Sự nhảy vọt có tính lịch sử của thông tin BCVT Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 57)

7. Bố cục luận văn

2.2.2.Sự nhảy vọt có tính lịch sử của thông tin BCVT Trung Quốc

2.2.2.1. Đứng trước yêu cầu của cải cách mở cửa

Cùng với sự chuyển dịch trọng tâm công tác của toàn Đảng và sự không ngừng đi sâu làm sống động trong nước và mở cửa với bên ngoài, kinh tế thành thị – nông thôn ngày càng nhộn nhịp, mối liên hệ trong ngoài ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu của toàn xã hội đối với thông tin tăng lên rất nhanh, thông tin Bưu điện đứng trước áp lực vô cùng to lớn chưa từng có trong lịch sử.

Thứ nhất: Sự hồi phục và phát triển kinh tế quốc dân đề ra những yêu cầu

bức thiết đối với thông tin Bưu điện.

Trước cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc khép kín ở trong nước. Sản xuất của các xí nghiệp hoàn toàn theo kế hoạch pháp lệnh, đãi ngộ nhất loạt không phân cao thấp, chẳng cần thông tin, bất kể hiệu quả sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, xí nghiệp không có quyền quyết định, tiêu thụ sản phẩm ra sao cũng không cần xí nghiệp bận tâm, nông thôn thì theo kinh tế tự nhiên, tự cấp và

nửa tự cấp. Đặc biệt trong thời gian 10 năm xáo động, trật tự sản xuất bình thường bị phá rối, nền kinh tế quốc dân đứng bên bờ sụp đổ, tác dụng của thông tin đối với hoạt động kinh tế không có gì. Sau cải cách mở cửa, các ngành quét sạch ảnh hưởng tư tưởng “tả”, mọi công tác dần dần đi vào quỹ đạo trung tâm là xây dựng kinh tế. Ở nông thôn thực hiện toàn diện chế độ trách nhiệm khoán sản phẩm, chợ mua bán không ngừng hình thành, nhiều loại xí nghiệp ở các hương trấn ra đời, sản xuất nông nghiệp bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa. Ở thành phố dần dần thực hiện cải cách thể chế kinh tế, động viên hơn nữa tính tích cực sản xuất của xí nghiệp và công nhân viên chức, sức sống của xí nghiệp mạnh lên rõ rệt, nhà máy hồi phục sản xuất bình thường. Đường sắt và các phương tiện giao thông khác cũng trở lại vận chuyển bình thường, thị trường lưu thông bắt đầu được tạo lập. Qua một giai đoạn điều chỉnh, cải cách, chỉnh đốn và nâng cao nền kinh tế quốc dân từng bước được khôi phục và phát triển.

Tư tưởng quan niệm của con người chuyển biến, kinh tế các địa phương phục hồi và phát triển, phạm vi lưu thông hàng hóa mở rộng làm cho các môi liên hệ hàng ngang và qua lại trong sản xuất và đời sống nhiều lên chưa từng thấy, nhu cầu sử dụng thông tin Bưu điện truyền đưa tin tức tăng trưởng toàn diện, đặc biệt trong các thành phố lớn và vừa, các đặc khu kinh tế và các thành phố mở cửa ở duyên hải, nhu cầu về thông tin lại càng cấp bách. Sự phát triển kinh tế làm cho người ta nhận thức lại vị trí và tác dụng của thông tin Bưu điện. Các tầng lớp xác hội dần dần nhận thức được thông tin là cơ sở hạ tầng của xã hội, là điều kiện tất yếu của hoạt động kinh tế, nhận thức được việc sử dụng đầy đủ phương tiện thông tin có thể đẩy nhanh quá trình sản xuất, lưu thông có thể nâng cao năng suất lao động, có thể làm các hiệu quả và lợi ích xã hội, kinh tế rõ rệt. Vì vậy, các tầng lớp xã hội ngày càng lên tiếng đòi hỏi phát huy đầy đủ tác dụng của thông tin, yêu cầu nhanh chóng thay đổi bộ mặt lạc hậu của thông tin ngày càng trở nên cấp bách.

