Đánh quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam bằng mô hình

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 82)

7. Bố cục luận văn

3.1.5.Đánh quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam bằng mô hình

Quá trình cải cách Ngành Bưu chính Viễn thông trên thế giới diễn ra rất đa dạng ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất ta có thể mô tả quá trình đó bằng mô hình sau:

3.2.1.1. Các biến số của quá trình cải cách

Để đánh giá một cách khái quát thực trạng quá trình cải cách ngành BCVT Việt Nam, luận văn sử dụng phương pháp mô hình hoá toán học. Trong quá trình cải cách ngành BCVT, cần phải lựa chọn giữa các quyết định khác

nhau. Đó là các lựa chọn chiến lược. Theo mô hình cải cách, sự lựa chọn chiến lược cải cách tương ứng với sự lựa chọn giá trị của 5 biến số chiến lược x1 , x2 , x3 , x4 , x5 với các giá trị xuất phát và các giá trị hướng tới trong quá trình cải cách như trong Bảng 3.1. dưới đây:

Bảng 3.1 - Các biến số của quá trình cải cách Bưu chính, Viễn thông

3.2.1.2. Đánh giá thực trạng mô hình cải cách BCVT Việt Nam

Ta sẽ kết hợp giữa đồ thị và 5 biến số lựa chọn chiến lược nêu trên để mô tả và đánh giá khái quát thực trạng cải cách của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tình trạng hiện nay của Ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam có thể được mô tả bằng đồ thị 3.2. Sau đây là mô tả việc lựa chọn các biến số:

1)Đối với biến số x1Chiến lược đổi mới cấu trúc ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Bước đầu đã tách riêng 2 hoạt động Bưu chính và Viễn thông ở cấp huyện. Đây là hình thức “Kế toán riêng, hạch toán chung”. Việc chia tách này đã bước đầu tạo động lực phát triển cho Bưu chính.

Tuy nhiên cho đến trước 1/1/2008 các chức năng quản lý Bưu chính và Viễn thông ở cấp Bưu điện Tỉnh và VNPT thì vẫn nằm chung trong một bộ phận. Bưu chính vẫn được bù lỗ chéo từ Viễn thông.

Tên biến số Giá trị xuất phát Giá trị hƣớng tới

x1 : Cấu trúc Bưu chính & Viễn

thông hoạt động chung

Bưu chính & Viễn thông là hai công ty riêng biệt

x2 : Địa vị pháp lý Là cơ quan nhà nước Được công ty hoá

x3: Tƣ duy kinh doanh Hướng về sản xuất Hướng về khách hàng

x4 : Dạng sở hữu Sở hữu nhà nước Tư nhân hoá

x5 : Loại thị trƣờng Thị trường độc quyền Thị trường được tự do

Đồ thị 3.1 - Tình trạng hiện tại của BCVT Việt Nam

2) Đối với biến số x2 - Đổi mới địa vị pháp lý của VNPT

Hiện tại, VNPT tuy là một doanh nghiệp nhà nước lớn, nhưng theo cơ chế hiện hành (Luật Doanh nghiệp nhà nước) chưa được hoạt động hoàn toàn tự chủ, và vừa phải đảm nhiệm đồng thời 2 chức năng kinh doanh và chức năng phục vụ. Các hoạt động chủ yếu như tài chính, kế toán, nhân sự, chiến lược… vẫn chịu sự chi phối lớn của Nhà nước. Điều này ảnh hưởng lớn đến tính năng động

cũng như động lực kinh doanh của VNPT.

Đây cũng là nhược điểm lớn và chung cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam khi bước vào môi trường hội nhập quốc tế. Để nâng cao sức cạnh tranh của VNPT và cả các doanh nghiệp Viễn thông nhà nước khác, cần phải đổi mới loại hình sở hữu của các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam.

Riêng đối với VNPT còn có một nhược điểm lớn nữa. Đó là việc tổ chức hạch toán chung của nhiều đơn vị đã là một lực cản lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNPT.

3)Đối với biến số x3 - Chiến lược đổi mới tư duy kinh doanh của VNPT

Tập đoàn VNPT là loại hình doanh nghiệp nhà nước đã hoạt động lâu dài trong môi trường độc quyền, lại chưa có quyền tự chủ kinh doanh hoàn toàn. Trong điều kiện đó, tư duy kinh doanh vẫn chưa chuyển biến kịp với yêu cầu của môi trường cạnh tranh. Do vậy, các chức năng quan trọng trong một doanh

Công ty N/N

Đ/quyền N/N

BC, VT riêng C.ty hoá Hướng về k.hàng Tư nhân hoá Tự do hoá

BCVT chung Cơ quan N/N Hướng về sản xuất Nhà nước Độc quyền

nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường như Quản trị chiến lược, Quản trị tài chính, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị marketing… chưa thực sự được áp dụng. Điều này làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của VNPT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4) Đối với biến số x4 – Chiến lược đổi mới hình thức sở hữu của VNPT

Sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tính năng động và hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng sở hữu nhà nước là một nguyên nhân dẫn đến các khuyết tật của doanh nghiệp nhà nước nói chung và của VNPT nói riêng. Đó là các khuyết tật sau đây: Bộ máy cồng kềnh nhiều tầng nấc trung gian; năng suất lao động thấp kém; lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực…; và kết quả cuối cùng là năng lực cạnh tranh thấp kém.

Đây cũng là vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về Viễn thông và cần phải đổi mới hình thức sở hữu của các doanh nghiệp Viễn thông để thích nghi với môi trường hội nhập sau khi Việt Nam trở thành thành viên cuả WTO.

5) Đối với biến số x5 - Chiến lược đổi mới loại hình thị trường.

Về loại hình thị trường Viễn thông, hiện tại Việt Nam đã chuyển từ dạng độc quyền doanh nghiệp sang độc quyền nhà nước. Và đã bước đầu xuất hiện các nhà kinh doanh tư nhân bán lại các dịch vụ Viễn thông. Đó là các nhà bán lại dịch vụ Internet. Sự xuất hiện các nhà bán lại dịch vụ Internet giúp mạng lưới phân phối dịch vụ Internet mở rộng đáng kể. Nếu loại hình kinh doanh bán lại các dịch vụ Viễn thông được mở rộng cho nhiều loại hình dịch vụ thì chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển mạnh mẽ trên thị trường Viễn thông Việt Nam.

Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta phải cam kết từng bước mở cửa thị trường hơn nữa đối với lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ Viễn thông. Do đó, chắc chắn chúng ta phải tiếp tục mở cửa thị trường Viễn thông cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.

Một phần của tài liệu Cải cách ngành bưu chính viễn thông của một số nước đang phát triển kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 82)