1. Vốn cân đối ngân
3.2.2. Chính sách của một số Nhà tài trợ trong những năm tớ
- ADB: Chủ trương của ADB là tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nghèo và bền vững. Do vậy các dự án do ADB tài trợ sẽ tập trung vào: Tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua hỗ trợ cải cách chính sách trong ngành nông nghiệp và tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển hạ tầng xã hội, cải cách hành chính công; ADB ưu tiên khu vực miền Trung (chủ yếu ven biển Bắc Trung bộ và Tây nguyên).
- WB: Nhà tài trợ này chủ trương chuyển hướng trong chiến lược hỗ trợ sang các chương trình lớn: Giảm nghèo và quản lý kinh tế; Phát triển nhân lực; phát triển kinh tế bền vững gắn với môi trường và xã hội; Tài chính và khu vực kinh tế tư nhân.
- Nhật Bản: Các dự án của Nhật Bản hỗ trợ sẽ bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế (chú trọng kinh tế thị trường); Hỗ trợ xây dựng và cải tạo lĩnh vực điện và giao thông vận tải; phát triển nông nghiệp (hạ tầng nông thông và chuyển giao công nghệ); Phát triển giáo dục - Y tế; Hỗ trợ bảo vệ môi trường.
- Các Tổ chức thuộc Liên hợp quốc: Tuỳ theo chức năng của từng tổ chức và tổng số kinh phí mà họ huy động được thông qua những đóng góp của các nước thành viên họ sẽ tiến hành tài trợ cho chúng ta, chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật (thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại).
- Hoa Kỳ: Đây là nhà tài trợ song phương đứng thứ 2 thế giới (sau Nhật Bản) nhưng hoạt động hỗ trợ cho Việt Nam chỉ dừng ở việc hỗ trợ nhân đạo thông qua các tổ chức NGOs. Khả năng những năm tới Hoa Kỳ sẽ dành ODA cho Việt Nam, nhưng có một điều chắc chắn là các điều kiện ràng buộc của Nhà tài trợ này đưa ra sẽ là điều bất lợi cho Việt Nam.
- Các nhà tài trợ khác như: DANIDA (Đan Mạch), SIDA (Thuỵ Điển), NORAD (Na Uy), AUSAID (Úc)… số lượng tài trợ đã không ngừng tăng lên và lĩnh vực tài trợ cũng đã được mở rộng. Đây là khu vực tài trợ tiềm năng của Việt Nam và của Ninh Bình.