Cùng với cải cách kinh tế, liên tiếp đề ra chính sách làm sống lại sản xuất, kinh tế hàng hóa mọi nơi nẩy nở và lớn lên nhanh chóng. Sự tạo lập thị trường hàng hóa và nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất sự giao lưu và hợp tác kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia, hình thành các dòng người, vật tư và tiền bạc to

lớn. Tất cả các dòng đó đều cần phải truyền đưa tin tức một cách hiệu quả và chất lượng cao, để nâng cao tính hợp lý và hữu hiệu của chúng, tiền bạc và vật tư, làm cho xí nghiệp sản xuất ra các sản phẩm phù hợp, đảm bảo sự vận động bình thường của xã hội và nền kinh tế. Trong tình hình đó, ngành Bưu điện gánh vác trách nhiệm nặng nề truyền đưa tin tức, đương đầu với sự xung kích của làn sóng hàng hóa. Thời kỳ ban đầu cải cách mở cửa từ 1983 đến 1985, ngành Bưu điện đã từng gánh chịu xung kích quy mô tương đối lớn về nhu cầu.

Từ các thành phố đến các hương trấn, từ các khu mở cửa ở duyên hải đến nội địa, nhu cầu như sóng dồn, làm cho thông tin trở thành một điểm nóng mà xã hội hết sức quan tâm, trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá điều kiện đầu tư có ưu việt hay không.

Rõ ràng là cơ sở yếu kém của thông tin Bưu điện làm cho bất luận là về năng lực thông tin, trang bị kỹ thuật, hay về trình độ phục vụ, chất lượng đội ngũ đều khó có thể đáp ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế và mở cửa với nước ngoài. Đã xuất hiện tình hình hết sức căng thẳng, hình thành “cổ chai” tắc nghẽn đối với nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai là trình độ trang bị thông tin kỹ thuật cực kỳ lạc hậu. Nhu cầu

thông tin tăng lên do cải cách mở cửa đem lại không chỉ đòi hỏi năng lực thông tin phải tăng nhanh mà còn yêu cầu trang bị kỹ thuật cũng phải có bước nhảy vọt về chất.

Thứ ba: trình độ quản lý kỹ thuật và chất lượng đội ngũ công nhân viên

không thích ứng. Thời kỳ “cách mạng văn hóa”, Bộ Bưu điện và các Cục quản lý Bưu điện tỉnh, khu và thành phố bị triệt bỏ, cán bộ lãnh đạo Bưu điện các cấp bị phê, đấu và đánh đập, ban lãnh đạo tê liệt, số lượng lớn các nhân viên kỹ thuật, công nhân lành nghề bị điều ra khỏi ngành Bưu điện, đội ngũ công nhân viên bị xáo trộn, làm cho thông tin rối loạn, sự cố tăng lên, chất lượng giảm sút. Quy trình quy chế ở xí nghiệp xơ sở bị phế bỏ, trình độ phục vụ hạ thấp, xuất hiện tình hình mười năm thu lỗ. Do làm việc không tuân theo quy luật, khiến các tỷ trọng trong nội bộ ngành Bưu điện mất cân đối. Đồng thời, do ảnh hưởng lâu dài của tư tưởng “tả”, quan niệm của cán bộ công nhân viên bưu điện bị già cỗi đi, tư tưởng bảo thủ tương đối nặng nề, ý thức phục vụ đẩy nhanh sự phát triển

thông tin, tăng cường năng lực thông tin, xây dựng kinh tế và mở cửa với nước ngoài còn chưa mạnh mẽ.

Thứ tư: quan niệm về thông tin xã hội mờ nhạt, nhận thức vai trò tác

dụng của thông tin Bưu điện chưa đầy đủ. Nếu nói khoảng cách về năng lực thông tin và kỹ thuật thông tin chỉ là một loại khoảng cách về “phần cứng”, thì phía trước ngành Bưu điện còn một giới tuyến nhất định phải vượt qua là về “phần mềm”, đó là quan điểm tư tưởng bảo thủ cứng nhắc. Biểu hiện chủ yếu trên hai mặt, một mặt là nhận thức về thông tin xã hội vẫn chưa đủ. Mặc dù các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương đã nhìn thấy tầm quan trọng là “ người đi trước” của thông tin Bưu điện, nhưng do một thời gian dài từ trước đến nay chủ yếu là phục vụ Đảng, chính quyền và quân đội, nên khoảng cách với dân còn tương đối xa, vì vậy đối với đa số người dân Trung Quốc mà nói, bồi dưỡng giáo dục quan niệm về thông tin là một vấn đề lớn phải giải quyết. Mặt khác, toàn xã hội vẫn còn rơi rớt quan niệm “tả khuynh” cứng nhắc. Từ ngày thành lập nước Trung Quốc, thông tin Bưu điện là một bộ phận hợp thành của lực lượng sản xuất đã phát huy tác dụng quan trọng trong xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa và đời sống nhân dân. Nhưng tuy thời kỳ “cách mạng văn hóa”, thông tin Bưu điện không được thừa nhận là lực lượng sản xuất, làm cho công tác bưu điện bị quấy nhiễu và phá hoại nặng nề, gây trở ngại nghiêm trọng cho sự phát triển sự nghiệp thông tin Bưu điện Trung Quốc.

