Quan điểm về cải cách và phát triển ngành BCVT của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 54)

7. Bố cục luận văn

2.21.Quan điểm về cải cách và phát triển ngành BCVT của Trung Quốc

Sự phát triển thông tin Bưu điện ở Trung Quốc đã đi qua một lịch trình lâu dài và khúc khuỷu. Sự phấn đấu 47 năm từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho đến nay đã thu được thành tựu to lớn. Nhất là từ cuối những năm 70 của thế kỷ này trở lại đây, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong đó có thông tin Bưu điện.

Sau hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa 11, đi đôi với việc thực hành chính sách “làm sống động trong nước, mở cửa ra nước ngoài”, nền kinh tế Trung Quốc trên căn bản đã thoát ra hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng do “đại cách mạng văn hóa” tạo nên, nhanh chóng được khôi phục và phát triển. Từ nông thôn đến thành thị, cải cách thể chế kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản xuất và sự phồn vinh của thị trường, trong cả nước đã xuất hiện làn sóng lớn kinh tế hàng hóa trước nay chưa từng có; mở ra đặc khu kinh tế và vùng kinh tế mở cửa đối ngoại, đẩy mạnh việc giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa... đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế hướng ngoại và sự hưng thịnh của các sự nghiệp khác. Tất cả những điều đó đã hình thành nhu cầu to lớn kiểu làn sóng xung kích đối với thông tin Bưu điện, là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân và phát triển xã hội, thông tin Bưu điện đã trở thành nhân tố quan trọng trong giao lưu tin tức thương mại, cải thiện hoàn cảnh đầu tư và nâng cao mức sống vật chất- văn hóa quần chúng nhân dân. Đi đôi với điều đó, trong phạm vi thế giới, ngành công nghiệp thông tin phát triển liên tục và nhanh chóng, tiến bộ kỹ thuật thông tin biến đổi hàng tháng, hàng ngày, cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên quyết liệt, các nước phát triển, đặc biệt là khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã trở thành trọng điểm tranh giành của tư bản quốc tế. Sự biến đổi hoàn cảnh trong nước và quốc tế này vừa tạo cơ hội tốt cho thông tin Bưu điện, như lợi dụng nguồn vốn và kỹ thuật của nước ngoài, lại cũng hình thành áp lực lớn đối với ngành Bưu điện Trung Quốc. Có thể nhanh chóng nâng

cao trình độ và thực lực của thông tin Bưu điện hay không vừa trực tiếp có ảnh hưởng đối với cải cách mở cửa, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, lại cũng ảnh hưởng đối với địa vị của Trung Quốc trong sự phát triển của thông tin thế giới.

So với yêu cầu, thông tin Bưu điện Trung Quốc còn khoảng cách thua kém lớn. Trước hết là quy mô dung lượng của mạng thông tin rất nhỏ bé, trình độ kỹ thuật lạc hậu. Năm 1980 số kênh điện thoại đường dài cả nước chỉ có 22.000, truyền dẫn đường dài dựa vào dây trần là chính, tổng dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ có 4,355 triệu số, bình quân gần 0,5 máy/100 dân. Trình độ này không chỉ còn kém quá xa so với các nước phát triển, thậm chí còn không bằng một số nước đang phát triển. Thứ đến là trình độ công nghiệp chế tạo thông tin chủ yếu sử dụng kỹ thuật nhân công và kỹ thuật tương tự, chưa phát triển được các sản phẩm kỹ thuật tiên tiến như chuyển mạch điều khiển theo chương trình, truyền dẫn số... Làm sao để có thể tìm ra con đường phát triển thông tin vừa phù hợp với tình hình trong nước, lại vừa thích ứng được với xu thế của thế giới.

Sự lựa chọn của chúng ta là vừa phải tích cực áp dụng kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm của thông tin nước ngoài, vừa không thể đi theo con đường phát triển dần dần, như các nước đã kinh qua; vừa phải tiến hành cải cách theo yêu cầu thống nhất của quốc gia, vừa phải xem xét đầy đủ đặc điểm của cơ sở hạ tầng thông tin, áp dụng con đường phát triển không giống như các xí nghiệp công nghiệp nói chung khác. Nói một cách khác là thông tin Bưu điện của Trung Quốc phải đi con đường riêng của mình, phải kết hợp tình hình trong nước với đặc điểm Bưu điện, vạch ra con đường mới phát triển thông tin Bưu điện nhanh hơn, tốt hơn.

