Đánh giá tổng quát quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 77)

7. Bố cục luận văn

3.1.4.Đánh giá tổng quát quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam

3.1.4.1. Những kết quả đạt được a) Về bộ máy quản lý nhà nước

Đã tách riêng chức năng quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp. Trong quá trình từng bước hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông, với sự nỗ lực cao độ của ngành, Nhà nước đã cho phép thực hiện một sự cải cách lớn, đó là: ngày 11 tháng 3 năm 1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện. Đây là lần đầu tiên công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Viễn thông Việt Nam được phân tách rõ rệt ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông. Tiếp theo đó, Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn cho phép thành lập từ ngày 05/8/2002.

Việc thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam thể hiện sự tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực Viễn thông, nhằm tạo ra một

môi trường kinh doanh thuận lợi để phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh trong nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này giúp cho các doanh nghiệp BCVT (cụ thể là Tổng công ty BCVT Việt Nam –nay là tập đoàn BCVT VN) quyền tự chủ kinh doanh hơn, đồng thời vai trò quản lý nhà nước của Bộ được minh bạch, rõ ràng trong điều kiện có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Bưu chính Viễn thông. Từ đó, các luật lệ, chính sách quản lý nhà nước về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Tin học cũng được hoàn thiện, bổ sung để làm cơ sở cho chức năng quản lý nhà nước. Trong môi trường cạnh tranh, vai trò điều tiết của Nhà nước đặc biệt quan trọng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.

b) Về quan hệ giữa 2 lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông.

Cơ cấu truyền thống kết hợp chung giữa Bưu chính – Viễn thông trong một doanh nghiệp là một yếu tố cản trở sự lớn cho sự phát triển của cả Bưu chính và Viễn thông trong môi trường cạnh tranh. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Bưu chính Viễn thông, việc tách riêng 2 lĩnh vực bưu chính và viễn thông đã được thực hiện tại VNPT - nhà khai thác chủ đạo lớn nhất trên thị trường. Kể từ tháng 10/2001, TCTy BCVT Việt Nam đã thí điểm bóc tách riêng 2 lĩnh vực Bưu chính và Viễn thông tại 10 tỉnh (Lào Cai, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Long An, Cần Thơ) theo hướng vừa tách, vừa phân chia tài sản, vừa xác định lại tất cả các cơ chế quan hệ, đồng thời cơ cấu lại tổ chức Bưu chính nhằm từng bước tăng cường khả năng kinh doanh độc lập của Bưu chính trước mắt cũng như các giai đoạn tiếp theo. Các Bưu điện Huyện thực hiện kế toán riêng, kinh doanh các dịch vụ Bưu chính, phát hành báo chí và lại là tổng đại lý cho khối Viễn thông cung cấp các dịch vụ Viễn thông cho xã hội. Việc tách Bưu chính, Viễn thông từng bước hoạt động độc lập là một trong những bước đi quan trọng trong việc hình thành Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông. Theo định hướng của Nhà nước, Bưu chính Việt Nam từng bước tiến tới hoạt động độc lập với Viễn thông trong quan hệ một tập đoàn kinh tế mạnh. Sau khi chia tách, Viễn thông cũng có cơ hội phát triển hơn do bớt gánh nặng bao cấp chéo cho Bưu chính.

c) Về luật pháp

hành văn bản pháp lý cao nhất trong thời kỳ này là Nghị định số 109/1997/NĐ- CP ngày 12/11/1997 về Bưu chính và Viễn thông. Tiếp đó, cùng với việc thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông, ngày 25/5/2002 Ủy ban thường vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và Chủ tịch nước đã công bố Pháp lệnh này vào ngày 7/6/2002. Đây là văn bản pháp lý cao nhất về Bưu chính Viễn thông của nước ta hiện nay.

d) Về chính sách cạnh tranh trong Viễn thông

Mặc dù mới chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh, nhưng thị trường Viễn thông Việt Nam đã có được những thành công đáng kể. Số lượng doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ Viễn thông tương đối cao; Bộ Bưu chính Viễn thông đã có nhiều biện pháp tích cực thúc đẩy quá trình đàm phán kết nối giữa các mạng Viễn thông; Có chính sách quản lý giá cước đối với doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và thả nổi với các doanh nghiệp Viễn thông mới khác để thúc đẩy cạnh tranh. Vì vậy mà thị trường Viễn thông nước ta hiện nay đang trở nên một thị trường cạnh tranh sôi động và có phần quyết liệt.

