Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 95 - 100)

1. Vốn cân đối ngân

3.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA

Trên cơ sở những quan điểm cơ bản về thu hút và sử dụng ODA, định hướng công tác này được xác định nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch đã đề ra và nằm trong sự phối kết hợp với các nguồn đầu tư phát triển khác.

Việc sử dụng vốn ODA phải nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững.

Vốn ODA phải được cân đối thống nhất với các chương trình, dự án đầu tư khác của tỉnh nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và Quy hoạch phát triển đến năm 2020.

Vốn ODA được xác định là nguồn ngân sách, đây cũng là nguồn bù đắp cho sự thiếu hụt vốn cho đầu tư phát triển. Do vậy, tỉnh cần cân đối những lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại và những lĩnh vực nào cần ưu tiên để sử dụng vốn ODA ưu đãi.

Tỉnh cũng cần tập trung vốn ODA cho những mục tiêu quan trọng, không sử dụng vốn ODA để thay thế đầu tư của khu vực tư nhân. Tránh tình trạng sử dụng vốn ODA để gạt bỏ những dự án mà tư nhân có thể đảm đương được.

Sử dụng vốn ODA cũng cần xét đến việc hỗ trợ nhằm tạo ra ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, cần cân nhắc đến tiềm năng chuyển hướng sản xuất sang xuất khẩu để tăng khả năng cân đối ngoại tệ cho tỉnh và cho cả nước.

3.1.2.1. Thu hút và sử dụng vốn ODA theo ngành và lĩnh vực

Căn cứ vào Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ và Thông tư số 04/2007/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì vốn ODA cần huy động theo lĩnh vực ưu tiên như sau:

- Vốn ODA không hoàn lại:

Ninh Bình cần tranh thủ tối đa nguồn vốn này và định hướng thu hút, sử dụng vào các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên:

+ Xoá đói giảm nghèo, ưu tiên tối đa cho vùng sâu, vùng đồng bào thiểu số tại huyện Nho Quan, Yên Mô … ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn tại các vùng này. Các dự án ODA hướng vào nội dung

hỗ trợ toàn diện như: Giao thông, thuỷ lợi kết hợp với cung cấp nuớc sạch và cải thiện môi truờng; Trồng và bảo vệ rừng; phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp ...

+ Vốn ODA cho Y tế, dân số và các vấn đề về giới: Chú trọng đến các dự án nâng cấp các cơ sở y tế tại tuyến cơ sở, các dự án truyền thông, tạo việc làm cho phụ nữ và bình đẳng giới.

+ Lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội nhất là các dự án cho ngành giáo dục đào tạo như: Kiên cố hoá các trường tiểu học, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

+ Các vấn đề về xã hội: Tập trung huy động vốn ODA không hoàn lại cho các dự án về các vấn đề xã hội: Tạo việc làm, cấp nước sạch quy mô nhỏ cho các cụm dân cư ở vùng khó khăn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội.

+ Lĩnh vực bảo vệ môi trường: Bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, làng nghề thủ công truyền thống.

+ Cải cách hành chính, tăng cường năng lực thể chế của các cơ quan nhà nước tại cấp tỉnh, huyện và xã, trong đó đặc biệt chú trọng đến cấp cơ sở.

- Vốn ODA vay ưu đãi, bao gồm cả tín dụng ưu đãi và tín dụng hỗ hợp: + Tập trung cho các dự án xoá đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp nông thôn.

+ Đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông, hệ thống luới điện hạ áp tại các huyện, xã nghèo.

+ Các công trình cơ sở hạ tầng khác phục vụ phúc lợi công cộng.

+ Đầu tư cho các chương trình phát triển công nghiệp có khả năng hoàn vốn thông qua các dự án vay lại từ nguồn vay ODA ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt là các dự sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất cho các cơ sở kinh tế.