* Bưu chính viễn thông XHCN mang màu sắc Trung Quốc

Ngành Bưu điện Trung Quốc đã tích cực tìm tòi con đường phát triển của mình. Nội dung cơ bản của con đường phát triển này là kiên trì bám sát từ tình hình trong nước và thực tế của bưu điện, kiên trì không đổi việc quán triệt lý luận cơ bản, đường lối cơ bản và phương châm cơ bản của Đảng, phát huy đầy đủ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, kiên trì coi thông tin Bưu điện là cơ sở hạ tầng và trọng điểm chiến lược của kinh tế quốc dân, dựa vào chính sách, đi trước

thích hợp, ưu tiên phát triển, kiên trì dựa vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xây dựng mạng thông tin quốc gia hoàn chỉnh, thống nhất và tiên tiến, tăng nhanh thực hiện hiện đại hóa thông tin, kiên trì lấy giải phóng tư tưởng làm người đi trước dẫn đường, lấy phát triển làm trung tâm, lấy cải cách làm động lực, lấy phục vụ làm tôn chỉ, thúc đẩy toàn diện việc xây dựng hai văn minh trong ngành Bưu điện, phát triển mạng mẽ sự nghiệp thông tin Bưu điện xã hội chủ nghĩa. Để tìm con đường phát triển này, trong hơn 10 năm qua, ngành Bưu điện Trung Quốc đã phấn đấu gian khổ không ngừng:

- Đảng và Nhà nước Trung Quốc coi thông tin Bưu điện là một trọng điểm trong xây dựng kinh tế.

- Lấy thị trường làm mục tiêu, tăng nhanh phát triển thông tin - Dựa vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin.

- Phát huy tính tích cực của mọi tầng lớp, cùng nhau phát triển thông tin. - Mở rộng các con đường huy động vốn, vay nợ phát triển thông tin. - Đi sâu cải cách bưu điện, tăng cường sức sống phát triển thông tin - Kiên trì tôn chỉ phục vụ, nâng cao hiệu năng tổng thể của thông tin

- Tăng cường quản lý ngành nghề thông tin, bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi của người sử dụng

- Đẩy mạnh xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa và xây dựng đội ngũ công nhân viên chức, bảo đảm phát triển thông tin.

Thông qua không ngừng tìm tòi và thực tiễn, thông tin Bưu điện Trung Quốc đã đạt được sự phát triển liên tục, nhanh chóng và lành mạnh. Từ năm 1979 đến năm 1983, ngành Bưu điện trước hết đã chuyển trọng tâm công tác lấy thông tin làm trung tâm, xác lập lại địa vị cơ sở hạ tầng của thông tin Bưu điện và xác định chiến lược thực hiện ưu tiên phát triển và phát triển đi trước một bước thích hợp. Ngành Bưu điện cả nước đã tiến hành điều chỉnh thể chế quản lý và chỉnh đốn trật tự sản xuất, đồng thời bắt đầu vận dụng kỹ thuật tiên tiến trang bị mạng lưới thông tin. Từ năm 1984 đến năm 1988 là 5 năm kinh tế quốc dân phát triển tương đối nhanh, cũng là thời kỳ quan trọng thông tin Bưu điện từ

bắt đầu khởi động đến tăng nhanh phát triển.

Từ năm 1989 đến năm 1991 Nhà nước thực hành chỉnh đốn quản lý kinh tế quốc dân, ngành Bưu điện cũng xuất phát từ thực tế, nắm lấy mâu thuẫn chủ yếu giữa năng lực thông tin thiếu thốn nghiêm trọng với sự tăng trưởng không ngừng của nhu cầu xã hội, trong thời gian chỉnh đốn quản lý, tiếp tục tăng nhanh phát triển thông tin, đặt cơ sở vững chắc cho sự nhảy vọt có tính lịch sử trong kế hoạch 5 năm lần thứ 8. Từ năm 1992 đến năm 1996, đứng trước cơ hội tốt đẹp và thách thức nghiêm trọng, ngành Bưu điện đã tiến một bước đẩy mạnh các mặt công tác phát triển, cải cách, quản lý, kinh doanh phục vụ... làm cho thời kỳ này trở thành thời kỳ thông tin Bưu điện Trung Quốc phát triển nhanh nhất, biến đổi lớn nhất, thực hiện bước nhảy vọt có tính lịch sử.

Qua phát triển mấy giai đoạn, quy mô dung lượng, cấp bậc kỹ thuật và trình độ phục vụ của mạng thông tin Bưu điện Trung Quốc đã có sự nhảy vọt về chất. Một mạng lưới thông tin công cộng quốc gia hoàn chỉnh, thống nhất và tiên tiến đã dần dần hình thành, tình trạng hạn chế kiểu “cổ chai” của cơ sở hạ tầng thông tin đối với kinh tế quốc dân đã được cải thiện.

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 54)