Dự báo triển vọng phát triển của kinh doanh khách sạn SunriseHoiAn Beach Resort

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược marketing tại Khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort (Trang 39)

3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm về giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lượcmarketing của khách sạn Sunrise Hoi An Beach resort marketing của khách sạn Sunrise Hoi An Beach resort

3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển của kinh doanh khách sạn Sunrise Hoi AnBeach Resort Beach Resort

Đến năm 2020 ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Cụ thể :

- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt 11,5% đến 12%/năm.

GVHD: ThS. Dương Hồng Hạnh

- Năm 2015: Việt Nam đón 7 – 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36 – 37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10 -11 tỷ USD, đóng góp 5,5 – 6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000 buồng lưu trú với 30 – 35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch

- Năm 2020: Việt Nam đón 10 – 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 – 48 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 – 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 – 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp làm ngành du lịch.

- Năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch tăng 2 lần năm 2020.

Dựa vào những con số cụ thể trên có thể thấy rằng, nước chú trọng vào khai thác khách du lịch quốc tế nhiều tiềm năng nhưng bên cạnh đó vẫn đẩy mạnh quá trình kích thích các khách sạn hướng tới khai thác khách du lịch nội địa nhằm mang lại hiệu quả và sự toàn diện trong kinh doanh lĩnh vực khách sạn, du lịch hiện nay.

Mặt khác, du lịch Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa: - Các cơ hội từ xu thế hợp tác khu vực: Hiện nay các nước trong khu vực Đông Nam Á đang hợp tác, liên kết chặt chẽ nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thông qua cơ chế hợp tác như ASEAN, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Hợp tác 04 quốc gia 01 điểm đến (Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam)... Trong quá trình hợp tác, lợi ích thu được phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Thực tế nêu trên vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với du lịch Việt Nam.

- Cơ hội từ nguồn khách du lịch nội vùng Châu Á và Thái Bình Dương: Đến năm 2030, với 78% khách du lịch nội vùng toàn thế giới nói chung, 83% khách du lịch nội vùng Châu Á và Thái Bình Dương, đặc biệt từ khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam cần tập trung nguồn lực khai thác nguồn khách này. Để khai thác du lịch nội vùng (có xu hướng đi ngắn ngày, đi nhiều lần), vấn đề thị thực nhập cảnh và đường bay thẳng có vai trò đặc biệt quan trọng.

- Cơ hội khai thác nguồn khách du lịch cao cấp từ Châu Âu và Mỹ: Mặc dù Châu Á và Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng nguồn khách cao nhưng khu vực thị trường nguồn lớn nhất vẫn là Châu Âu với các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Hơn nữa, đặc điểm của khách du lịch đường dài là đến thăm nhiều điểm đến trong một chuyến đi và thời gian lưu trú dài nên tổng mức chi tiêu du lịch cao.

GVHD: ThS. Dương Hồng Hạnh

- Khách du lịch Châu Âu đến Thái Lan có xu hướng sụt giảm là cơ hội cho du lịch Việt Nam. Việt Nam cần định hướng thay thế Thái Lan với tư cách là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á đối với khách du lịch Châu Âu.

Do vậy, các đơn vị quản lý Du lịch, các khách sạn du lịch, các địa phương cần phát huy lợi thế và tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển du lịch của nước ta.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược marketing tại Khách sạn Sunrise Hoi An Beach Resort (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w