Cũng rất dễ hiểu là hạ tầng cơ sở của thông tin lạc hậu như thế thì không thể đáp ứng được với nhu cầu của xã hội và của sự phát triển kinh tế sau cải cách mở cửa. Đứng trước nhu cầu thông tin tăng lên cấp bách, sự lạc hậu về thông tin đã ảnh hưởng và cản trở việc mở cửa và phát triển kinh tế. Các đồng chí lãnh đạo Quốc vụ việc đã từng chỉ ra một cách sắc bén rằng thông tin Bưu điện đã trở thành một khâu yếu kém nhất trong các khâu yếu kém của nền kinh tế quốc dân.

Đứng trước sự kêu gọi của cải cách mở cửa, cán bộ nhân viên ngành Bưu điện đã cảm nhận được áp lực và các thách thức chưa từng có, cũng khơi dậy tinh thần trách nhiệm và đã khẩn trương cao độ để đẩy nhanh xây dựng phát triển thông tin. Với sự kêu gọi của cái cách mở cửa, chỉ có giải phóng tư tưởng,

kiên định ý chỉ tiến thủ, dựa vào nhu cầu thông tin của xã hội và xu thế phát triển của thông tin thế giới, định ra được sự lựa chọn chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước, tăng cường nhanh chóng năng lực thông tin, nâng cao trình độ kỹ thuật mạng lưới thông tin, thì mới có thể phục vụ thông tin tốt cho công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc.

2.2.2.2.Đứng trước sự phát triển của thông tin Trung Quốc

Hơn một thế kỷ vừa qua, thông tin của các nước đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành sản xuất phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thông tin hiện đại đã có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình văn minh của nhân loại, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong thời đại cạnh tranh của thế giới ngày nay, ai có phương tiện thông tin đầy đủ, tiên tiến, người đó sẽ có thể nắm bắt kịp thời nhiều tin tức, chủ động trong cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt. Thời kỳ bắt đầu cải cách mở cửa, thông tin Bưu điện Trung Quốc không chỉ bị áp lực rất lớn về nhu cầu bức thiết của cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa mà còn đứng trước sự thách thức về khoảng cách to lớn với trình độ tiên tiến của thế giới.Việc phân tích và nhận thức đúng đắn tình hình phát triển thông tin của thế giới và ảnh hướng của nó đến Trung Quốc đối với việc xác định chính xác chiến lược phát triển, tăng nhanh phát triển thông tin của Trung Quốc có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

- Thông tin là một trong những ngành sản xuất phát triển nhanh nhất trên thế giới, trong hơn một trăm năm vừa qua đã có sự biến đổi to lớn.

Lịch sử thông tin của nhân loại có thể ngược tìm từ thời cổ đại, nhưng thông tin đúng nghĩa là hiện đại chỉ mới có lịch sử mới hơn một trăm năm. Phương tiện thông tin chủ yếu của xã hội loài người là văn tư, tín hiệu, ngọn lửa và trạm dịch đã kéo dài đến mấy ngàn năm. Sau khi bước về sản xuất, lượng nhu cầu đối với thông tin của nhân loại đã tăng lên chưa từng có, từ đó nhiều loại phương tiện và phương thức thông tin tiên tiến lần lượt xuất hiện, phát minh máy hơi nước thế kỷ thứ 18 đã làm cho động lực tự nhiên như sức người, sức ngựa... mà bưu chính sử dụng dần dần bị thay thế bằng các phương tiện vận tải tiên tiến như tàu thủy... rồi sau đó xe hơi, máy bay cũng lần lượt được sử dụng

để vận chuyển bưu chính. Thế kỷ 19 sức sản xuất của xã hội phát triển thêm một bước, điện báo, điện thoại kế tiếp nhau ra đời trên cơ sở của điện khí, nhân loại đã bước vào thời đại dùng điện để truyền đưa tin tức, đã tăng nhanh tốc độ thông tin, mở rộng phạm vi truyền đưa tin tức, làm cho phương thức thông tin đã có bước nhảy về chất, thúc đẩy phát triển đại sản xuất công nghiệp hóa.

