Đánh giá chung về tình hình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 54 - 59)

2.1.3.1. Kết quả huy động, quản lý và sử dụng ODA đạt được

Trong giai đoạn vừa qua, công tác vận động, thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực, nguồn vốn ODA đã bổ sung một nguồn kinh phí quan trọng cho đầu tư

phát triển, chiếm 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

Thứ nhất, ODA làm thay đổi đáng kể bộ mặt của cơ sở hạ tầng kinh tế.

Cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam được nhận nhiều ODA nhằm mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải, truyền thông và năng lượng.

Trong số 4,45 tỷ USD vốn ODA các nhà tài trợ cam kết danh cho Việt Nam đưa ra tháng 12/2006, nguồn vốn ODA dành cho năng lượng điện và giao thông chiếm tới hơn 40% vốn ODA của Việt Nam.

Thứ hai, ODA góp phần quan trọng vào sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội.

Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như: Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, Chương trình xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, thứ hạng của nước ta trong bảng xếp hạng các quốc gia và chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc đều được cải thiện hàng năm.

Thứ ba, ODA có tác dụng tích cực trong tăng cường năng lực thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng pháp luật, cải cách hành chính.

Nhiều cơ quan đã được tăng cường năng lực với một lượng lớn cán bộ được đào tạo và đào tạo lại về khoa học, công nghệ, kinh tế. ODA cũng mang lại những kinh nghiệm quốc tế có giá trị đối với sự nghiệp phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước, pháp luật.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của ODA, một số bộ luật quan trọng đã được chuẩn bị và được Chính phủ trình Quốc hội thông qua góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế trong tiến trình của Việt Nam gia nhập WTO như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng.

Thứ tư, ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo.

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 cho tới nay, công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng. Tỷ lệ dân nghèo đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn dưới 10% năm 2010: bình quân mỗi năm giảm (2 – 3%). Kết quả này cho thấy Việt Nam đã vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà nước ta đã cam kết với thế giới. Điều này cho thấy phát triển kinh tế ở Việt Nam mang tính rộng rãi, tác động lên mọi bộ phận dân cư của cả nước.

Khoảng 200 dự án với tổng vốn ODA hơn 3,2 tỷ USD đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn , chiếm gần 18% tổng mức ODA ký kết . Các dự án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, lưới điện sinh hoạt, trạm y tế, trường học.

Tóm lại , viê ̣c thu hút , quản lý và sử dụng ODA ở nước ta trong thời gian qua đa ̣t hiê ̣u quả khá cao . ODA tác đô ̣ng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hô ̣i của các ngành đi ̣a phương và các vùng lãnh thổ trên cả nước .

2.1.3.2. Những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA

Tuy công tác thu hút và sử dụng vốn ODA đạt được nhiều kết quả tích cực song vẫn còn tồn tại một số hạn chế và bất cập cần được khắc phục, cụ thể là:

Một là, Về cơ chế chính sách và công tác thu hút , quản lý của nhà nước: Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA. Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách và những văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA; việc thẩm định phê duyệt, bố trí vốn đối ứng, theo dõi, giám sát các dự

án ODA. Thời gian chuẩn bị chương trình, dự án ODA kéo dài, bao gồm từ khâu đề xuất ý tưởng dự án cho đến khi ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA thường mất khoảng từ hai đến ba năm. Chất lượng của một số văn kiện chương trình, dự án ODA chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phù hợp với những điều kiện cụ thể của Việt Nam, dẫn tới tình trạng nội dung dự án phải bổ sung và điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có trường hợp phải huỷ bỏ dự án.

Hai là, Về năng lực nhà thầu, nhà tư vấn: Không đáp ứng được yêu cầu

công việc. Vấn đề thất thoát trong sử dụng ODA đã và đang trở thành nhiệm vụ cấp bách mà Chính phủ cần thiết phải có biện pháp mạnh để chấn chỉnh kịp thời.

Ba là, Về ch ất lượng công trình : Phần lớn các chương trình, dự án ODA tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng chất lượng nhiều công trình chưa bảo đảm đúng tiêu chuẩn của bản thiết kế khiến cho viê ̣c hàng năm nhà nước phải b ỏ ra chi phí lớn đ ể bảo dưỡng, tu sửa các công trình . Mặt khác, chất lượng, nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù hợp với thực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất thường của môi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại nội dung.

Bốn là, Về vấn đề giải ngân vốn ODA : Việc thực hiện chương trình, dự án ODA chậm làm cho tình hình giải ngân vốn ODA chậm được cải thiện. Tỷ lệ giải ngân vốn của Việt Nam hiện nay thấp hơn tỷ lệ bình quân giải ngân nguồn vốn này trong khu vực và thế giới, trung bình chỉ bằng 60% vốn cam kết và bằng khoảng 80% vốn ký kết, mức giải ngân các dự án ODA không đồng đều. Do giải ngân chậm nên hiệu quả và hiệu suất của nguồn vốn ODA đối với nhiều chương trình và dự án bị giảm sút.

Năm là, Về tổng nợ ODA của Viê ̣t Nam : Tổng nợ ODA của Việt Nam

hiện chiếm 40% GDP, mức nợ này của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi cho phép nhưng tổng nợ của Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 50% GDP, bao gồm cả nợ ưu đãi, trong 5 năm tới. Hiện mỗi năm Việt Nam phải chi 5,5% GDP cho các khoản dịch vụ nợ.

Ngoài ra, thông tin về nguồn vốn ODA và cách tiếp cận đến nguồn vốn này chưa rõ ràng và khó khăn cho việc khai thác và sử dụng.

2.1.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA còn thiếu đồng bộ, chưa nhất quán, thậm chí còn có nhiều điểm chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế đã làm phát sinh những khó khăn và vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Tính làm chủ của các cơ quan chủ quản, chủ chương trình, dự án ODA chưa được phát huy đầy đủ trong quá trình chuẩn bị, thực hiện chương trình, dự án mà chủ yếu dựa vào nhà tài trợ.

Quy trình và thủ tục quản lý, sử dụng ODA của Chính phủ và nhà tài trợ chưa hài hòa. Còn tồn tại những sự khác biệt chậm được xử lý đã tác động đến tình hình thực hiện các chương trình và dự án ODA.

Hiệu lực của công tác điều phối viện trợ của các cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết. Nhiều trường hợp chưa chủ động phối hợp với nhà tài trợ và các bộ, ngàng, địa phương trong việc lựa chọn và xây dựng các chương trình, dự án ODA, chưa quản lý tốt việc thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA.

Các điều kiện và nguồn lực đối ứng chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để thực hiện và đảm bảo tính bền vững của chương trình, dự án ODA sau khi kết thúc (như: vốn chuẩn bị dự án, vốn đối ứng, vốn duy tu bảo dưỡng, cán bộ có năng lực...). Chưa huy động rộng rãi các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hay bị ảnh hưởng từ dự án tham gia vào quá trình thực hiện, theo dõi đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các chương trình, dự án ODA.

Năng lực tổ chức và năng lực con người trong thu hút, quản lý và sử dụng ODA của các đơn vị đầu mối về quản lý ODA tại một số Bộ, ngành, địa

phương và của các đơn vị thực hiện dự án chưa đáp ứng được yêu cầu và thiếu tính chuyên nghiệp. Năng lực các nhà thầu, các nhà tư vấn trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng để hỗ trợ việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.

Công tác theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình và dự án ODA, chế độ báo cáo từ cơ sở và phản hồi thông tin của các cơ quan nhà nước về ODA chưa thực hiện nghiêm túc theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)