7. Bố cục luận văn
2.1.1. Bối cảnh của các nƣớc Trung và Đông Âu những năm 1980 1990
Cho đến tận những năm 1990, các hoạt động kinh doanh Bưu chính và Viễn thông ở các nước Trung và Đông Âu được đều thuộc sự quản lý của Nhà nước, nghĩa là Bộ có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý. Nền kinh tế của các nước này có đặc điểm là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa bao cấp, điều này cũng tạo ra dấu ấn lên quá trình phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông. Vốn từng được coi như là một dịch vụ công cộng của Nhà nước, sự phát triển của hệ thống này bị chậm trễ do cước phí không thích hợp (các cuộc gọi nội hạt miễn phí, mức giá tối thiểu của các cuộc gọi quốc tế và rất ít lưu lượng quốc tế) cũng như là một số lượng lớn công nhân trong ngành và do vậy dẫn đến năng suất rất thấp. Vào khoảng cuối năm 1992 mật độ trung bình là 14 máy trên 100 dân hay bằng 1/3 mức trung bình của Châu Âu. Đặc điểm của mạng viễn thông ở đây là kỹ thuật analog rất lạc hậu chủ yếu sản xuất tại Nga và Đông Đức, chỉ khoảng 10% tổng dung lượng kết nối với các tổng đài số. BCVT đã bị lãng quên trong nhiều năm, chỉ một vài năm cuối những năm 1980, lĩnh vực Viễn thông mới được chú trọng và quan tâm phát triển. Bước chuyển đổi hướng tới nền kinh tế thị trường của các nước Trung và Đông Âu cùng với yêu cầu có sự hội nhập với nền kinh tế thế giới càng nhanh chóng càng tốt, đã là một động lực thúc đẩy các nước này cải cách các ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành bưu chính viễn thông.
Yêu cầu về việc xác định chính sách rõ ràng cho việc phát triển viễn thông đã được thấy rõ trong các bản dự báo rằng trong khu vực Trung và Đông Âu có sự gia tăng về mật độ điện thoại, tới năm 2000, mật độ này sẽ lên tới 23 máy trên 100 dân. Vấn đề này đặt ra nhu cầu đầu tư xấp xỉ khoảng 5,5 tỷ USD hoặc 6,8 tỷ một năm con số này gấp đôi mức 3,3 tỷ USD đầu tư cho vùng này vào năm 1992.
Liệu lợi nhuận của nhà đầu tư có được duy trì, điều này cần thiết phải gia tăng mức thu nhập trên mỗi đường dây chính thông qua chính sách giá cước thực tế và vững chắc. Vì vậy nhà khai thác viễn thông công cộng trong các quốc gia này chủ yếu do Nhà nước sở hữu nên yêu cầu này chỉ được thực hiện trong trường hợp có một sự sẵn sàng về mặt chính trị trong việc tạo ra và áp dụng một cơ cấu cước phí hiệu quả. Việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc phát triển được dự kiến đã dẫn đến các nước CEE tới một tình huống mà trong đó họ phải đối phó tức thì với những thay đổi, điều này đã đánh dấu sự bắt đầu của công cuộc cải tổ cơ cấu trong khu vực.