Những tác động đối với BCVT sau khi Việt nam gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 86)

7. Bố cục luận văn

3.1.6.Những tác động đối với BCVT sau khi Việt nam gia nhập WTO

3.1.6.1. Tác động đối với cơ sở hạ tầng mạng

Với thoả thuận mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và CNTT, làm cho FDI trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông sẽ trở nên hết sức sôi động. Mặc dù Việt Nam đã có đầu tư khá nhiều nhằm nâng cao năng lực của cơ sở hạ tầng mạng, nhưng việc đầu tư chưa đồng bộ, đồng thời, so sánh với các tập đoàn viễn thông nước ngoài như America Telecom, France Telecom...thì công nghệ của các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam vẫn còn có khoảng cách tương đối xa. Chính vì vậy, với việc mở cửa thị trường, các FDI trong lĩnh vực viễn thông và CNTT sẽ có cơ hội đầu tư vào Việt Nam, có thể giúp các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và CNTT của Việt Nam huy động thêm nguồn vốn, nâng cao công nghệ và tính chuyên nghiệp trong quản lý, giúp thúc đẩy thị trường bưu chính viễn thông và CNTT Việt Nam phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Riêng về thị trường di động Việt Nam, cũng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường đang phát triển mạnh mẽ này. Khi Việt Nam có thể cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia dưới hình thức đầu tư vốn vào các doanh nghiệp cổ phần về di động thì trong thời gian tới,các doanh nghiệp này sẽ có thể nâng số vốn đầu tư của lên cao hơn, tỷ lệ ăn chia sẽ cao hơn và phần lợi nhuận mà các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, hiện tại, thị trường di động của Việt Nam thuộc vào hạng tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới, giá cước bắt đầu hạ, cho nên khi các doanh nghiệp viễn thông quốc tế vào thì lợi nhuận có được của họ cũng phải thông qua việc liên doanh hoặc cổ phần với các công ty trong nước, chứ khó có thể lập ra các công ty mới để cạnh tranh được với các công ty hiện tại. Về dịch vụ bưu chính, chúng ta cũng đã mở ra các công ty cổ phần chuyển phát nhanh, cũng đã cho các thành phần kinh tế trong nước tham gia, nên nếu các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực bưu chính chuyển phát nhanh khi mở cửa WTO thì chúng ta cũng sẽ không hề bị động.

Việt Nam cho phép các Công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nước ngoài thành lập liên doanh với các Công ty Việt Nam trong đó, phía nước ngoài được quyền đứng tên đa số cổ phần 5 năm sau, các nhà cung cấp nước ngoài có thể nắm giữ 100% vốn. Việt Nam sẽ cho phép dịch vụ chuyển phát không hạn chế đối với các loại tài liệu, bao gói, hàng hoá theo mọi phương thức. Và các nhà cung cấp nước ngoài được đối xử 100% như doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang tìm hiểu các cơ hội liên doanh sau khi Việt Nam đã trả thành thành viên chính thức của WTO. Tuy nhiên việc họ sẽ chọn đối tác nào để hợp tác làm ăn vẫn còn là một ẩn số.

