Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 102)

1. Vốn cân đối ngân

3.3.1.Nhóm giải pháp về phía Nhà nước

Thứ nhất: Hoàn thiện môi trường pháp lý

Để nâng cao khả năng thu hút hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA, ngoài việc phải có một chiến lược thu hút và sử dụng vốn rõ ràng phù hợp với từng thời kỳ thì cần thiết phải có hệ thống các chính sách và pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ nhằm tạo ra một môi truờng thuận lợi.

Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và hàng loạt các thông tư hướng dẫn của các Bộ có liên quan như Thông tư số 06/2001/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan … cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn về chế độ thuế, nhập khẩu… Các văn bản này ra đời đã tạo một khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh về thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Tuy nhiên, các quy định mới chỉ giới hạn ở bước tiếp nhận và sử dụng vốn mà chưa quy định rõ phải hoàn trả như thế nào và các định chế trả nợ nước ngoài.

Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực này cũng cần tiếp tục được hoàn thiện như: Cơ chế điều phối giữa các bộ, ngành ở trung ương với nhau; giữa trung ương và địa phương; quy chế cho vay lại; các chính sách thuế, giải phóng mặt bằng; các chính sách liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng, đấu thầu... cũng cần sớm được quy định. Đồng thời hướng các thủ tục trong nước hài hoà với các thủ tục của các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, một số văn bản còn chồng chéo, làm cho các nhà thầu và chủ đầu tư khó vận dụng thực hiện.

Thứ hai: Chính phủ cần công bố Quy hoạch sử dụng vốn ODA

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể, các cơ quan tham mưu cần tham mưu để Chính phủ công khai hoá Quy hoạch huy động và sử dụng vốn ODA, đặc biệt là quy hoạch thu hút ODA theo vùng để các địa phương có cơ sở xây dựng quy hoạch của địa phương mình.

Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với việc sử dụng ODA

Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Chính phủ cho phép dự án được hưởng quy chế cấp phát từ ngân sách (dù là nguồn ODA vay hay không hoàn lại).

- Chính phủ cấp phát một phần và cho vay một phần.

Tuỳ từng địa phương, lĩnh vực và từng dự án cụ thể mà Chính phủ có thể cho dự án áp dụng các cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, các quy định cụ thể về cấp phát, cho vay lại và cho vay lại một phần chưa được thực hiện theo một quy chuẩn nhất định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương, Chính phủ cần ban hành Quy chế về việc phân bổ vốn ODA theo hình thức cấp phát, Quy chế về khung lãi suất cho vay lại …

Thứ tư: Thống nhất chính sách thuế đối với các dự án ODA

Do đặc điểm của nguồn vốn ODA nên Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính thống nhất áp dụng một chính sách thuế đối với các dự án ODA. Đặc biệt là thuế VAT và thuế nhập khẩu. Lúc thì cho áp dụng chế độ ghi thu ghi chi qua hệ thống Kho bạc, lúc thì lại bãi bỏ. Do vậy các quy định về thuế cần được thống nhất và đảm bảo tính ổn định cao.

Thứ năm: Hài hoà các thủ tục theo hướng đồng bộ quy trình giữa Chính phủ và Nhà tài trợ

Có sự khác biệt về quy trình thẩm định các dự án giữa Việt Nam với từng nhà tài trợ, gây nên tình trạng một dự án phải trải qua nhiều khâu thẩm định. Thực tế cho thấy việc tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi thường chưa đáp ứng yêu cầu do thiếu nhất quán giữa nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt và ý kiến thẩm định của Nhà tài trợ. Do vậy, Chính phủ cần chủ động điều chỉnh những thủ tục theo huớng phù hợp dần với các thông lệ quốc tế và quy định của các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 102)