Nhóm các giải pháp đối với các nhà tài trợ

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 109 - 114)

1. Vốn cân đối ngân

3.3.3. Nhóm các giải pháp đối với các nhà tài trợ

Đối với một số các nhà tài trợ (ví dụ: JICA-Nhật Bản, USTDA-Hoa Kỳ, Chính phủ Luxembourg ...) cần cung cấp cho các Ban QLDA các số liệu giải ngân của dự án để phục vụ cho công tác quản lý dự án của chính phủ Việt Nam. Cần trao cho phía Việt Nam nhiều hơn nữa quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn ODA. Hỗ trợ chủ dự án trong việc tìm kiếm chuyên gia, tư vấn. Đẩy nhanh quá trình lựa chọn tư vấn của dự án (đặc biệt là đối với WB). Phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam để đẩy nhanh việc hài hoà hoá các thủ tục giữa hai bên (cơ chế, định mức chi tiêu của Dự án; các quy định về mua sắm, đầu thầu....). Hỗ trợ Bộ Tài chính về các thông tin đầu vào liên quan đến chính sách phát triển và hoạt động của các nhà tài trợ cũng như

hỗ trợ về mặt kinh phí để Bộ Tài chính duy trì và phát triển Cổng thông tin điện tử về các chương trình, dự án ODA. Các giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất: Cải tiến chất lượng đối thoại giữa Chính phủ và các nhà tài

trợ thông qua các cơ chế đã được hình thành như Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) thường niên và giữa kỳ, các nhóm quan hệ đối tác ngành, Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE).

Thứ hai: Phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ,

ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ.

Thứ ba: Hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ để thực hiện Tuyên bố Pa-

ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ.

Thứ tư: Thúc đẩy các nhà tài trợ cùng làm việc với nhau trên cơ sở lợi

ích chung với mục đích hợp lý hóa, hài hoà quy trình thủ tục nhằm giảm chi phí giao dịch và nâng cao hiệu quả viện trợ.

Thứ năm: Thực hiện các hoạt động nhằm hài hoà quy trình thủ tục giữa

Chính phủ và các nhà tài trợ trong các khâu chuẩn bị, tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá chương trình, dự án ODA.

KẾT LUẬN

Sau gần 20 năm thu hút ODA, tỉnh Ninh Bình đã có những khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn ODA đã đem lại những thành tựu bước đầu quan trọng. Hàng chục dự án ODA được đưa vào thực hiện đã hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân đồng thời phù hợp với chủ trương và đường lối của Đảng, Nhà nước và của địa phương.

Nguồn vốn ODA đã bổ sung một phần quan trọng cho ngân sách của tỉnh để đầu tư phát triển. Những công trình quan trọng được tài trợ bởi ODA đã góp phần cải thiện cơ bản và phát triển một bước cơ sở hạ tầng kinh tế, trước hết là giao thông vận tải và năng lượng điện, góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, ODA cũng đóng góp tích cực cho sự phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tác động đến việc cải thiện chỉ số phát triển con người, Quan hệ giữa chính quyền địa phương và các bộ ngành trung ương với các nhà tài trợ đã được thiết lập trên cơ sở quan hệ đối tác, đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận ODA thông qua các hoạt động hài hoà và tuân thủ các quy trình và thủ tục ODA.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ quá trình phát triển, việc thu hút và sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực này, cụ thể: Các dự án ODA vừa ít về số lượng vừa thấp về trị giá tài trợ, trong khi đó tỷ lệ giải ngân các dự án này còn thấp và không đồng đều, cán bộ quản lý các cấp chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA dẫn tới không thật sự coi trọng nguồn vốn này, việc mua sắm tràn lan, không tiết kiệm, giải ngân cho hết tiền nhưng không chú trọng hiệu quả mang lại. Vẫn còn nhiều tiêu

cực và thất thoát vốn ODA mặc dù đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ngành, các cấp.

Một trong những nguyên nhân chính của việc sử dụng ODA chưa có hiệu quả là nhận thức và hiểu về bản chất của ODA chưa được chính xác và đầy đủ trong quá trình huy động đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc thực hiện một số chương trình và dự án ODA. Mặt khác, việc kết hợp nguồn vốn ODA với các nguồn vốn khác còn yếu, điều này cũng làm giảm hiệu quả của nguồn vốn ODA. Ngoài ra, có sự khác nhau trong nhận thức giữa các đối tác Việt Nam và các nhà tài trợ còn lớn, làm hạn chế việc thực hiện các dự án, cũng như khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA chưa đồng bộ và việc hiểu các văn bản này cũng không thống nhất. Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, chuyển nguồn lớn vẫn chậm được khắc phục, dẫn tới hiệu quả nhiều chương trình, dự án không cao, công tác theo dõi và đánh giá dự án buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Cơ chế quản lý về sử dụng các nguồn vốn viện trợ còn nhiều điểm chồng chéo, rườm rà.

Trên cơ sở phân tích tổng hợp các vấn đề có liên quan và đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã được thực hiện với kết quả như sau:

- Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vốn ODA, từ cơ sở hình thành, khái niệm, đặc điểm cơ bản. Từ đó đưa ra những hoạt động cung cấp vốn ODA của các nhà tài trợ và tình hình huy động cũng như sử dụng vốn ODA của Việt Nam. Trong quá trình phân tích, luận văn cũng nêu bật vai trò của ODA đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Về mặt thực tiễn tại Ninh Bình, luận văn tập trung trình bày khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình, phân tích tổng hợp các vấn đề liên quan đến thu hút và sử dụng ODA tại Ninh Bình. Trên cơ sở các số liệu đã thu

thập được, luận văn đi sâu và làm sáng tỏ quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA trên địa bàn tỉnh. Kết quả phân tích các dự án là cơ sở để hiểu rõ thực trạng vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA tại Ninh Bình, đồng thời mang đến một thông tin quan trọng đó là vốn ODA là “chất xúc tác” không thể thiếu được trong cân đối các nguồn vốn cho đầu tư phát triển tại Ninh Bình. Những thành công, hạn chế tồn tại và những nguyên nhân của nó cũng đã được tác giả phân tích và chỉ rõ trong luận văn này nhằm đề xuất những giải pháp cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ODA trong thời gian tiếp theo.

- Trên cơ sở đề cập đến hệ thống các quan điểm và định hướng thu hút, sử dụng vốn ODA, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả thu hút và sử dụng các chương trình, dự án ODA trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Các giải pháp bao gồm: Nhóm các giải pháp kiến nghị đối với nhà nước; Nhóm các giải pháp đối với địa phương.

Việc thực hiện tốt những giải pháp trên đây, chắc chắn trong giai đoạn 2011-2020, ODA vào Ninh Bình sẽ gia tăng đáng kể, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình nói riêng, Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)