3.1.6.2. Tác động đối với công ăn việc làm

Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường cũng sẽ tăng số lượng việc làm tạo ra trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và CNTT. Ảnh hưởng của việc mở cửa thị trường viễn thông cho công ty FDI tràn vào lên thị trường lao động ngành sẽ phụ thuộc vào việc họ dùng nhiều hay ít lao động nước ngoài. Nếu họ sử dụng nhiều lao động bản địa thì nhu cầu về lao động ngành này ở Việt Nam chắc chắn sẽ tăng. Nhưng điều này phụ thuộc vào chất lượng lao động của ta, đặc biệt ở ngành đòi hỏi có mức độ đào tạo trung bình cao hơn các ngành khác. Mà đây lại là một trong những điểm yếu của lao động Việt Nam. Như vậy, có thể dự đoán rằng mặc dù nhu cầu lao động bản địa tăng nhưng số lượng lao động có tay nghề vững được tuyển mộ sẽ rất giới hạn, ít nhất trong ngắn hạn, và chỉ có số lượng lao động phổ thông trong ngành này là chắc chắn sẽ tăng lên, tuy không thực sự lớn vì đặc tính của ngành viễn thông là dùng nhiều vốn chứ không phải là lao động. Ngoài ra, sự thiếu hụt lao động có trình độ trong ngành cũng sẽ là nguyên nhân gây ra nạn chảy máu chất xám từ các công ty nội địa sang các công ty FDI, và sẽ trực tiếp gây khó khăn cho việc kinh doanh của các công ty nội địa, ngoài chuyện cạnh tranh trực tiếp về thị phần với các đại gia nước ngoài.

3.1.6.3. Yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông

Mặc dù hiện tại, Việt Nam đã hình thành thị trường viễn thông cạnh tranh với 6 nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông (VNPT, Viettel, SPT, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Vishipel), một số nhà cung cấp hạ tầng mạng Internet

và nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Trong lĩnh vực bưu chính cũng đã có một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia khai thác. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và sẽ còn gay gắt hơn nữa khi thị trường bưu chính viễn thông và CNTT được mở cửa sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cạnh tranh về giá cả dịch vụ là vấn đề đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Đối với lĩnh vực bưu chính viễn thông và CNTT cũng vậy. Điều dễ nhận thấy hơn là về giá cả và loại hình sản phẩm/dịch vụ cung cấp. Việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và CNTT cũng xuất hiện sự cạnh tranh về giá cả hậu WTO. Hiện tại giá cả dịch vụ bưu chính viễn thông đang chịu sự quản lý của nhà nước, do chúng ta tính toán giá cả dựa trên cơ sở đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, cùng với chính sách phát triển văn hoá xã hội nên yếu tố giá cả trong lĩnh vực này chưa dựa trên hao phí lao động xã hội. Chính vì vậy, trong thời điểm hiện tại, các cơ quan quản lý nhà nước có thể đưa ra mức giá theo giá tính toán chủ động của mình mà chưa bị sức ép của cạnh tranh tự do. Khi gia nhập WTO, để phù hợp với luật chơi chung khi thị trường đã được mở cửa, chắc chắn chúng ta sẽ phải tính toán đến yếu tố giá cả: vừa đảm bảo giá cạnh tranh, vừa đảm bảo sự tồn tại của các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và CNTT trong nước, vừa phải thực hiện được các mục tiêu và chính sách xã hội ở các vùng sâu, vùng xa.

Sự cạnh tranh về giá cả hiện nay đã rất gay gắt giữa các công ty viễn thông trong nước, và sẽ càng khốc liệt hơn nữa khi các công ty FDI đổ bộ vào với công nghệ mới hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn, và loại hình dịch vụ phong phú hơn. Kết cục là chất lượng dịch vụ được nâng cao, người tiêu dùng được nhiều lựa chọn dịch vụ hơn, trong khi giá cả cung ứng dịch vụ viễn thông lại giảm thấp hơn nữa. Điều này làm lợi cho các công ty nội địa sử dụng dịch vụ viễn thông, và giúp họ có năng suất và tính cạnh tranh cao hơn. Suy rộng ra, toàn bộ nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ quá trình cạnh tranh này. Hơn nữa, các dịch vụ viễn thông đa dạng hơn và tốt hơn sẽ giúp tăng năng suất của lao động và vốn tư bản và đến lượt nó, lại làm tăng tiền lương công nhân (cả lành nghề và phổ thông) và lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Về tổng lượng vốn đầu tư trong ngành, chắc chắn sẽ tăng lên, tuy khó có thể dự đoán chính xác mức tăng. Điều này một phần vì thị trường viễn thông

Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, do dân số đông và một bộ phận lớn dân số chưa được tiếp cận nhiều với các dịch vụ viễn thông. Chưa kể sự cạnh tranh cung cấp dịch vụ giữa các công ty tham gia thị trường sẽ làm hạ giá cả và có thêm nhiều dịch vụ mới, do đó sẽ thu hút thêm khách hàng mới và góp phần đáng kể mở rộng quy mô thị trường trong nước. Nguồn vốn bổ sung vào thị trường chủ yếu sẽ do các công ty FDI mang đến. Mặt khác, kinh nghiệm ở các nước mới mở cửa thị trường viễn thông gần đây cho thấy các công ty FDI này thường có xu hướng tìm kiếm sự hợp tác liên doanh với các công ty viễn thông nội địa, vốn hiểu biết sâu về thị trường nội địa. Các công ty nội địa cũng thường chào mời để được liên doanh với các đối tác nước ngoài này để tận dụng lợi thế của họ trong khai thác thị phần.

Khi đã vào liên doanh, thông thường các công ty nội địa giữ nguyên hoặc bỏ thêm vốn đầu tư trong các dự án liên doanh. Ngược lại, các công ty nội địa không tìm được đối tác, hoặc không muốn liên doanh, có thể sẽ phải thu hẹp đầu tư do thị phần bị sụt giảm. Nhưng trên tổng thể, lượng vốn đầu tư vào ngành sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu gia tăng của thị trường viễn thông trong nước.

Quá trình tìm kiếm đối tác như vậy cũng sẽ dẫn đến những tái cơ cấu lớn và cải thiện quan trọng về tổ chức và hoạt động của các công ty nội địa nhằm làm tăng độ hấp dẫn của họ trong mắt công ty nước ngoài. Sau khi liên doanh, việc theo đuổi các chuẩn mực kinh doanh cao hơn do đối tác đặt ra cũng là một động lực khiến họ phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của bản thân, là những yếu tố ảnh hưởng tích cực không chỉ đến tình hình kinh doanh của bản thân mà còn lên toàn xã hội. Còn đối với các công ty chọn đứng ngoài cuộc hoặc không tìm được đối tác liên doanh cũng sẽ bị đặt trong áp lực cải cách, nếu không muốn bị loại ra khỏi cuộc chơi khốc liệt hơn.

Bên cạnh sự cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cũng không kém phần sôi động. Đặc thù kinh doanh dịch vụ viễn thông là sản phẩm vô hình, người tiêu thụ khó mà cảm nhận được chất lượng dịch vụ thông qua các giác quan của mình. Hơn nữa, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, không có thời gian lưu kho, lưu bãi. Yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh bưu chính viễn thông là rất nghiêm khắc. Đối với dịch vụ Viễn thông

là yêu cầu của tốc độ truyền đưa tin tức; Độ chính xác trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức; Độ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin. Đối với dịch vụ bưu chính, chất lượng dịch vụ là độ chuẩn xác về thông tin: độ an toàn bưu kiện, bưu phẩm; mức độ đảm bảo chính xác chỉ tiêu thời gian đã công bố. Nếu không đảm bảo một trong những yêu cầu trên thì sản phẩm BCVT sẽ mất đi giá trị sử dụng và gây ra những thiệt hại cho người sử dụng, trong một số trường hợp gây ra những thiệt hại về vật chất và tinh thần không thể bù đắp được. Trước khi gia nhập WTO, hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm này có thể chưa chặt chẽ nên có thể bị bỏ sót hoặc được châm chước bỏ qua. Sau WTO, do phải cạnh tranh và kết nối đồng bộ dây chuyền sản xuất liên hoàn trên không gian rộng toàn cầu, các chỉ tiêu trên được nâng cao để thích ứng. Nếu không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng toàn trình, các doanh nghiệp bưu chính Việt Nam có thể bị loại ra khỏi dây chuyền công nghệ, mất thị trường, mất khách hàng và mất đối tác liên kết kinh doanh.

