Phương thức lập luận

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 80)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.15.Phương thức lập luận

Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới [1,115].

Trong lập luận bao gồm các luận cứ và kết luận, do vậy khi một lập luận thiếu vắng luận cứ hoặc kết luận đều có thể do ý định của người nói

nhằm hướng tới một nội dung nào đó. Vi phạm quy tắc lập luận cũng là một trong những phương thức tạo hàm ngôn. Ví dụ:

- Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc

khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghi. Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc tờ về khám cho cẩn thận” (Thịt người chết).

Ba luận cứ lớn ở phát ngôn trên đều nhằm hướng đến một kết luận mặc dù luận cứ đầu có vẻ như chẳng ăn nhập với luận cứ sau. Nhưng kết luận lại không được đưa ra. Sự thiếu vắng kết luận là một hàm ý của người nói, buộc người nghe phải suy luận và tìm ra. Quan huyện Tư Pháp đưa ra nhiều luận cứ như vậy để dẫn dắt cho ông Cứu hiểu rằng: Tôi biết nhà anh lắm của, vậy nên muốn được sớm chôn cất cho con thì anh phải tạ tôi, nếu không thì tôi sẽ mời đốc tờ về khám (việc khám này sẽ rất rầy rà và lâu).

Hoặc ví dụ dưới đây:

-Anh không nhìn gái, không nói tục, đến cả tiểu thuyết và làm thơ Mới, anh cũng không nốt.

(Cái lò gạch bí mật)

Trong câu văn này có ba mệnh đề là ba luận cứ có quan hệ đẳng lập. Với việc đặt các luận cứ song song và không đưa ra một kết luận nào về chúng như vậy đã tạo ra hàm ý: Viết tiểu thuyết và làm thơ mới cũng xấu như “nhìn gái” và “nói tục”. Theo Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú thì đối tượng châm biếm ở đây lại là kẻ ghét “viết tiểu thuyết và làm thơ mới” [16, 146].

2.3. TIỂU KẾT

Tìm hiểu những phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan chúng tôi nhận thấy rằng tác giả sử dụng nhiều nhất là các phương thức như: phương thức chơi chữ, phương thức hư từ, phương thức tạo độ hẫng , phương thức dùng câu hỏi… Việc tìm ra và phân tích những hàm

ngôn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan mới chỉ dừng lại ở những phương thức phổ biến. Đó chưa phải là tất cả những phương thức được các nhà ngữ dụng học đưa ra, nhưng nó là những phương thức được sử dụng thường xuyên trong hội thoại và là những phương thức cơ bản nhất của hàm ngôn. Các phương thức hàm ngôn sử dụng nhiều trong sáng tác Nguyễn Công Hoan rất gần với văn học dân gian, nó là sự vận dụng, kế thừa, phát triển từ văn học dân gian và văn học trào phúng.

Cũng cần nói thêm rằng ranh giới giữa các phương thức chỉ là tương đối, nghĩa là trong cùng một phát ngôn có sử dụng hàm ngôn có thể là do cách nói gián tiếp hoặc do cách nói mơ hồ hoặc do lập luận tạo ra…

Phương thức hàm ngôn rất phong phú, đa dạng. Bất kì sự vi phạm dù cố ý hay không cố ý đến hành vi ngôn ngữ thông thường đều có thể tạo hàm ngôn. Có thể dựa vào các đơn vị từ vựng, ngữ âm, cấu trúc câu hoặc dựa vào sự đối lập giữa hệ thống ngôn ngữ/ hệ thống lời nói để xác định hàm ngôn. Vậy nên chúng tôi tạm quy phương thức hàm ngôn vào hai nhóm: hàm ngôn phi ngữ cảnh và hàm ngôn ngữ cảnh:

Bảng phân loại phương thức hàm ngôn :

Phương thức hàm ngôn Phi ngữ cảnh Ngữ cảnh Phương thức chơi chữ Phương thức sử dụng hư từ Phương thức đặt tiêu đề Phương thức sử dụng mẫucâu Phương thức dùng cái tục

Phương thức dùng câu hỏi Phương thức nói vòng

Phương thức dùng hành vi ngôn ngữ gián tiếp Phương thức vi phạm lẽ thường

Phương thức vi phạm phương châm hội thoại Phương thức tạo độ hẫng

Phương thức nói lảng Phương thức tạo sự mơ hồ Phương thức lập luận

Phương thức đánh tráo khái niệm

Cần lưu ý thêm rằng sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Hàm ngôn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh, do vậy cần xem ngữ cảnh như là một điều kiện tiên quyết để xác định ý nghĩa hàm ngôn. Ngữ cảnh đó có thể là một ngữ cảnh hẹp (Ngữ cảnh của phát ngôn) và ngữ cảnh rộng (Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán…)

