Đối với các doanh nghiệp bƣu chính viễn thông

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 106)

7. Bố cục luận văn

3.2.2.Đối với các doanh nghiệp bƣu chính viễn thông

3.2.2.1. Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp

- Đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu: “năng suất, chất lượng hiệu quả”; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hình thành các tập đoàn bưu chính, viễn thông, tin học mạnh; tạo thế và lực để

hội nhập, cạnh tranh quốc tế thắng lợi.

- Đẩy nhanh sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên cơ sở phân định loại hình: doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn; doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - xã hội. Từng bước bãi bỏ chế độ bao cấp chéo, thực hiện hạch toán độc lập, phân định rõ nhiệm vụ công ích và kinh doanh. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học theo lộ trình cụ thể.

- Đẩy mạnh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư, từng bước tiến hành tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông.

3.2.2.2. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

Việc huy động vốn đầu tư trong điều kiện hiện nay không khó, nhưng việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Do đó, trong kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới cần cân bằng giữa yêu cầu phát triển dịch vụ với khả năng hoàn vốn nhanh để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

- Có kế hoạch tăng doanh thu từ dịch vụ dữ liệu và nội dung để bù lại xu hướng giảm doanh thu trung bình/người sử dụng do cước dịch vụ điện thoại có xu hướng giảm nhanh. Do nội dung thông tin của Việt Nam chưa phát triển mạnh nên từ nay đến 2010, các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ đóng vai trò chủ yếu trong dịch vụ cung cấp nội dung thông tin qua mạng Internet và di động. Để phát triển phù hợp với xu thế tăng cường đầu tư có yếu tố nước ngoài và xu thế cổ phần hoá các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông cần chủ động tìm kiếm đối tác liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong môi trường có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia cạnh tranh.

- Giai đoạn 2001 - 2020 huy động khoảng 160 - 180 ngàn tỷ đồng (tương đương 11 - 12 tỷ USD) để đầu tư phát triển bưu chính, viễn thông, tin học. Trong đó giai đoạn 2001 - 2010 huy động khoảng 60 - 80 ngàn tỷ đồng (4 - 6 tỷ USD). Dự kiến vốn huy động trong nước sẽ vào khoảng 60%, vốn nước ngoài 40% tổng số vốn đầu tư.

- Nhà nước có chính sách thương quyền về bưu chính, viễn thông đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; có chính sách điều tiết phát triển mạng lưới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập, dịch vụ công ích theo yêu cầu của Nhà nước.

- Về vốn trong nước: Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư phát triển. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước; có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phương tham gia phát triển bưu chính, viễn thông. Xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ bưu chính, viễn thông, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về vốn ngoài nước: Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bưu chính, viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

3.2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Ở góc độ quản lý Nhà nước, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phải là trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật phải tuân thủ. Đây chính là trách nhiệm đảm bảo quyền lợi tương đối của các bên tham gia thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước. Để phát triển phù hợp với xu thế đổi mới các cơ chế, chính sách theo hướng thúc đẩy cạnh tranh nêu trên, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông cần quan tầm với những vấn đề sau:

- Một số doanh nghiệp bưu chính viễn thông cần nghiên cứu khả năng sát nhập để có thể tạo ra lợi thế nhờ quy mô, từ đó mới có thể đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh khi xuất hiện các doanh

nghiệp viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông cần nhanh chóng thực hiện hạch toán độc lập, tiến tới xoá bỏ cơ chế bù chéo giữa các dịch vụ. Việc thực hiện nhiệm vụ công ích phải được bóc tách với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở điều chỉnh cước kết nối và triển khai Quỹ dịch vụ viễn thông công ích.

- Mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên trách nghiên cứu, dự báo, đề xuất các cơ chế chính sách mới, đặc biệt là các cơ chế chính sách mới, đặc biệt là các cơ chế chính sách về giá cước, kết nối, cạnh tranh...cho Bộ Bưu chính, Viễn thông để có được môi trường kinh doanh thuận lợi cho chính mình. Việc kịp thời có các chế, chính sách thuận lợi sẽ tác động mạnh đến khả năng đạt các mục tiêu đề ra trong chiến lược canh tranh của mỗi doanh nghiệp. Từ góc độ doanh nghiệp, cần phải tạo ra môi trường cần thiết để các doanh nghiệp bưu chính viễn thông Việt Nam chiếm được thị phần nhất định trước khi mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường. Cơ quan quản lý Nhà nước cần cho phép các đơn vị kinh doanh hạ giá đến mức chấp nhận được (so với thu nhập và chất lượng quốc gọi tính tại môi trường Việt Nam) để thu hút, mở rộng đối tượng khách hàng.