e) Về phát triển mạng lưới và phổ cập dịch vụ

Xuất phát từ một nước có hạ tầng Viễn thông phát triển muộn, nước ta đã có sự đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này. Trước hết thể hiện ở sự quyết tâm của Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông (trước đây là Tổng cục Bưu điện). Hàng loạt các văn bản pháp quy đã được ban hành tạo thành một hệ thống các chính sách về phổ cập dịch vụ ở Việt Nam. Trong thực tiễn những năm qua, các chính sách trên đã thu được những kết quả rất tích cực trong việc phát triển mạng lưới Viễn thông về nông thôn, về vùng sâu vùng xa… Đến cuối năm 2004, mạng Viễn thông đã bao phủ gần khắp cả nước. Toàn mạng có 10,3 triệu máy điện thoại, đạt mật độ 12,56 máy/100 dân, 97,5% số xã đã có máy điện thoại. Số điểm phục vụ bưu điện đã tăng lên 14.725 điểm, trong đó có 7.011 điểm bưu điện văn hoá xã, số dân được phục vụ tính bình quân khoảng 6.000 người/điểm. Số người dân được sử dụng dịch vụ Viễn thông ngày càng nhiều.

3.1.4.2. Những vấn đề còn tồn tại

a) Về bộ máy quản lý nhà nƣớc

Mặc dù đã tách được chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh, thành lập Tổng cục Bưu điện và sau đó nâng lên thành Bộ Bưu chính Viễn thông. Tuy nhiên, hiện nay chức năng hoạch định chính sách, ban hành chính sách và kiểm soát việc thực hiện chính sách vẫn chưa được tách bạch. Điều này làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường viễn thông.

b) Về pháp luật

Đến năm 2002, Việt Nam đã có Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, đây là văn bản pháp lý cao nhất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tính chất pháp lý chưa thật sự cao, đặc biệt khi nước ta hội nhập kinh tế thế giới thì yêu cầu về hệ thống pháp luật minh bạch và chặt chẽ trở thành một yêu cầu cấp thiết cần được ưu tiên xây dựng. Mặt khác, Bưu chính và Viễn thông là 2 lĩnh vực có đặc thù riêng. Do vậy, việc điều tiết 2 lĩnh vực này bằng một văn bản pháp luật chung là không phù hợp.

c) Về chính sách cấp phép trong kinh doanh Viễn thông

Với mong muốn có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường dịch vụ Viễn thông, Cơ quan quản lý nhà nước đã cấp khá nhiều giấy phép thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông. Tuy nhiên, với kích cỡ thị trường của nước ta hiện nay cần phải xem xét nên cấp phép cho bao nhiêu nhà khai thác là hợp lý nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư của các doanh nghiệp mới, đó cũng là bảo vệ lợi ích chung cho toàn xã hội. Kinh nghiệm cải cách Viễn thông của Anh cũng cho thấy loại hình “Độc quyền song phương” trong giai đoạn đầu tự do hoá thị trường là quyết định quan trọng giúp cho thị trường viễn thông phát triển.

d) Về chính sách cạnh tranh

Mặc dù có khá nhiều nhà khai thác, nhưng cho đến nay thị trường Viễn thông Việt Nam vẫn chưa thể xem là một thị trường cạnh tranh theo đúng nghĩa của nó. Việc này xuất phát từ một nguyên nhân quan trọng, đó là hạ tầng mạng.

Trong số các nhà khai thác viễn thông được cấp phép tham gia thị trường thì có 3 nhà khai thác có hạ tầng mạng là VNPT, Vietel và VP Telecoms, tuy nhiên 2 mạng sau còn chưa hoàn chỉnh. Do đó việc cạnh tranh trong dịch vụ kết nối mạng là chưa rõ rệt. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà khai thác mới tham gia thị trường khi muốn đàm phán kết nối với mạng đường trục để triển khai kinh doanh. Do vậy, về phương diện quản lý nhà nước, cần phải tạo điều kiện để có sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường cung cấp dịch vụ kết nối mạng.

