Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực BCVT

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 92)

7. Bố cục luận văn

3.2.1. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực BCVT

3.2.1.1. Sớm ban hành Luật Bƣu chính, Luật Viễn thông

Muốn đảm bảo quyền lực nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông, vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay là phải xây dựng một hệ thống luật pháp phù hợp, đồng bộ và minh bạch. Bưu chính viễn thông nói chung, viễn thông nói riêng, là một trong những cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã hội. Đặc biệt hơn, viễn thông còn là yếu tố nhạy cảm có liên quan đến các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự và an ninh quốc gia, vì đó là những công cụ thông tin nhanh nhạy nhất, hiệu quả nhất và cũng là công cụ quản lý quan trọng của hệ thống chính trị.

Ngày nay, cùng với sự mở cửa kinh tế, vai trò của viễn thông ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và toàn cầu, có tác động và ảnh hưởng lớn đối với thương mại thế giới. Bưu chính viễn thông không chỉ đơn thuần là công cụ truyền đưa tin tức mà nó vừa đóng vai trò của một ngành dịch vụ mũi nhọn của nền kinh tế, vừa làm môi trường thuận tiện để thực hiện việc trao đổi sản phẩm dịch vụ của các ngành kinh tế khác. Giữ vững quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý điều hành nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong môi trường kinh tế mở cửa, hội nhập và cạnh tranh. Ngoài việc giữ vững định hướng chiến lược phát triển cho quốc gia, đảm bảo an toàn an ninh và chủ quyền dân tộc, bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Nhà nước còn có vai trò quan trọng khác đối với nền kinh tế thị trường là thiết lập các cơ chế kiềm chế những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước phát triển, đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt nam một cách hiệu quả, nâng cao ích lợi chung cho toàn xã hội.

bách hiện nay là phải xây dựng Luật bưu chính, Luật viễn thông, quy định đầy đủ, chi tiết và minh bạch tất cả các vấn đề lớn của lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông:

Thứ nhất, Luật Bưu chính, Luật viễn thông là cơ sở pháp lý cao nhất để quản lý lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Hiện nay, nước ta đã có Pháp lệnh bưu chính viễn thông, đây là một công cụ pháp lý để Nhà nước quản lý các hoạt động trong lĩnh vực viễn thông. Tuy nhiên, nếu so sánh với Luật thì Pháp lệnh có tính chất pháp lý chưa cao; nội dung cũng chưa được đầy đủ, toàn diện. Khi tham gia hội nhập với kinh tế thế giới, điều đầu tiên các nước và các tổ chức kinh tế đòi hỏi chúng ta là phải có hệ thống pháp luật quy định chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ. Hệ thống luật này phải được công khai hóa và phải được cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông giám sát thực thi chặt chẽ, có công cụ chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Thứ hai, Luật Bưu chính Luật viễn thông là công cụ đảm bảo quyền điều tiết của Nhà nước đem đến cho mọi người trong xã hội những lợi ích của viễn thông. Đặc biệt đối với người dân ở vùng nông thôn xa xôi, thưa người, những vùng có suất đầu tư lớn mà hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Ở những vùng này, do mục tiêu lợi nhuận, các thành phần kinh tế tư nhân và nước ngoài sẽ không bao giờ nhắm tới. Vì vậy, Nhà nước phải thực hiện quyền điều tiết của mình để đảm bảo sự công bằng trong xã hội, đảm bảo cho mọi người dân trong đất nước Việt Nam đều được tiếp cận, được sử dụng và được hưởng những lợi ích của viễn thông đem lại.

Thứ ba, Luật bưu chính, Luật viễn thông phải hướng tới mục tiêu đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Phát triển kinh tế, xây dựng đất nước phải đi đôi với việc bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm sử dụng mạng lưới viễn thông Việt Nam để chuyển, nhận những thông tin chống Đảng cộng sản, chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

3.2.1.2. Hoàn thiện hệ thống quản lý minh bạch

Mục tiêu đặt ra cho đất nước chúng ta là: Kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Từng bước hoàn thiện, tiến tới một

hệ thống quản lý minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, chủ động hội nhập với kinh tế thế giới.

Do điều kiện lịch sử cụ thể, trước năm 1975, đất nước ta liên tục bị chiến tranh tàn phá, nền kinh tế nước ta là kinh tế thời chiến, tất cả chỉ tập trung vào việc phục vụ công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Việc quản lý của nước ta thực hiện theo cơ chế chỉ huy tập trung. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng những mệnh lệnh hành chính. Thời kỳ này, không cần thiết phải mở rộng cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả các chức năng ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách và tổ chức hoạt động kinh doanh, phục vụ về viễn thông cũng không nhất thiết phải tách riêng. Phương châm thời bấy giờ là càng gọn càng tốt, tất cả tập trung cho tiền tuyến lớn đánh thắng Mỹ – Ngụy, giải phóng dân tộc.

