Sự cần thiết thu hút ODA ở Ninh Bình

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 41 - 44)

Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía Nam, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam, có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp, Ninh Bình vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu, chưa có đủ các tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững. Để phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh và ổn định, trong khi nền kinh tế nhỏ bé đang thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì cần phải bổ sung vốn đầu tư bằng khối lượng lớn nguồn vốn nước ngoài. Ngoài ra, huy động vốn nước ngoài rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế của tỉnh để hoà nhập với kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới, trong đó tranh thủ vốn ODA là một chủ trương lớn được đặt ra.

Các công trình thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Ninh Bình hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể duy trì phát triển kinh tế lâu dài. Là tỉnh chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 100 km mà lại có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Chùa Bái Đính lớn nhất Đông Nam Á, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu công nghiệp nằm bên cảng Ninh Phúc…, thế nhưng hệ thống giao thông đường bộ nhỏ, hẹp, chất lượng kém thường xuyên chắp vá để đi lại đã hạn chế cho phát triển ngành du lịch cũng như kinh tế xã hội của tỉnh. Để nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông mỗi năm chúng ta cần phải có vốn để đầu tư.

Bên cạnh đó, các vấn đề cũ còn tồn tại và các vấn đề xã hội mới nảy sinh cũng đòi hỏi phải có nguồn lực để giải quyết. Một xã hội không thể phát triển bền vững nếu trẻ em không được đến trường đi học, người già và người

tàn tật không được chăm sóc, bệnh dịch không được thanh toán... Do đó đầu tư nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển con người là chiến lược của Đảng ta trong công cuộc phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Để giải quyết những vấn đề đó cũng cần phải chi rất nhiều tiền.

Hiện nay các khoản thu của ngân sách không đủ đáp ứng các nhu cầu trên, bởi nguồn thu chủ yếu là từ thuế nhưng mỗi năm vẫn bị thất thu một số lượng lớn, chi thường xuyên vượt so với thu vì vậy chúng ta phải bù đắp khoản bội chi ngân sách. Do đó, việc thu hút các nguồn lực bên ngoài sẽ tăng thêm nguồn thu, giúp cho việc giảm bội chi ngân sách.

Kể từ năm 1993, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA, sau gần 20 năm nguồn vốn này đã giúp đỡ rất nhiều cho chính phủ trong việc khắc phục tình trạng thiếu vốn. Chính nhờ quyết định mở cửa này, nền kinh tế đã có bước tăng trưởng vượt bậc, quan hệ sản xuất tỏ ra phù hợp hơn, lực lượng lao động được giải phóng, kinh tế trong nước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, về cơ bản nền kinh tế đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài hàng chục năm qua. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam nói chung và UBND tỉnh Ninh Bình nói riêng đã nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của nguồn vốn ODA đối với tiến trình phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.

Các chương trình, dự án ODA triển khai đã và đang phát huy hiệu quả sau đầu tư, góp phần thiết thực vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của địa phương trong việc nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, đáp ứng các mục tiêu đề ra về xóa đói giảm nghèo, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Những thành tựu đã đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các nguồn vốn đầu tư, xoá đói giảm nghèo, tăng cường năng lực thể chế và năng lực con người... đều có sự đóng góp không nhỏ của ODA.

Trước tình hình nguồn vốn đầu tư và phát triển của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, khả năng đầu tư cho các dự án chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì việc kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, trong đó ODA là một nguồn không thể thiếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)