Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 65)

7. Bố cục luận văn

2.2.3.Những bài học kinh nghiệm

2.2.3.1. Dựa vào sự ủng hộ của chính phủ

Cải cách mở cửa đã đem lại cho kinh tế xã hội Trung Quốc sức sống mới, kinh tế được khôi phục, giao lưu xã hội ngày càng rộng rãi, tạo ra nhu cầu to lớn, bức bách về thông tin, chỉ trong một thời gian ngắn xuất hiện tình trạng ứ đọng nghiêm trọng về bưu chính ở nhiều thành thị trong cả nước, điện thoại ở các tỉnh lỵ và thành phố mở cửa vùng duyên hải bị ách tắc liên tục. Giữa kinh tế xã hội ngày càng phát triển sôi động với thông tin liên lạc có sự sai biệt lớn, mâu

thuẫn giữa cung và cầu trở nên nổi bật. Sự lạc hậu về thông tin đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển về kinh tế xã hội ở các địa phương, ảnh hưởng xấu đến tiến trình mở cửa đối với nước ngoài. Trong thực tiễn, việc ưu tiên tăng nhanh phát triển thông tin Bưu điện dần dần đã trở thành nhận thức chung của chính quyền các cấp và các ngành các giới trong xã hội.

Rất sớm từ khi mới bắt đầu cải cách mở cửa, trong quá tình Đảng và Nhà nước thực hiện công tác trọng điểm chuyển dịch và điều chỉnh kinh tế quốc dân, Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã không chỉ một lần nhấn mạnh là thông tin Bưu điện cực kỳ quan trọng, phải xem thông tin Bưu điện như là một điều kiện tiên quyết của cải cách mở cửa, để tăng nhanh xây dựng. Ưu tiên phát triển thông tin Bưu điện là một bộ phận hợp thành chính yếu của tư tưởng cải cách mở cửa.

Cải cách mở cửa không thể tách rời với thông tin Bưu điện, chấn hưng kinh tế cũng không thể tách rời được với thông tin Bưu điện, thông tin Bưu điện phải đi trước. Tư tưởng chiến lược quan trọng này đã có tác dụng chỉ đạo to lớn đối với việc xác lập địa vị và tác dụng của thông tin Bưu điện trong kinh tế quốc dân, đối với việc đề ra phương châm chính sách ưu tiên phát triển thông tin Bưu điện của Đảng và Nhà nước.

2.2.3.2. Phát huy tính tích cực của các tầng lớp xã hội

Phát huy tính tích cực của các tầng lớp xã hội, cùng nhau phát triển sự nghiệp thông tin là một trong những kinh nghiệm ở Trung Quốc từ cải cách mở cửa. Kinh nghiệm cơ bản này là các cấp ngành Bưu điện kiên trì quán triệt nghiêm túc phương châm chinh sách về phát triển thông tin, kết hợp chặt chẽ đặc điểm và thực tế thông tin, trong thực tiễn phát triển thông tin và dần dần hoàn thiện. Nghiêm túc tổng kết, tiếp tục kiên trì kinh nghiệm cơ bản này, đối với việc tăng nhanh phát triển sự nghiệp thông tin ở Trung Quốc, hoàn thành trọn vẹn mục tiêu chiến lược phát triển thông tin vượt qua thế kỷ, có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

- Liên hợp với chính quyền địa phương phát triển sự nghiệp thông tin - Cùng bộ đội liên hợp xây dựng đường trục thông tin

- Cùng với các ngành có mạng thông tin chuyên dùng liên hợp xây dựng mạng thông tin

- Cùng với ngành Phát thanh, Truyền hình liên hợp xây dựng mạng truyền hình hữu tuyến.

- Lĩnh vực thông tin thực hiện có mức độ cơ chế cạnh tranh

2.2.3.3. Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng

Mục đích căn bản nhất của hoạt động sản xuất của con người là thỏa mãn đời sống vật chất và văn hóa ngày càng tăng của mình, đó cũng là tất cả hoạt động sản xuất nhất định phải căn cứ vào nhu cầu của xã hội để tiến hành. Trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, do trình độ của lực lượng sản xuất không như nhau mà quy mô và các bậc nhu cầu của xã hội cũng khác nhau. Đi đôi với sự phát triển không ngừng của kinh tế thương phẩm mà tác dụng của nhân tố nhu cầu trong hoạt động kinh tế trở nên ngày càng quan trọng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhu cầu xã hội đã trở thành động lực chủ yếu phát triển sản xuất.

