Nhóm các giải pháp đối với tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 104)

1. Vốn cân đối ngân

3.3.2.Nhóm các giải pháp đối với tỉnh Ninh Bình

Thứ nhất: Tăng cường hiệu lực quản lý và điều hành các chương trình, dự án ODA

Với tư cách là Cơ quan hành chính cao nhất ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình được Chính phủ phân cấp, uỷ quyền đối với việc quản lý

các nguồn vốn ODA thuộc nhóm B và nhóm C trên địa bàn tỉnh. Với kinh nghiệm đã triển khai một số dự án ODA cho thấy muốn khắc phục những điểm bất hợp lý trong quy trình thực hiện dự án, chương trình ODA, tỉnh cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Nâng cao chất lượng và hiệu lực quản lý của bộ máy hành chính các cấp ở địa phương về ODA. Thống nhất đầu mối thu hút và quản lý ODA cũng như đầu mối về quản lý tài chính. Đề cao tính độc lập tự chủ của đơn vị thụ hưởng dự án, đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình từ vận động cho đến sử dụng vốn ODA và đến khâu vận hành sau đầu tư. Các ngành, các cấp cần tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện kiên quyết theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng, thực hiện chặt chẽ trong các khâu đấu thầu chọn chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tăng cường sử dụng tư vấn độc lập trong quá trình thực hiện dự án.

- Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Nâng cao vai trò của các tổ chức thanh tra trong việc thanh tra để chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn. Mặt khác cần quy rỏ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình từ khảo sát, thiết kế, thi công, thực hiện quy chế đấu thầu, đến kiểm tra giám sát công trình, hoàn công công trình. Hàng năm các Ban quản lý dự án phải soát xét lại các công trình xây dựng để có sự điều chỉnh hay cắt giảm vốn hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư trong năm.

- Đẩy mạnh tiến độ cũng như chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án ODA (từ khâu lập, thẩm định, và ra quyết định đầu tư ), nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, củng như đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư trong quá trình hoạt động.

- Nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án, của các Ban quản lý dự án trong việc quản lý thực hiện đầu tư, chịu trách nhiệm trong quá trình thực

hiện dự án nhất là phê duyệt thiết kế bản vẻ thi công, xác định tổng mức dự án, tiến độ, chất lượng dự án, trong tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các Ban quản lý dự án, cần tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hoá, cần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

- Thực hiện tốt các khâu từ tổng hợp nhu cầu vốn của các đơn vị đến các khâu như: Lựa chọn, lập hồ sơ dự án, thẩm định và phê duyệt dự án, tổ chức triển khai, ... tránh tình trạng phê duyệt các dự án sử dụng ODA tràn lan như giai đoạn vừa qua. Ngoài ra, tỉnh cũng cần thận trọng trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn sao cho đủ năng lực, nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, đồng thời gắn trách nhiệm của họ với các dự án của tỉnh.

- Mặt khác, Ninh Bình cần thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” và tăng cường công tác theo dõi, đánh giá các chuơng trình, dự án.

Thứ hai: Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ

Tuy thời gian qua đã có một số dự án ODA do tỉnh chủ động vận động, nhưng đội ngũ cán bộ tham gia vào các khâu của một chu trình dự án đã bộc lộ rất nhiều bất cập, đòi hỏi cần phải đào tạo và đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới. Các giải pháp thuộc phần này cần được tập trung vào các vấn đề sau:

- Tăng cường năng lực cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính các cấp, nhất là tại các cơ quan tham mưu tổng hợp cấp tỉnh.

- Thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về quản lý các chương trình, dự án ODA cho cán bộ hành chính và giám đốc các dự án. Nội dung hướng vào việc phổ biến tài liệu hướng dẫn về chu trình của dự án, chính sách và nghiệp vụ, kinh nghiệm theo dõi, đánh giá dự án và thể chế hoá trình độ năng lực cho đôi ngũ cán bộ nhất là những cán bộ làm việc trực tiếp tại các dự án.

- Phổ cập trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ, bởi vì hiện tại trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ tỉnh Ninh Bình đang ở mức báo động.

Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA

Đối với cấp độ quốc gia thì hệ thống thông tin ODA có 2 kênh nhưng đối với địa phương Ninh Bình có thể nói nó bao gồm 4 kênh thông tin khác nhau: Kênh thông tin giữa Nhà tài trợ và các bộ, ngành ở trung ương; Kênh thứ 2 là giữa Bộ ngành ở trung ương với Ninh Bình, kênh thứ 3 là kênh thông tin giữa Ninh Bình với các nhà tài trợ và kênh thứ 4 là Kênh thông tin trong nội bộ tỉnh Ninh Bình. Hệ thống thông tin này có được vận hành hiệu quả hay không thì cần có cơ chế thích hợp.