Trong thời gian qua, các dự án ODA chỉ chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng, các công trình dân sinh, phúc lợi công cộng ... phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới tái lập tỉnh (thiếu cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn ...). Trong bối cảnh mới, nhất là vài năm trở lại đây, nhu cầu huy động vốn cho những dự án sản xuất kinh doanh trọng điểm của tỉnh, vừa góp phần giải quyết việc làm, vừa tháo gỡ khó khăn cho nông dân trong sản xuất những mặt hàng phục vụ xuất khẩu mà chưa qua chế biến như: Thuỷ sản, hàng cói mỹ nghệ, hàng nông sản ... thì việc điều phối nguồn vốn ODA sang các lĩnh vực mới cần được quan tâm đúng mức. Việc huy động vốn ODA không thể giới hạn ở một số lĩnh vực như giai đoạn vừa qua nhằm khơi dậy tiềm năng to lớn của tỉnh và để nắm bắt những xu hướng, hình thức tài trợ mới.

Từ các định hướng trên, hướng các dự án, chương trình sử dụng ODA của tỉnh đáp ứng yêu cầu “5 năm tới dành khoảng 15% vốn ODA vào các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản, kết hợp mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo; khoảng 25% cho ngành năng lượng và công nghiệp; khoảng 25% cho các ngành giao thông, bưu điện, cấp thoát nước và đô thị. Coi trọng sử dụng vốn ODA trong các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường”.

3.1.2.2. Thu hút và sử dụng vốn ODA vào theo địa bàn

Mặc dù cả 8/8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã được thụ hưởng vốn ODA thông qua các chương trình, dự án triển khai trong những năm qua, nhưng mức độ chênh lệch sử dụng ODA còn khá lớn, chủ yếu chỉ tập trung ở khu vực trung tâm tỉnh (thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp) và các thị trấn, huyện lỵ của các huyện. Do vậy, các dự án vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Đối với thành phố Ninh Bình: Ngoài các dự án đang triển khai và các dự án đầu tư trong nước khác, tỉnh vẫn cần tập trung giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bằng việc kêu gọi ODA cho dự án “Quản lý và xử lý chất thải rắn” nhằm giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngoài ra thành phố Ninh Bình đang hướng đến là thành phố du lịch và phấn đấu lên đô thị loại II nên vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là phát triển thành phố theo hướng thành phố xanh. Vì thế nên ưu tiên các dự án phát triển đô thị và môi trường.

- Đối với thị xã Tam Điệp: Xây dựng thành phố Tam Điệp trở thành đô thị loại III, trọng tâm phục vụ phát triển công nghiệp sản xuất thép cao cấp, cơ khí chế tạo và đẩy mạnh xây dựng khu vực dịch vụ.

- Đối với huyện Kim Sơn: Đây là huyện duy nhất có biển, với diện tích lấn biển hàng năm đạt khoảng 100 m2, do vậy các nguồn lợi từ biển không ngừng tăng lên (thuỷ hải sản, trồng và chế biến cói…) ngoài ra trong quy hoạch bãi bồi vùng Kim Sơn cũng đã xác định đây sẽ là vùng trọng điểm sản xuất và chế biến thuỷ hải sản. Do vậy cần tập trung huy động vốn ODA vào một số dự án chế biến thuỷ sản, chế biến và sản xuất cói mỹ nghệ.

- Đối với huyện miền núi Nho Quan: Do đây là vùng tập trung dân tộc thiểu số (Mường) nên tỉnh cần có chính sách huy động ODA cho xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra ở đây cũng tập trung một số tài nguyên thiên nhiên phong phú do vậy tỉnh cần huy động vốn ODA đầu tư hạ tầng (điện, đường giao thông, thông tin liên lạc) để làm “chất xúc tác” phát triển công nghiệp và dịch vụ của huyện này.

- Huyện Hoa Lư: Là nơi tập trung nhiều tài nguyên lịch sử và nhân văn (cố đô Hoa Lư, đền thờ các vua Trần …), có quần thể hang động hùng vĩ và đã được Chính phủ gợi ý cùng thị xã Ninh Bình xây dựng thành một Thành phố du lịch trong tương lai. Do vậy cần huy động vốn ODA cho công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng các công trình hạ tầng đáp ứng được yêu cầu của một thành phố du lịch trong tương lai.

- Đối với các huyện khác như: Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô cần tiếp tục quan tâm đầu tư vào các công trình hạ tầng, truờng học, trạm y tế… để không bị tụt hậu so với các vùng khác trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)