Thông tin Bưu điện là hạ tầng cơ sở của xã hội, chức năng cơ bản của nó là phục vụ phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Do các loại nhân tố khách quan về phát triển thông tin xã hội yêu cầu mà cuối cùng phải tập trung phản ảnh trên nhu cầu thông tin, tức là nhu cầu thông tin xã hội đã thể hiện tập trung nhu cầu phát triển xã hội đối với thông tin, do đó nhu cầu xã hội là cơ sở tồn tại và nguyên nhân, động lực phát triển của thông tin.

2.2.3.4. Dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật

Thông tin Bưu điện là ngành sử dụng nhiều kỹ thuật. Kỹ thuật thông tin là một trong các lĩnh vực kỹ thuật phát triển nhanh chóng nhất thời đại hiện nay. Một số kỹ thuật cao và mới, có tính chất đại biểu cho trình độ khoa học kỹ thuật một thời kỳ, thường được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực thông tin. Từ trên một ý nghĩa nào đó có thể nói là khoa học kỹ thuật có tác dụng quyết định đối với sự phát triển thông tin. Đứng trước nhu cầu thông tin to lớn và làn sóng của kỹ thuật mới, ngành Bưu điện đã kiên trì xuất phát từ thực tế thông tin Bưu điện ở Trung Quốc, tích cực mò tìm con đường phát triển kỹ thuật thông tin Bưu điện.

Thời kỳ đầu cải cách mở cửa, quy mô mạng lưới thông tin ở Trung Quốc nhỏ bé, mức độ kỹ thuật thấp kém, chất lượng thông tin chưa cao, mâu thuẫn cung cầu nổi lên rõ rệt. Đa số khu vực nông thôn trong toàn quốc không có điện thoại, đại bộ phận thị trấn huyện dùng loại điện thoại từ thạch có tay quay, điện thoại tự động chủ yếu là dùng thiết bị chuyển mạch loại từng nấc, đường truyền dẫn thông tin đường dài chủ yếu là dùng dây trần, chất lượng thông tin rất kém. Mặt khác, đi đôi với việc toàn Đảng chuyển trọng tâm công tác đến mặt trận xây dựng kinh tế, việc cải cách thể chế kinh tế dần dần càng thêm sâu, mở cửa đối với nước ngoài càng thêm rộng, nhu cầu đối với thông tin Bưu điện của các ngành tăng đột biến, mâu thuẫn giữa cung và cầu thông tin nổi rõ, thông tin Bưu điện đã trở thành một cái cổ chai gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế quốc dân.

Rõ ràng là nếu vẫn dựa vào kỹ thuật truyền dẫn dây trần truyền thống, kỹ thuật chuyển mạch nhân công, thì không kể là số lượng, chất lượng hay chủng loại nghiệp vụ đều không thể thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng trưởng của xã hội. Nếu đi theo con đường phát triển kỹ thuật thông tin của thế giới tiếp tục phát triển kỹ thuật chuyển mạch cơ điện và kỹ thuật truyền dẫn tương tự, thì không chỉ tốn hao nhiều vốn, lãng phí tài nguyên, mà tính năng của mạng lưới và tốc độ xây dựng cũng không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và nối mạng quốc tế, về mặt kỹ thuật, thông tin Trung Quốc có thể sẽ mãi mãi bị nước ngoài khống chế. Kỹ thuật thông tin thế giới vào đầu thập kỷ 80 đã bắt đầu bước vào thời đại số hóa, hai kỹ thuật lớn là chuyển mạch điều khiển bằng chương trình và truyền dẫn cáp quang đã tiến gần đến hoàn thiện, đã được đưa vào sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, đây là điều kiện để ứng dụng kỹ thuật thông tin tiên tiến của thế giới để cải tạo mạng lưới thông tin lạc hậu ở Trung Quốc.

Xuất phát từ nội tình của đất nước và tình hình phát triển kỹ thuật thông tin của thế giới, để nhanh chóng làm chuyển biến cục diện đó, Bộ Bưu điện đã đề ra quyết sách quan trọng, bỏ qua giai đoạn phát triển thông thường kỹ thuật thông tin ở các nước, đi con đường phát triển từ khởi điểm cao, ứng dụng kỹ thuật mới nhất của thế giới để xây dựng mạng thông tin công cộng quốc gia có trình độ hiện đại, dựa vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật để tăng nhanh bước tiến

hiện đại hóa thông tin ở Trung Quốc, phục vụ thông tin có chất lượng tốt, hiệu quả cao đối với cải cách mở cửa.