KẾT LUẬN

1. Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ có liên quan đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ. Đó là điều kiện thuận lợi đi sâu vào tìm hiểu hai loại nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn trong văn bản (trừ văn bản khoa học và văn bản hành chính). Nghĩa hàm ngôn rất quan trọng và còn liên quan đến những tri thức khác như TGĐ, hàm ý, hàm nghĩa … Do vậy việc giải nghĩa hàm ngôn không chỉ dựa vào ngôn ngữõ, còn khi phải dựa vào những tri thức bên ngoài văn bản.

Để hiểu được nghĩa hàm ngôn trong lời nói cần có những suy ý tìm căn cứ để suy ra nội dung cụ thể.

Các phương thức tạo hàm ngôn cụ thể quy vào hai nhóm cơ bản: hàm ngôn phi ngữ cảnh và hàm ngôn ngữ cảnh.

HN phi ngữ cảnh là HN độc lập với ngữ cảnh, nó được suy ra từ chính các yếu tố ngôn ngữ trong cấu trúc của phát ngôn hoặc mô hình tổ chức văn bản mà không cần phải dựa vào những yếu tố nào ở bên ngoài.

HN ngữ cảnh là HN phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào tình huống phát ngôn, nghĩa là phải quy chiếu vào các yếu tố bên ngoài phát ngôn mới có thể hiểu được ý nghĩa của nó.

2. Nguyễn Công Hoan có công lớn trong việc đổi mới và cách tân nền Văn học Việt Nam hiện đại. Tiếng cười hài hước, trào phúng của tác giả là sự kế thừa thành tựu của nền văn học dân gian và những tác giả trước đó (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương …), đằng sau tiếng cười mỗi tác phẩm của Nguyễn Công Hoan luôn ẩn giấu một triết lý sâu xa về sự tha hoá của con người thuộc tất cả mọi tầng lớp. Nếu nhân vật trong sáng tác của Nam Cao là sự tha hoá về nhân cách vì cái đói và miếng ăn thì nhân vật trong sáng tác

của Nguyễn Công Hoan là sự tha hóa về đạo đức, về lương tâm vì địa vị, quyền lực và tiền bạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng cách dùng hàm ngôn trong câu văn, trong lời thoại của các nhân vật tác giả đã tạo ra những ý nghĩa sâu sắc làm cho người đọc phải suy nghĩ mới hiểu được chúng đó là dụng công tìm kiếm ngôn từ nói chung và những cách nói hàm ẩn nói riêng.

3. Luận văn chỉ đề cập đến một mảng nhỏ trong những nhân tố tạo nên thành công của các tác phẩm, nhưng đó là mảng quan trọng, không thể thiếu khi nói đến sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Việc tìm ra những phương thức tạo HN tiêu biểu trong sáng tác Nguyễn Công Hoan sẽ góp phần tích cực vào việc dạy học HN và các tác phẩm của ông cũng như các tác giả khác. Tác phẩm của Nguyễn Công Hoan vẫn còn gây nhiều tranh luận, tìm hiểu về các phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác Nguyễn Công Hoan sẽ góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp to lớn của ông cho nền Văn học Việt Nam hiện đại: “có thể ví truyện ngắn hiện đại là một dòng chảy thì những

người như Nguyễn Công Hoan vẫn ở thượng nguồn”.

Do khuôn khổ luận có hạn nên chúng tôi mới chỉ tìm ra những phương thức tạo HN phổ biến nhất trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Còn nhiều phương thức khác cần được tìm hiểu sâu hơn để thấy được sức sáng tạo của cây bút bậc thầy về truyện ngắn này.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học Tập 2, Nxb GD, 2003.

2. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học tập1, Nxb GD, 1998.

3. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG HN,2004.

4. Gillian Brown – George Yule (Trần Thuần dịch),Phân tích diễn ngôn,Nxb ĐHQG HN,2002.

5. Lê Thị Đức Hạnh, Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, Nxb GD, 2000.

6. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa..., Nxb GD, 2001.

7. Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH,1991.