Trong bối cảnh hiện tại các Tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính viễn thông quốc tế với tiềm năng vượt trội về vốn và công nghệ, hoàn toàn có khả năng hạ giá thành và cung cấp những dịch vụ hậu mãi tiên tiến với chất lượng cao. Họ sẽ ồ ạt tấn công khi các thỏa thuận mở cửa thị trường dịch vụ được thực hiện theo quy chế của WTO. Do đó các doanh nghiệp bưu chính công ty viễn thông nội địa cần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tạo niềm tin và sự phụ thuộc chắc chắn của khách hàng bằng chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng bên cạnh việc giảm giá cước thuê bao và cuộc gọi. Thị trường điện thoại di động có tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận cao trong giai đoạn từ nay đến 2010. Các doanh nghiệp viễn thông trong nước đang có nhiều lợi thế để tăng nhanh thị phần trong dịch vụ thông tin di động nên cần tập trung phát triển dịch vụ này trước khi các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có thể tham gia cạnh tranh. Các doanh nghiệp viễn thông cần liên kết với các hãng sản xuất nội

dung thông tin để mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực cung cấp các dịch vụ phát thanh truyền hình qua Internet, cung cấp nội dung thông tin, cung cấp các ứng dụng trực tuyến. Đây sẽ là nguồn doanh thu chủ yếu của các doanh nghiệp viễn thông trong tương lai (dự báo, dịch vụ dữ liệu và nội dung thông tin chiếm khoảng 30% doanh thu thông tin di động vào năm 2010).

3.2.2.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển

Các doanh nghiệp BCVT Việt nam cần tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thiết thực; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt Nam trên trường quốc tế. Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet.

3.2.2.4. Tăng cường xây dựng đội ngũ

Trong xu thế báo hiệu cạnh tranh trên thị trường dịch vụ BCVT ngày càng gia tăng thì yếu tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng. Do đó, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nội dung trọng điểm vì nó quyết định sự thành công hay thất bại của kinh doanh trong môi trường cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đào tạo đón đầu thích hợp với các mục tiêu phát triển; đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Hiện đại hoá các trung tâm đào tạo chuyên ngành; nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đổi mới giáo trình; cập nhật kiến thức mới. Tiếp tục xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông theo hướng tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng chính sách đào tạo phù hợp để có đội ngũ chuyên gia giỏi về kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi trong môi trường cạnh tranh quốc tế; đặc biệt chú trọng đội ngũ phần mềm viễn thông, tin học.

Chú ý đào tạo bồi dưỡng nâng cao cả luật pháp, kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ. Đặc điểm chú trọng đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, hiểu biết luật pháp quốc tế và ưu tiên các đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán

bộ tham mưu trực tiếp thực hiện công việc quan hệ đối ngoại và kinh doanh quốc tế. Để có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực làm việc thực sự có hiệu quả, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông và CNTT cần phải thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng lao động thông qua cơ chế thi tuyển, sát hạch, đánh giá hàng năm và có thể sắp xếp lại vị trí công tác trong dây truyền công nghệ sản xuất hoặc quản lý phù hợp với năng lực trình độ cán bộ để đảm bảo hiệu quả sử dụng lao động cao nhất.

Đối với việc bổ nhiệm cán bộ cũng vậy, nên thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ có thời hạn, theo cơ chế tuyển chọn kết hợp với bầu chọn, luân phiên cán bộ, quy định và thực hiện chế độ kiểm tra, đánh giá cụ thể tới trách nhiệm của từng cá nhân, tạo thuận lợi cho việc xử lý nghiêm túc và linh hoạt.

Thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng, nguồn chất xám trong và ngoài nước đóng góp cho phát triển bưu chính, viễn thông, tin học. Hoàn thiện cơ chế trả lương, trả thưởng theo năng suất, chất lượng công việc và các cơ chế tạo động lực đủ sức thu hút, duy trì, phát triển nguồn nhân lực, hạn chế nạn "chảy máu chất xám" sang các đối thủ cạnh tranh.

Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh, đào tạo của các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, chú ý quan tâm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không thể phủ nhận rằng cả thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin với tốc độ nhanh và mạnh mẽ tới chóng mặt. Một cuộc cách mạng hứa hẹn những điều trọng đại ít nhất là bằng với những gì đã xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế thế giới 2 thế kỷ qua. Một cuộc cách mạng báo hiệu ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống trên toàn thế giới. Một thời kỳ mới được sinh ra trong đó hàng hoá bán, phân phối, sử dụng và thanh toán thông qua các hệ thống thông tin và các mạng lưới viễn thông. Trong nền kinh tế mạng, vốn đầu tư là tri thức và phương tiện sản xuất trí tuệ. Đây là “thời đại thông tin”.

Tổng quát lại sau quá trình phân tích của luận văn, chúng ta nhìn nhận một cách khách quan và khẳng định về việc cải cách ngành Bưu chính viễn thông của Việt nam thông qua kinh nghiệm của một số nước là hoàn toàn đúng đắn. Việc cải cách đó đã gắn tốc độ phát triển về lĩnh vực bưu chính viễn thông của Việt nam với các nước trên thế giới và kéo dần khoảng cách về kinh tế, văn hoá... gần nhau hơn.

Chương một của luận văn là cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cải cách ngành Bưu Chính Viễn Thông của Việt nam và trên thế giới. Chương này đã đưa ra xu thế chung, khách quan của sự phát triển và toàn cầu hoá trong lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông. Điều đó được thể hiện thông qua các khía cạnh dịch vụ.

Chương hai là cải cách ngành Bưu Chính Viễn Thông của một số nước trên thế giới mà điển hình là Trung quốc, vài quốc gia ở Trung và Đông Âu, Châu á. Thông qua việc cải tổ của các nước, ta tổng kết đâu là ưu điểm và đâu là nhược điểm, những gì là phù hợp, những gì chưa phù hợp để đưa ra kinh nghiệm cho chúng ta.

Chương ba là kinh nghiệm sau quá trình cải cách của các nước trên thế giới, Việt nam đã chọn cho mình một con đường để tiến tới nền văn minh của bưu chính và viễn thông hiện đại với ít rủi ro.

Sau quá trình nghiên cứu cả ba chương, luận văn đã đi từ lý luận đến thực tiễn, phân tích và tổng hợp hết sức khách quan sự cải cách từ các nước

trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 - Dịch vụ Bƣu chính của Trung Quốc - Nhà xuất bản bƣu điện năm 2003 (chủ biên: Lê Đức Niệm)

2 - Một số kinh nghiệm phát triển bƣu điện Trung Quốc- Nhà xuất bản bƣu điện năm 1998 (biên dịch: Lê Đức Niệm)

3 - Một số kinh nghiệm quản lý kinh tế bƣu điện Trung Quốc- Nhà xuất bản bƣu điện năm 1999

4 – Các xu thế hiện tại của Viễn Thông- Nhà xuất bản bƣu điện (biên dịch: PTS Nguyễn Ngô Việt)

5 – Bƣu chính bƣớc vào thế kỷ 21- Nhà xuất bản bƣu điện tháng 11- 2001 (biên dịch: Lê Đức Niệm)

6 – Những xu hƣớng cải tổ Viễn thông trên thế giới- Nhà xuất bản bƣu điện tháng 9- 2001 (biên dịch: Viện Kinh Tế Bƣu Điện)

7 - Cải cách Viễn thông - kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới- Nhà xuất bản bƣu điện tháng 9-2002 (biên dịch Trần Nhật Lệ - Nguyễn Việt Dũng)

8 - Tổ chức, quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và tri thức - Nhà xuất bản bƣu điện năm 2005

9 - Quản lý nhà nƣớc về Bƣu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin - Nhà xuất bản bƣu điện năm 2005

10 - Cải tổ cơ cấu ngành Bƣu điện ở các nƣớc đang phát triển – GSTS Ilija Stojanovic

11 – Bƣu chính thế giới năm 2005 - Bộ phận cơ sở dữ liệu và tin học - Vụ quốc tế UPU soạn thảo

12 – Tạp chí xã hội thông tin số 32 tháng 11-2006; số 36 tháng 3-2007

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 106)