2.2.3.5. Kiên trì tôn chỉ phục vụ

Sau cải cách mở cửa, Bưu điện luôn luôn kiên trì nắm cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, lấy phục vụ làm tôn chỉ, lấy phục vụ thỏa mãn xã hội làm điểm xuất phát và mục tiêu của mọi công tác, đẩy nhanh sự phát triển thông tin, đồng thời ra sức cải thiện chất lượng phục vụ, làm cho trình độ phục vụ xã hội của tin Bưu điện được nâng lên rõ rệt. Nhìn lại và suy ngẫm một cách nghiêm túc bước đường công tác phục vụ của thông tin Bưu điện đã đi qua, tổng kết và hoàn thiện các kinh nghiệm đã hình thành trong thực tiễn, nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác phục vụ, có lợi cho việc nâng trình độ phục vụ của bưu điện lên tầm cao mới.

Đặc trưng của thông tin Bưu điện là quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ diễn ra đồng thời, sản phẩm của nó là phục vụ, chất lượng sản phẩm chính là chất lượng phục vụ, điều này quyết định tác dụng mang tính cơ bản của thông tin đối với xã hội, phải được thể hiện bằng phục vụ. Làm tốt việc phục vụ của bưu điện, bất luận đối với đời sống kinh tế xã hội hay đối với bản thân ngành Bưu điện đều có ý nghĩa và tác dụng hết sức quan trọng.

Làm tốt việc phục vụ Bưu điện có thể tạo ra hiệu ích xã hội rõ rệt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, quan hệ giữa tin tức và đời sống kinh tế xã hội ngày càng mật thiết, thông tin là trục chính truyền bá tin tức, tác dụng phục vụ của nó ngày càng quan trọng. Thứ nhất, phục vụ của thông tin thuận tiện, nhanh chóng có thể gia tăng tốc độ truyền đưa các loại tin tức. Từ đó nâng cao hiệu suất vận hành của nền kinh tế, cải thiện môi trường mở cửa với nước ngoài, nâng chất lượng đời sống của nhân dân, đẩy nhanh tốc độ quá trình tin học hóa xã hội. Thứ hai, ngành Thông tin là một trong các lĩnh vực có thể thu hút tiêu dùng xã hội nhất, thông qua sự phát triển các dịch vụ bưu điện và sự phục vụ chất lượng tốt có thể dẫn dắt người ta tăng tiêu dùng về thông tin càng nhiều, từ đó thúc đẩy tiền tệ lưu thông nhanh, giảm nhẹ áp lực của lạm phát và vật giá gia tăng. Thứ ba, bưu điện là cửa sổ quan trọng xây dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa. Xí nghiệp bưu điện là người kinh

doanh mạng lưới thông tin công cộng của quốc gia, gánh vác nhiệm vụ phục vụ rộng lớn mà Nhà nước giao phó. Trong tình hình điện thoại bắt đầu đi vào ngàn nhà vạn hộ, mức độ phổ cập thông tin không ngừng được nâng cao, thì chất lượng phục vụ của bưu điện có liên quan mật thiết với lợi ích thiết thực của đông đảo người dùng. Làm tốt công tác phục vụ sẽ có lợi cho việc duy trì hình ảnh của Đảng và Chính phủ trong quần chúng nhân dân, có lợi cho việc thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần của xã hội.

Làm tốt việc phục vụ của Bưu điện, còn có thể làm ra các hiệu ích kinh tế rõ rệt. Hiệu ích thông tin thể hiện ở sự phát huy của hiệu năng tổng thể. Tăng cường năng lực, phát triển dịch vụ, tiến bộ kỹ thuật cuối cùng đều phải thể hiện ở khâu phục vụ. Thông qua các biện pháp nâng cao mức nối thông của mạng lưới thông tin, rút ngắn thời hạn lắp đặt điện thoại, cải tiến các phương tiện phục vụ... có thể thu hút người dùng sử dụng nhiều dịch vụ thông tin, tăng thêm thu nhập mà không phải tăng dung lượng thiết bị, tạo ra hiệu ích kinh tế đáng kể, có thể thu hút được người dùng, mở rộng thị phần, tranh thủ được chủ động nhiều hơn trong cạnh tranh. Ra sức cải thiện nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu ích kinh tế bưu điện.

