế của chúng ta dần thoát khỏi lạc hậu, dẫn đến thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với thế giới.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của bộ phận doanh nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Việt Nam đã xây dựng và áp dụng khá nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng cường thu hút vốn FDI. Chính vì lẽ đó mà nguồn vốn quốc tế vào Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Điều đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song theo đánh giá của giới chuyên môn, thì nguyên nhân quan trọng nhất là do môi trường đầu tư của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn. Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, năng lực của cán bộ yếu

cả về trình độ và phẩm chất, sự phối hợp giữa các ban ngành còn chưa chặt chẽ,…

Để hướng tới mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, trên giác độ quản lý nhà nước về kinh tế, những nguyên nhân thuộc về xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, cần tiếp tục được quan tâm xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước và lộ trình cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, để vừa nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, vừa tạo lập môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định nhằm thu hút, khai thác tối đa luồng vốn quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước một cách bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình (2005), Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Vũ Xuân Bình, Phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3/2006, Tr. 35 – 39.

3. Nông Việt Cường, Kinh nghiệm thành công trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 2/2005, Tr. 70 – 75.

4. Cục đầu tư nước ngoài, 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988 – 2007), http://www.fia.mpi.gov.vn.

5. Cục đầu tư nước ngoài, Đóng góp của FDI cho nền kinh tế Việt Nam, http://www.fia.mpi.gov.vn, ngày 05/07/2002.

6. Trần Xuân Hải, Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2/2006, Tr. 13 - 15

7. Ngô Văn Hiền, Hoạt động quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài những năm đầu của thế kỷ XXI, thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế phát triển, số 5/2005, Tr. 40 – 43.

8. Đỗ Thị Kim Hoa, Thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc: Cơ hội và thách thức, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 24/2005, Tr. 14 – 20. 9. Đàm Hưng, Doanh nghiệp FDI còn bức xúc, Tạp chí Kinh tế Châu Á –

Thái Bình Dương, số 1 + 2 ngày 01/01/2008, Tr. 30.

10. Việt Hưng, Đầu tư nước ngoài năm 2008: Tiếp tục khởi sắc, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2008, Tr. 13 – 15.

11. Lan Hương, Biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm trong vụ Vedan, www.dantri.com.vn, ngày 18/09/2008.

12. Thu Hường, Có “Bảo bối”, Vedan cả gan “đầu độc” Sông Thị Vải, www.dddn.com.vn, ngày 17/09/2008.

13. Đặng Thu Hương, Một số điểm tương đồng và khác biệt của Việt Nam và Trung Quốc về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 107/2006, Tr. 47 – 49.

14. Phong Lan, Đầu tư nước ngoài cần cú hích từ chính sách, vnExpress.net, ngày 15/04/2008.

15. Nguyễn Thường Lạng, Lựa chọn hình thức FDI: Kinh nghiệm của các nước và bài học đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 10/2006, Tr. 40 – 49.

16. Trần Quang Lâm – An Như Hải (2005), Kinh tế có vốn đầu tư ngước ngoài ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Phi Long, Chính sách thuế bất nhất làm doanh nghiệp nản lòng, vietnamnet, ngày 20/05/2004.

18. Hồ Vĩnh Lộc, Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 6/2001, Tr. 13 – 16. 19. Luật đầu tư 2005, NXB Lao động xã hội

20. Trần Văn Nam (2005), Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thực trạng và giải pháp, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

21. Nghị định số 27/2003/NĐ – CP (2003) quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

22. Nghị định số 105/2003/NĐ–CP (2003) về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

23. Nghị định số 34/2008/NĐ – CP (2008) về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

24. Nhóm phóng viên điều tra, Vụ “Công ty Vedan”, phó Chủ tịch tỉnh trả lời “qua chuyện”, CANDonline, ngày 19/09/2008.

25. Bùi Huy Nhượng, Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ triển khai thực hiện dự án FDI, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 35/2005, Tr. 13 – 17.

26. Nguyễn Bích Ngọc, Xúc tiến thu hút vốn FDI vào Việt Nam: Thêm những "điểm nhấn", Tạp chí Tài chính, tháng 7/2007, Tr. 18 – 21.

27. Thảo Nguyên, Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhìn từ trường hợp SITC, Tạp chí Tài chính, tháng 3/2006, Tr. 19 – 21.

28. Tuyết Nhung, Vedan “tinh vi” hay cơ quan chức năng bị “che mắt”?, vietnamnet, ngày 17/09/2008.

29. Nguyên Phong, Xúc tiến đầu tư sẽ có kinh phí thường xuyên, vietnamnet, ngày 11/04/2005.

30. Bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc, Mở cửa cho các cơ hội đầu tư mới vào Việt nam, http://www.mofa.gov.vn, ngày 20/02/2004.

31. Phạm Thái Quốc, Thực trạng và chính sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc và Ấn Độ - Nghiên cứu và so sánh, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và chính trị thế giới, số 1/2007, Tr. 30 – 36.

32. Nguyễn Khắc Thân – Chu Văn Cấp (1996), Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Xuân Thắng, Tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 106/2006, Tr. 54 – 56.

34. Phan Hữu Thắng, Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 1/2007, Tr. 32 - 35.

35. Phan Hữu Thắng, Tổng kết 20 năm luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 1/2008, Tr. 27 - 29.

36. Nguyễn Thuỳ, Doanh nghiệp nước ngoài kiến nghị nhiều về chính sách đầu tư, vnExpress.net, ngày 18/12/2004.

37. Bùi Anh Tuấn (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tạo việc làm cho người lao động, NXB Thống kê, Hà Nội.

38. Duy Tuấn, Đủ căn cứ khởi tố hình sự Công ty Vedan, VTC News, ngày 23/09/2008.

39. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Phạm Quốc Trung, Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam đến 2010, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3/2007, Tr. 11 – 13.

41. Trung Quốc siết chặt đầu tư nước ngoài, vietbao.vn, ngày 09/11/2007. 42. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)