Sau giải phóng, nước ta vẫn duy trì nền kinh tế chỉ huy tập trung với mong muốn xóa bỏ tận gốc chế độ Tư bản chủ nghĩa và những mầm mống của kinh tế tư bản. Từ đó cho đến năm 1986 cơ chế kinh tế của nước ta cũng chưa có gì thay đổi. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông cũng duy trì như cũ. Bắt đầu từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta mới bắt đầu có sự chuyển hướng theo kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số ngành kinh tế đã cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia. Tuy nhiên, với ngành bưu chính, viễn thông do việc thiết lập hạ tầng mạng lưới hết sức tốn kém, vả lại thông tin liên lạc còn có vai trò cực kỳ quan trong trọng việc bảo đảm an ninh quốc phòng, nên việc cho phép các thành phần kinh tế khác tham gia khai thác viễn thông cũng còn hết sức thận trọng. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông cũng chậm đổi mới. Vai trò quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông vẫn còn mờ nhạt. Chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông có lúc giao cho Tổng cục Bưu điện, cũng có lúc giao cho Bộ giao thông vận tải và Bưu điện đảm trách. Cho đến năm 1992 mới chính thức giao cho Tổng cục Bưu điện (cơ quan trực thuộc chính phủ) quản lý. Từ trước thời điểm này, cơ quan ban hành chính sách, cơ quan quản lý nhà nước và nhà khai thác vẫn chỉ là một.

trò quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông mới được coi trọng. Năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện. Từ thời điểm này mới có sự phân tách rõ rệt giữa hoạt động quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông của cơ quan quản lý nhà nước (Tổng cục Bưu điện) với hoạt động sản xuất kinh doanh về bưu chính, viễn thông của doanh nghiệp bưu chính viễn thông (Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam). Để nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông vào ngày 25/5/2002; Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn cho phép thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam kể vào ngày 05/8/2002 và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam vào ngày 11/11/2002. Những việc đó thể hiện sự tăng cường cao độ công tác quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đến nay, các nhà khai thác viễn thông, kể cả nhà khai thác chủ đạo là VNPT cũng đã được tách bạch khỏi cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, chức năng ban hành chính sách và chức năng quản lý nhà nước vẫn còn tập trung ở một cơ quan, đó là Bộ bưu chính viễn thông Việt Nam (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

Để tiến tới một hệ thống quản lý minh bạch, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, cần phải tách bạch chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tách bạch chức năng lập pháp: Cơ quan ban hành chính sách quản lý và điều tiết viễn thông phải tách ra khỏi Bộ Bưu chính viễn thông, thành lập một ủy ban riêng làm chức năng đề xuất các chính sách để Quốc hội phê chuẩn. Đây là một trong những đòi hỏi về sự minh bạch của hệ thống quản lý. Cơ quan ban hành chính sách phải là một cơ quan độc lập, hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao, có đủ năng lực để đưa ra những chính sách dẫn dắt viễn thông Việt Nam phát triển mạnh mẽ, theo kịp các nước trong khu vực và thế giới. Bộ bưu chính viễn thông và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông chỉ tham gia ý kiến khi có nhu cầu tư vấn của ủy ban này.

Thứ hai, tách bạch chức năng tư pháp: thành lập Ủy ban xử lý tranh chấp không trực thuộc Bộ bưu chính viễn thông. Cũng tương tự như trên, sự minh bạch của hệ thống quản lý đòi hỏi phải có sự tách bạch rõ ràng các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nếu để các chức năng đó cho cùng một cơ quan xử lý thì khó tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế càng phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân càng cao thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên. Khách hàng không đơn thuần chỉ muốn sử dụng dịch vụ mà còn đòi hỏi dịch vụ đó phải đạt chất lượng tương xứng với chi phí bỏ ra; đòi hỏi được nhà cung cấp dịch vụ tôn trọng; được phục vụ tận tình, chu đáo; được tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ… Và như vậy rất dễ xảy ra tranh chấp giữa khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, thị trường có nhiều nhà cung cấp thì việc tranh chấp giữa các nhà cung cấp với nhau cũng xảy ra rất nhiều. Công việc xử lý tranh chấp trong viễn thông ngày càng nặng nề và phức tạp. Nếu không có một Ủy ban xử lý tranh chấp nằm ngoài Bộ bưu chính viễn thông thì sẽ không xử lý hết các tranh chấp có thể xảy ra hàng ngày hoặc có xử lý cũng không thể rõ ràng, minh bạch được.