Sau khi bước vào xã hội hiện đại, tin tức đã trở thành một nguồn tài nguyên quan trọng mới đi đôi với tài nguyên thiên nhiên và công cụ sản xuất, đã có ảnh hưởng to lớn đối với mọi hoạt động của xã hội, từ đó thúc đẩy thông tin phát triển nhanh chóng. Bắt đầu từ những năm 60, 70 của thế kỷ này, làn sóng cách mạng kỹ thuật mới đã thúc đẩy khoa học kỹ thuật thông tin bước vào một thời đại hoàn toàn mới mẻ. Sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của kỹ thuật máy tính, kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật thông tin quang, kỹ thuật chuyển mạch điều khiển theo chương trình, kỹ thuật thông tin vệ tinh đã làm cho kỹ thuật thông tin có sự biến đổi từng ngày. Trong không đầy 100 năm, kỹ thuật thông tin đã trải qua quá trình phát triển từ nhân công đến tự động, từ tương tự sang kỹ thuật số, từ thông tin một kênh đến thông tin nhiều kênh, hàng trăm kênh, thậm chí hàng nghìn kênh, hơn chục ngàn kênh. Phạm vi của mạng thông tin cũng không ngừng được mở rộng, đã vượt ra khỏi một thành phố, một vùng, thậm chí ra ngoài phạm vi một nước, dần dần hình thành mạng thông tin có tính toàn cầu.

Những năm 80 của thế kỷ này, tức là trong khoảng thời kỳ đầu cải cách mở cửa ở Trung Quốc, thông tin thế giới đã phát triển một bước dài. Mạng thông tin của các nước phát triển đã đạt đến trình độ tương đối cao, thông tin từ máy điện thoại, máy truyền dữ liệu đã phát triển đến máy đầu cuối thấy hình, máy truyền ảnh và máy tính... tin tức truyền đưa từ tín hiệu điện giản đơn lúc đầu phát triển đến truyền âm thanh, hình ảnh, văn bản, số liệu... mạng thông tin đã phục vụ các dịch vụ ngoài điện thoại và điện báo công cộng, còn các dịch vụ mới như điện báo thuê bao, thông tin số liệu, thông tin hình ảnh cũng đã phát triển nhanh chóng, không chỉ phục vụ thông tin giữa người với người, còn thực hiện thông tin giữa người với máy tính, giữa máy tính với máy tính. Trang bị kỹ thuật thông tin cũng có sự tiến bộ tương đối lớn... Các nước phát triển đã đào thải các loại tổng đài tự động từng nấc, đổi thành tổng đài điển tử điều khiển

theo chương trình. Cáp đồng trục đã trở thành phương tiện truyền dẫn hữu tuyến chủ yếu, trên mạng đường dài bắt đầu sử dụng cáp quang, vi ba số cùng vệ tinh và cáp biển cấu thành mạng lưới thông tin đan xen nhau trên mặt đất, dưới biển và trên không.

Thông tin bưu chính cũng phát triển nhanh không kể là về quy mô mạng lưới, về trình độ kỹ thuật hay là về mức độ phục vụ đều có sự mở rộng và nâng cao rõ rệt. Lĩnh vực dịch vụ được mở rộng thêm một bước, đặc biệt là chuyển phát nhanh, thư tín thương mại, quảng cáo bưu chính, tiết kiệm qua bưu chính... đã được sử dụng rộng rãi. Mức phổ cập thông tin được tăng lên nhiều. Năm 1980, tổng số máy điện thoại trên toàn thế giới là 450 triệu, mức phổ cập đạt đến 10%, khoảng 70% số thành phố lớn có mức phổ cập điện thoại vượt quá 40%. Thu nhập về thông tin cũng tăng lên rõ rệt, năm 1980, thu nhập điện thoại công cộng trên toàn thế giới đạt đến 141 tỷ đô la Mỹ.

Qua hơn 100 năm cố gắng của nhân loại, thông tin phát triển nhanh chóng, trở thành ngành sản xuất mới, gắn bó mật thiết không thể tách rời với kinh tế và xã hội, trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia và hệ thống thần kinh của xã hội và đời sống của nhân dân ở các nước trên toàn thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 57)