8. Nguyễn Công Hoan , Kép Tư Bền, Nxb Kim Đồng, 2005

9. Nguyễn Công Hoan toàn tập, Tập 1, Nxb VH, HN, 2000.

10. Nguyễn Công Hoan truỵên ngắn tuyển chọn, hai tập, Nxb VH, HN, 1996. 11.Hồ Lê, Quy luật ngôn ngữ Quyển 2, Nxb KHXH, 1996.

12.Đỗ Thịø Kim Liên, Giaó trình Ngữ dụng học, Nxb HQGHN, 2005.

13.Lê Bá Miên, “Lẽ thường trong giao tiếp, cơ sở của các HN”, Ngữ học trẻ, tr. 82 –89, 2003

14.Lê Xuân Mậu, “Hàm ngôn và dạy hàm ngôn”, Ngôn ngữ, tr.73 –76, 2004.

15.Hoàng Phê, Logic – ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2003.

16.Trần Đình Sử– Nguyễn Thanh Tú, Thi pháp truyện ngắn trào phúng

Nguyễn Công Hoan, Nxb HQGHN, 2001.

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TAØI

1.1.Vấn đề nghĩa hàm ngôn đã được nhiều nhà ngôn ngữ đề cập đến trong các công trình nghiên cứu. Nhìn chung các nhà ngôn ngữ khi bàn về nghĩa hàm ngôn đều dùng thủ pháp đối lập lưỡng phân để phân loại thành nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn, đồng thời đề cập đến một số thuật ngữ khác như: tiền giả định (TGĐ), hàm ý… nhưng chưa có công trình nào đưa ra được đầy đủ, hệ thống các phương thức cấu tạo hàm ngôn và còn một số điểm chưa thống nhất.

Trong thực tế, nghĩa hàm ngôn rất quan trọng, nó ẩn chứa nhiều vấn đề mà người tham gia giao tiếp phải suy luận mới hiểu được. Những cách nói vòng vo, bóng gió, lập lờ…được sư ûdụng thường xuyên và đạt hiệu quả cao trong giao tiếp. Người nói thường nói tránh, nó khéo nhằm làm cho người nghe nhận ra ý của người nói mà không cảm thấy bị mất thể diện. Trong văn

chương HN được sử dụng phổ biến – chủ yếu trong ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật. HN có tác dụng làm cho lời nói thêm cô đọng, hàm súc, mang nhiều ý nghĩa. Do vậy để tạo tính đa nghĩa cho tác phẩm của mình các nhà văn luôn chú ý sử dụng HN để cho nhân vật của mình nói những câu nói mang tính đa nghĩa để cho các nhân vật khác và độc giả cùng suy luận ra ý nghĩa gì từ câu nói đó.

2. Trong hoàn cảnh lịch sử của những năm 1930 – 1945, cùng với những biến cố chính trị thì trong lĩnh vực văn chương cũng đã xuất hiện cùng một lúc nhiều khuynh hướng văn học: Văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Chúng cùng song song tồn tại và tác động lẫn nhau. Do vậy, một số nhà văn có sự đan xen giữa các xu hướng kể trên như Thạch Lam, Trần Tiêu, Nguyễn Công Hoan…

Nguyễn Công Hoan sáng tác cả ở khuynh hướng hiện thực phê phán và khuynh hướng lãng mạn. Tuy nhiên thành công chủ yếu và được đánh giá cao là mảng truyện ngắn trào phúng theo cảm hứng phê phán.

Nguyên Công Hoan rất thành công trong việc sử dụng ngôn từ. Ngôn từ của ông độc đáo và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nghiên cứu về hàm ngôn trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, sẽ có cách hiểu cách đánh giá chính xác toàn diện hơn về văn chương của tác giả.

3. Ngoài ra, bản thân người viết rất ấn tượng và thích thú với lối viết hóm hỉnh và hài hước nhưng mang nhiều dụng ý của Nguyễn Công Hoan. Hơn nữa Nguyễn Công Hoan là tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông nên nghiên cứu sâu hơn về văn chương của ông ở mảng hàm ngôn sẽ góp phần tích cực vào việc dạy học.

Vì những lý do đã nêu ở trên người viết chọn “Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan” làm đề tài nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. 2.1. Sau đây là điểm qua về một số công trình nghiên cứu nghĩa hàm ngôn và các thuật ngữ có liên quan:

Đỗ Hữu Châu với công trình “Đại cương ngôn ngữ học – Ngữ dụng học” (Tập 2) – trên quan điểm của Grice về ý nghĩa hàm ẩn tác giả đã phân loại ý nghĩa hàm ẩn thành hàm ngôn và TGĐ [1, 361], sau đó phân tích mối quan hệ giữa chúng, xác định cơ chế tạo ra các ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên và phân loại hàm ngôn, TGĐ.