Thứ ba, tiếp tục cải cách hành chính, minh bạch hóa, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực viễn thông. Cải cách hành chính đang là vấn đề nóng bỏng của nước ta hiện nay trên hầu hết tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thủ tục hành chính đã gây ra không ít trở ngại khó khăn làm trì trệ nền kinh tế, nghiêm trọng hơn nó còn là tác nhân chính gây ra những vụ việc tiêu cực, tham nhũng làm tổn hại chung cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đang chủ động hội nhập kinh tế thế giới thì việc minh bạch hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính càng trở nên cần thiết để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi để nước ta tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Đối với viễn thông, là một trong những lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh, nên càng cần phải có sự minh bạch và sự đơn giản trong thủ tục hành chính.

Các thủ tục cấp giấy phép thiết lập mạng; cung cấp dịch vụ; sử dụng tần số vô tuyến điện; sử dụng kho số điện thoại; tên miền Internet; thủ tục thỏa

thuận kết nối giữa các mạng; thủ tục đăng ký chất lượng dịch vụ… phải được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng, dễ hiểu và phải được quy định thời gian đáp ứng không quá dài. Thủ tục hành chính đơn giản và minh bạch là một điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế phát triển, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Mục tiêu đặt ra cho đất nước chúng ta là: Kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông. Từng bước hoàn thiện, tiến tới một hệ thống quản lý minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, chủ động hội nhập với kinh tế thế giới.

Đến nay, các nhà khai thác viễn thông, kể cả nhà khai thác chủ đạo là VNPT cũng đã được tách bạch khỏi cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, chức năng ban hành chính sách và chức năng quản lý nhà nước vẫn còn tập trung ở một cơ quan, đó là Bộ Thông tin và Truyền thông.

3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách cấp phép trong viễn thông.

Thứ nhất, thông qua chính sách cấp phép để điều tiết số lượng nhà cung cấp dịch vụ theo quy mô thị trường. Trước đây, thị trường viễn thông Việt Nam chỉ có 1 nhà cung cấp duy nhất là VNPT thì việc cấp giấy phép là không cần thiết. Kể từ năm 1995, khi có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ BCVT như: Vietel, Saigon Postel, Hanoi Telecom…, mở đầu cho thời kỳ cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, thì Nhà nước mới cần phải cấp phép cho các doanh nghiệp để thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ viễn thông. Nhà nước sử dụng chính sách cấp phép để quản lý cơ cấu thị trường. Điều này hết sức quan trọng, đặc biệt đối với thị trường viễn thông. Nhà nước phải căn cứ vào quy mô thị trường mà xác định số lượng nhà khai thác viễn thông ở mức độ hợp lý.

Nếu thị trường chỉ có một nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông duy nhất như thời kỳ trước đây chỉ có một minh VNPT độc quyền, điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội.

Nếu số lượng nhà cung cấp dịch vụ ít thì sẽ làm cho tính cạnh tranh của thị trường kém, cạnh tranh không hoàn hảo, và như vậy nhà cung cấp vẫn có thể bán dịch vụ với mức giá cao, ích lợi xã hội vẫn chưa được phát huy triệt để. Nhưng nếu số lượng nhà cung cấp cao hơn mức chịu đựng được của thị trường

thì nó lại sinh ra một số tác hại như:

- Cạnh tranh thiếu lành mạnh, giành giật thị trường lẫn nhau bằng mọi thủ đoạn, làm tổn hại chung cho xã hội. Nếu các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về giá, bán với giá thấp dần và có thể bán dưới giá thành thì làm cho các doanh nghiệp chủ đạo bị lỗ vốn và phá sản, còn các doanh nghiệp mới ra đời thì không thể trụ nổi và “chết yểu”. Nếu doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng công cụ tuyên truyền quảng cáo sai sự thật thì sẽ làm cho thông tin trong xã hội bị hỗn loạn, người tiêu dùng mất lòng tin vào người cung cấp dịch vụ…

- Nhà khai thác chủ đạo bất bình với các doanh nghiệp mới, không muốn cho họ tham gia thị trường nên cố tình kéo dài quá trình đàm phán kết nối.

- Số nhà khai thác càng nhiều, chi phí giá thành càng lớn, giá bán dịch vụ

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)