Một vấn đề nữa liên quan đến môi trường cạnh tranh bình đẳng là việc tồn tại doanh nghiệp Viễn thông Vietel thuộc quân đội quản lý. Doanh nghiệp này tận dụng các lợi thế về vị thế chính trị của quân đội, về sử dụng các nguồn lực đầu tư cho quân đội để làm kinh tế. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh của Vietel với các doanh nghiệp Viễn thông khác. Việt Nam đang chuẩn bị hội nhập trong tương lai không xa. Do vậy vấn đề này cần được giải quyết ngay.

e) Chính sách quản lý giá cước còn có những điểm bất hợp lý

Giá cước dịch vụ Viễn thông của doanh nghiệp thống lĩnh thị trường do Cơ quan quản lý nhà nước ban hành trên cơ sở xác định giá thành sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề xác định giá thành các dịch vụ Viễn thông cũng chưa hoàn toàn được minh bạch.

Giá cước kết nối giữa các mạng hiện nay dường như ưu ái cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Các doanh nghiệp này hầu như đầu tư rất ít vào hạ tầng mạng nhưng vẫn được hưởng một mức doanh thu không nhỏ sau khi đã trả cước kết nối cho doanh nghiệp có hạ tầng mạng.

Chính sách quản lý cước hiện nay của Bộ BCVT chủ yếu vẫn còn mang tính định tính, chưa có căn cứ khoa học. Do vậy, vấn đề phê duyệt giá của các nhà khai thác đệ trình lên bộ cũng mang tính định tính.

g) Về chính sách dịch vụ phổ cập

Hiện nay chúng ta chưa có một công bố rõ ràng về dịch vụ phổ cập, các tiêu chí của dịch vụ, các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ. Cơ quan quản lý nhà nước cần tổ chức thực hiện, quản lý và kiểm tra việc thực hiện dịch vụ này và công bố rộng rãi cho công chúng. Mặt khác, giá cước dịch vụ

công ích cũng phải được xác định sao cho phù hợp với thu nhập của đối tượng cần nhắm tới. Trong giai đoạn chỉ có một nhà khai thác chủ đạo độc quyền, giá cước các dịch vụ Viễn thông cơ bản còn cao so với mức thu nhập của nhiều người dân. Từ khi có các nhà khai thác mới cạnh tranh, cước mới được giảm, tuy nhiên vẫn còn cao so với khả năng chi trả. Hiện nay, thu nhập của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất thấp. Nếu giá cước cao thì dù có đưa phương tiện thông tin đến nơi họ cũng không được sử dụng. Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích đã được thành lập từ cuối năm 2004, nhưng vẫn chưa thực hiện chức năng đầu tư phát triển dịch vụ công ích cho nhân dân và xem xét phần trợ giá để giúp người dân nghèo có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ Viễn thông công ích của nước ta.

Từ trước đến nay, Nhà nước vẫn giao cho VNPT thực hiện nhiệm vụ công ích mà không có một khoản tài trợ nào. Để thực hiện được nhiệm vụ này, VNPT phải bù lỗ chéo từ các dịch vụ có lãi cho dịch vụ công ích. Việc này VNPT dễ dàng thực hiện được nhờ vị thế độc quyền của mình. Tuy nhiên, thị trường Viễn thông hiện nay đã chuyển sang thị trường cạnh tranh. Trong điều kiện đó thì VNPT khó có thể tiếp tục đảm đương nhiệm vụ này bằng cách thức như trên. Do vậy, cần có sự thay đổi trong cơ chế chính sách để triển khai một cách có hiệu quả dịch vụ công ích đến với người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, quỹ phổ cập viễn thông đã được thành lập và sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới. Đây là hình thức cung cấp tài chính phổ biến hiện nay cho các dịch vụ viễn thông công ích. Tuy nhiên, vấn đề dịch vụ công ích cho lĩnh vực bưu chính đang còn bỏ ngỏ.

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 77)