Trong “Giáo trình ngữ dụng học” của Đỗ Thị Kim Liên cũng phân loại ý nghĩa hàm ẩn thành TGĐ và hàm ngôn [8, 237], tác giả đi vào phân loại TGĐ, phân biệt TGĐ với hàm ngôn và đưa ra một số phương thức cấu tạo hàm ngôn.

Hoàng Phê với “Logic – Ngôn ngữ học” đã chỉ ra cấu trúc ngữ nghĩa của lời gồm nhiều tầng TGĐ hàm ngôn, hiển ngôn, tác giả quan niệm trong hàm ngôn hàm ý và ngụ ý, ngoài ra còn xác định mối quan hệ giữa TGĐ và hàm ngôn.

Hồ Lê trong “Quy luật ngôn ngữ” (quyển 2) đề cập đến ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn. Tác giả tiến hành phân loại ý nghĩa hàm ẩn (gồm hàm ẩn ngữ huống và hàm ẩn ngôn từ) và phân tích ý nghĩa hàm ẩn (gồm hàm nghĩa và hàm ý), ngoài ra tác giả còn nêu ra phương thức hiển ngôn, phương thức hàm ngôn, TGĐ.

Nguyễn Thiện Giáp với công trình “Dụng học Việt Ngữ” cũng có đề cập đến với nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, tiền đề, kéo theo, nguyên tắc hợp tác và hàm ý trong hội thoại.

Ngoài ra còn nhiều tác giả nghiên cứu về HN như Cao Xuân Hạo, Hoàng Tuệ, Nguyên Đức Dân, Lê Bá Miên, Lê Xuân Mậu, Đào Thản, Gillian Brown và George…

Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những tri thức lý thuyết từ những công trình đó, chúng tôi sẽ cố gắng tìm ra những phương thức tạo hàm ngôn phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan.

2.2. Vấn đề hàm ngôn và các phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác Nguyễn Công Hoan thì hầu như chưa có bài viết nào, chưa có công trình nào đi sâu vào tìm hiểu và phân tích cụ thể.

Chúng tôi mơi thấy có đề tài: “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan” (luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Hương) có đề cập đến hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan qua một mảng nhỏ (hư từ) và công trình “Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan” của Trần Đình Sử – Nguyễn Thanh Tú, có đề cập đến lời văn trào phúng, nghệ thuật kể chuyện trào phúng của Nguyễn Công Hoan. Nhưng nhìn chung những phát hiện những tìm tòi về các phương thức, các nguyên tắc mà Nguyễn Công Hoan sử dụng cũng đều nhằm mục đích tìm ra bản chất của tiếng cười, mà chưa đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa hàm ngôn từ những phương thức tạo HN.

Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Nhìn chung tiếng nói văn học của Nguyễn Công Hoan là tiếng nói giản dị, trong sáng, linh hoạt, mới mẻ và rất đỗi Việt Nam” [3, 173]. Theo Phan Cự Đệ thì từ cách ăn nói đầy ngụ ý của người Việt, Nguyễn Công Hoan khuyên các nhà văn trẻ phải giữ gìn bản sắc dân tộc, “Cố gắng dùng cho hết tiếng nói Việt Nam”, “Dùng cho đúng lối nói Việt Nam” [3, 200]

Phong Lê nhận xét về cách dùng chữ đầy ẩn ý của Nguyễn Công Hoan: “Ngẫm ra thật “Sợ” cho ngữ ngôn, cho văn tự, cho chữ nghĩa Nguyễn Công Hoan: “Oẳn tà rroằn”, “Ngựa người người ngựa” …” [3, 246]

Theo Trương Chính thì Nguyễn Công Hoan rất công phu trong việc dùng chữ: “Cách dùng chữ của ông ngộ nghĩnh đôi khi đến vui” , “Ôâng viết như ông nói, ông không tìm kiếm chữ hay là ông không để cho ta thấy ông tìm kiếm chữ” [3, 294].

Nguyễn Công Hoan đặc biệt hay sử dụng việc chơi chữ ở nhiều dạng khác nhau để tạo ra ý nghĩa khác cho câu văn: “có khi ông đặt nghĩa bóng,

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 80)