2.2.3.6. Tăng cường quản lý ngành nghề

Thông tin không chỉ là hệ thống “thần kinh” của đất nước, có liên quan mật thiết đến chủ quyền và an toàn quốc gia, mà còn là cơ sở hạ tầng quan trọng của xã hội, là điều kiện tiền đề phát triển nền kinh tế đất nước. Một quốc gia, một xã hội, một dân tộc nếu không có thông tin, không có mạng lưới thông tin rộng khắp, hoàn chỉnh, thống nhất thì pháp lệnh của Chính phủ khó được thông đạt, hoạt động kinh tế khó vận hành được bình thường, sự giao lưu và liên hệ của quần chúng nhân dân khó thực hiện. Cho nên, tăng cường quản lý ngành nghề thông tin, là một mặt quan trọng trong thực hiện quản lý hành chính của quốc gia.

Trung Quốc là quốc gia đang phát triển, đất đai rộng lớn, nhân khẩu đông đúc, kinh tế các nơi phát triển không đồng đều. Muốn phát triển sự nghiệp thông tin thật nhanh, tăng tốc độ xây dựng mạng thông tin hiện đại hóa bao trùm cả nước và liên kết với thế giới, cần phải xuất phát từ tình hình đất nước của Trung

Quốc, thực hiện thống nhất kinh doanh, thống nhất quản lý đối với nghiệp vụ thông tin cơ bản, để tập trung vật lực, tài lực, sử dụng đầy đủ nguồn vốn, tránh xây dựng trùng lặp. Đặc biệt trong tình hình luật pháp chưa được kiện toàn, ý thức pháp luật của công dân còn chưa cao. Chính phủ nhất thiết phải tăng cường công tác quản lý ngành nghề, dùng các biện pháp hành chính và quyền uy của Chính phủ để điều khiển vĩ mô, tăng cường quy hoạch tổng thể và phối hợp, đảm bảo xây dựng mạng lưới thông tin công cộng của quốc gia, thúc đẩy kinh tế đất nước không ngừng phát triển.

Từ tình hình các nước trên thế giới thấy rằng các ngành và các xí nghiệp của đa số các quốc gia, nếu có nhu cầu đặc biệt nói chung đều sử dụng năng lực của mạng thông tin công cộng, lập ra mạng thông tin chuyên dụng ảo để tiến hành thông tin chuyên dụng, có rất ít trường hợp lại xây dựng mạng thông tin chuyên dụng độc lập để kinh doanh. Ở Trung Quốc do nguyên nhân lịch sử, ngoài mạng lưới viễn thông công cộng của quốc gia, còn có vài chục ngành có xây dựng mạng lưới đường dài chuyên dụng, hàng ngàn xí nghiệp và đơn vị có mạng lưới viễn thông mang tính khu vực. Các mạng chuyên dụng này có tác dụng rất lớn để thỏa mãn nhu cầu thông tin của chính các ngành và xí nghiệp đó, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng cũng tồn tại một số vấn đề không cho phép coi thường, như ở một số hành lang thông tin chủ yếu xuất hiện tình trạng có nhiều đường thông tin chuyên dụng song song tồn tại với đường thông tin công cộng, thậm chí ở cùng một địa điểm đồng thời xây nhiều trạm viba và trạm mặt đất thông tin vệ tinh, dẫn đến hiệu quả của đầu tư không tốt, cơ sở vật chất thông tin không được tận dụng hết, năng lực thông tin tổng thể không phát huy được, đối với quốc gia, đối với xí nghiệp đều không có lợi. Cho nên để giữ được tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính tiên tiến của mạng lưới thông tin, sử dụng tổng hợp cơ sở vật chất thông tin quốc gia, nâng cao hiệu năng tổng thể của mạng thông tin đất nước, phải tăng cường công tác quản lý ngành nghề thông tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.7. Mở rộng nguồn gốc

Đi đôi với việc đi sâu cải cách thể chế kinh tế và mở rộng cửa đối với nước ngoài, đặc biệt là sự thiết lập dần thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, ngành Bưu điện đã chú ý lợi dụng cơ chế thị trường, đã tích cực tiến hành

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 65)