Hệ thống thông tin về ODA đã bước đầu được xác lập, ở trung ương Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng trang Web riêng về ODA và bản tin ODA phát hành rộng rãi nhằm thông tin về tình hình ODA đến các nhà tài trợ và các địa phương. Tại Ninh Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã thiết lập một trang web giới thiệu tình hình kinh tế - xã hội và các dự án kêu gọi đầu tư. Các hệ thống này bước đầu đã phát huy hiệu quả là cầu nối giữa địa phương và trung ương, giữa các bên liên quan với nhau.

Để hoàn thiện hệ thống thông tin này, Ninh Bình cần xây dựng một hệ thống trao đổi thông tin hữu hiệu giữa các ngành các cấp trong tỉnh, tăng cường trao đổi thông tin với bên ngoài bằng nhiều hình thức. Có như vậy, thông tin về nhu cầu của các đơn vị mới đến được với chính quyền cấp tỉnh, các cơ quan ở trung uơng và đến được với cộng đồng nhà tài trợ.

Thứ tư: Bố trí đủ vốn đối ứng

Vốn đối ứng là vấn đề đau đầu nhất đối với các dự án sử dụng ODA tại Ninh Bình. Một điều kiện bắt buộc mà các nhà tài trợ trước khi tài trợ đều yêu cầu. Mặc dù, đây chỉ là khoản vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong mỗi chương trình,

dự án dùng để trang trải cho các chi phí để tiếp nhận vốn ODA, nhưng lại là vấn đề tương đối khó so với một tỉnh nghèo như Ninh Bình. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh Ninh Bình một mặt cần phân bổ cụ thể các nguồn vốn do Trung ương phân bổ Ngân sách hàng năm, đáp ứng đủ và ưu tiên cho các dự án ODA trong quy hoạch. Mặt khác, đề nghị Nhà nước hỗ trợ nguồn kinh phí bổ trợ hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn ODA của tỉnh.

Thứ năm: Ban hành quy chế quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA

Việc xác lập một Quy chế thống nhất quản lý thu hút và sử dụng vốn ODA là rất cần thiết. Quy chế này cần quy định rõ hơn cơ quan đầu mối trong việc điều phối ODA, là cầu nối giữa địa phương và Trung ương. Ngoài ra, Quy chế cũng cần quy định cụ thể những nội dung liên quan đến các quy trình thực hiện một chương trình, dự án sử dụng ODA hoàn chỉnh và các quy định riêng về cơ chế vay lại, cơ chế trả nợ cho Ngân sách Nhà nước ...

Đối với các thủ tục về đầu tư xây dựng, đấu thầu, công tác giải phóng mặt bằng, cơ chế đối với chuyên gia tỉnh cũng cần ban hành những quy định cụ thể theo hướng ưu tiên, ưu đãi và đơn giản hoá.

Thứ sáu: Quy hoạch sử dụng vốn ODA cần được sớm hoàn chỉnh

Một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến thất bại của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là khâu quy hoạch bị bỏ qua hoặc thực hiện quá sơ sài. Quy hoạch ODA là bước khởi đầu đối với mỗi dự án cụ thể, do vậy, đổi mới công tác này có thể giúp cho những nhà quản lý tránh được việc lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, thông qua quy hoạch nhà tài trợ có thể nhận biết trong giai đoạn nhất định Ninh Bình cần những gì ở nhà tài trợ. Đây cũng là tài liệu quan trọng để làm cơ sở cho Chính phủ và Bộ Kế hoạch và đầu tư kêu gọi vốn ODA từ các nhà tài trợ.

Hiện nay, công tác quy hoạch sử dụng vốn ODA ở Ninh Bình chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù Danh mục các dự án ưu tiên sử dụng ODA đã

được Ủy ban nhân dân tỉnh chính thức đăng ký với Bộ Kế hoạch và đầu tư để vận động trong giai đoạn 2010 - 2020. Nhưng có thể nói, bản danh mục này chưa thực sự được đầu tư trí tuệ của các cấp, các ngành mà mới chỉ dừng lại ở một số ngành tham mưu của tỉnh.

Để giải pháp này thực sự có hiệu quả thì tỉnh Ninh Bình cần hướng việc huy động vốn ODA cho các ngành theo định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và tổ chức thực hiện quy hoạch một cách có hiệu quả, đảm bảo đúng các mục tiêu đã đề ra trên cơ sở cân đối các nguồn lực.

Thư bảy: Ngoài những giải pháp nêu trên, Ninh Bình cũng cần tăng cường công tác theo dõi, đánh giá dự án từ khâu hình thành cho đến khâu kết thúc đưa dự án vào hoạt động; Xây dựng cơ chế phối hợp linh hoạt giữa các ngành các cấp để đôn đốc các Chủ đầu tư tiết kiệm trong đầu tư, hoàn trả vốn đúng hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tám: Thực hiện đầy đủ các cam kết với các nhà tài trợ: Giải pháp

này góp phần tạo niềm tin của cộng đồng các nhà tài trợ, tăng khả năng thu hút ODA.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 104)