Thứ nữa, do đặc thù của dịch vụ bưu chính viễn thông và CNTT, nên chất lượng dịch vụ phải đi đôi với chất lượng phục vụ. Một trong những yêu cầu của chất lượng phục vụ là chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh về chăm sóc khách hàng cũng không hề giảm, trái lại còn tăng lên khi thị trường bưu chính viễn thông và CNTT được mở cửa. Chăm sóc khách hàng là toàn bộ những hoạt động của nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ nhằm thoả mãn tối đa các mong đợi của khách hàng. Muốn chiến thắng các đối thủ cạnh tranh cần phải đầu tư thích đáng cho hoạt động này, vì đầu tư cho chăm sóc khách hàng là đầu tư cho chiến lược phát triển quan hệ lâu dài với khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng truyền thống với nhà cung cấp dịch vụ tin cậy.

Nội dung chăm sóc khách hàng bao gồm: Trợ giúp về dịch vụ, cung cấp thông tin, hướng dẫn chu đáo các vướng mắc trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, giao dịch đúng hẹn, lịch lãm, thường xuyên và tiện lợi. Khi tham gia kinh doanh với nhiều đối tác mạnh trên toàn cầu, mà bản thân họ có hệ thống mạng lưới chăm sóc khách hàng ở trình độ cao, cộng với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thông tin máy tính đòi hỏi chúng ta cũng phải có đầu tư thích đáng để vươn lên bằng họ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông phải có định hướng phát triển phù hợp với xu hướng đổi mới chính sách phát

triển bưu chính viễn thông và CNTT của Chính phủ, xu hướng phát triển của thị trường, dịch vụ, công nghệ và giá cước viễn thông.

Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh Việt Nam có thể trở thành thành viên WTO vào cuối năm 2006 này.

3.1.6.4. Về tập đoàn Bưu chính Viễn thông

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã chính thức được Chính phủ quyết định thành lập và đã đi vào hoạt động. Với mô hình Tập đoàn, hoạt động của nó không chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực mà vươn ra nhiều lĩnh vực khác, hay nói khác đi là hoạt động kinh doanh đa ngành.

Như vậy, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam không chỉ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông mà còn phải nghĩ đến những lĩnh vực khác mà ở đó tài sản của Tập đoàn sẽ gia tăng cả về giá trị và hình ảnh. Đứng trước các cơ hội đầu tư, với nguồn vốn đã được tích luỹ từ nhiều năm qua, với hiệu quả hoạt động khai thác mạng lưới bưu chính viễn thông và ưu thế thị phần, Tập đoàn cần dùng biểu tượng uy tín và sức mạnh đó để đầu tư vốn, chiếm giữ và khai thác các cơ hội của thị trườngđầu tư.

Tự do hoá thị trường đầu tư trong nước, tự do hoá đầu tư quốc tế chính là tiêu chí của WTO. Tập đoàn được hình thành không phải chỉ để củng cố mà còn nhằm chiếm lĩnh, phát triển và giữ vững thị trường đầu tư có hiệu quả, tạo nên sức mạnh tổng hợp từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn. Bởi vậy trong quyết định, Chính phủ đã nêu rõ chức năng đầu tiên của Tập đoàn đó là chức năng đầu tư tài chính. Đối với Tập đoàn VNPT - xét riêng về nguồn lực thì VNPT đã là một Tập đoàn từ nhiều năm trước và hiện nay VNPT vẫn đang là một Tập đoàn có nguồn lực mạnh (cả về công nghệ, tài chính và nguồn nhân lực). Khi gia nhập WTO, Tập đoàn VNPT sẽ có cơ hội đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác, mà những lĩnh vực này lại có tác dụng hỗ trợ đối với lĩnh vực chủ chót mà VNPT đang khai thác là bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, đồng thời còn có thể đầu tư tài chính sang một số nước thành viên khi những nước này thực hiện cam kết mở cửa thị trường tài chính theo quy định của WTO

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 86)