Phương thức sử dụng hư từ

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.2.Phương thức sử dụng hư từ

Hư từ là những từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, được

dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ [TĐTV, Hoàng Phê].

Hư từ thường mang lại sắc thái biểu cảm và ngữ điệu cho câu nói. Đôi khi nó còn góp phần tạo ra ý nghĩa cho phát ngôn- nói cách khác là nhờ vào hư từ mà nghĩa của phát ngôn được hiểu một cách sâu sắc hơn. Có lúc hư từ còn làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa thông thường của phát ngôn.

Trong sáng tác của mình Nguyễn Công Hoan thường hay sử dụng một số hư từ như: Những, có, thì, nhé, cũng, chỉ… để tăng cường sắc thái biểu cảm và thông qua đó làm cho phát ngôn mang những hàm ý, dụng ý khác- tuỳ thuộc vào hư từ sử dụng.

* “Những”

Những, coù - chỉ sự đánh giá của người nói dựa trên sự so sánh, đối chiếu nào đó mà người nói thông thường so sánh với một cái chuẩn nào đó đã hình thành một cách lịch sử xã hội hoặc có thể đối chiếu với một cái cụ thể khác (Ý nghĩa đánh giá của các hư tư ø- Lê Đông). Ví dụ:

- Đôi giày của cụ như thế nào, hở cậu?

- Mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ lếp, mua những ngót ba đồng.

(Cụ chánh Bá mất giày)

Đó là câu nói của cậu đầy tớ cụ chánh Bá “quảng cáo” về đôi giày. Từ

những có hàm ý là đôi giày đó mua mất nhiều tiền để nhắc nhở chủ nhà lo

một đôi giày mới như miêu tả mà đó là một đôi giày rách nát đã được cụ chánh Bá “Chúa ghét những thói gian giảo” bày trò ném xuống ao và có lẽ đã rữa tan hết! Nhưng với những câu nói đi nói lại như một con vẹt của anh đầy tớ nhấn mạnh cái giá trị của đôi giày, ta thấy hiện lên một cụ chánh Bá cực kì mưu mẹo, gian giảo, tham lam, đểu cáng. Sau đây là một ví dụ khác:

- Tôi mua nó mất ba trăm bảy mươi đồng. Cái người Tây bán nó cho tôi,

vì nể tôi lắm mới để rẻ thế. Cứ kể ra thì những hơn bốn trăm kia!

(Răng con chó của nhà tư bản)

Qua câu nói của nhà tư bản hợm hĩnh thích khoe của, con chó hiện nên với giá trị thật lớn, nhà tư bản sẵn sàng bỏ ra một số tiền rất lớn để mua chó về nuôi để tiêu khiển, để khoe khoang tài sản của mình và để chứng tỏ mình là một người sính ngoại. Đến cuối truyện, nhà tư bản ăn chơi đã không còn một chút lương tâm khi biến giá trị của hai chiếc răng con chó hơn mạng sống một con người. “Bất quá ba chục bạc là cùng!” – đó là cái giá của một thằng ăn mày, còn con chó là một vật vô cùng giá trị, nó quý như vàng và nó có thể đánh đổi nhân cách, tính mạng của một con người.

* “coù”

Ngược lại với những, có luôn mang thông tin đánh giá là ít: Ví dụ: - Thế năm nay bà chị chỉ cấy có năm mươi mẫu thôi à?

(Hé! Hé! Hé!)

Đó là một trong số những câu mào đầu cho một kế hoạch lớn của bà tuần phủ. Bà này bắt đầu dò dẫm để đưa ra kế hoạch mua lúa chịu dự trữ. Đối với chúng ta cấy năm mươi mẫu đã là nhiều nhưng với bà tuần phủ như vậy là ít.

Tương tự như vậy sự đánh giá trong câu sau cũng là sự đánh giá ít:

- Thôi dậy sắm sửa mà đi, còn có ngót một giờ nữa thôi.

Ông chồng đang nhắc nhở bà vợ nhanh chóng chuẩn bị để đi hầu quan vì thời gian hẹn không còn nhiều nữa. “Ngót một giờ” để sắm sửa và đến điểm hẹn là rất ít - cả hai người đều hiểu như vậy.

Vậy những, có là hai hư từ cùng đánh giá về lượng với hàm ý nhiều hoặc ít. * “mới”

Tương tự như hư từ những, có, mới cũng là hư từ chỉ sự đánh giá. Ví dụ: (1)- Bây giờ là một giờ. Vậy ba giờ họ mới tới (Biểu tình).

(2)- Phải gió nhà nào bây giờ đã đốt pháo giao thừa! Mới có mười hai giờ kém mười lăm (Ngựa người người ngựa).

Ở (1) thì sự đánh giá là muộn. Ông quan huyện và bọn đầy tớ đang chờ đợi người của quan trên cử về dẹp bọ biểu tình ở làng. Nhưng chờ đợi mãi sốt ruột, họ sợ bọn biểu tình tụ tập sớm hơn nên rất lo lắng cho bao nhiêu công sức chuẩn bị.

Còn (2) sự đánh giá là sớm theo tâm lý chủ quan của người nói. Người khách cho rằng mười hai giờ kém mười lăm là sớm, vì bà ta cần trấn an anh phu xe và trấn an chính mình để kiên nhẫn hơn trong việc kéo xe và kiếm khách, kiếm tiền trong khi thời gian hợp đồng xe không còn dài.

* “Nhé”

Theo Nguyễn Thị Ngọc Hân trong bài “Tiểu từ tình thái cuối câu: Hàm

ý của người nói” trên báo ngôn ngữ số 16, 2001 thì nhé là hư từ với những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàm ý; Nhường quyền quyết định cho người nghe hoặc đe doạ đối với người nghe. Trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, hư từ loại này chiếm một số lượng lớn, nó thường đứng ở cuối câu thể hiện thái độ của người nói khi tham gia giao tiếp. Nhé với ý nghĩa “đây là đề nghị của tôi và mong anh ủng hộ đề nghị

đó. Nhưng ủng hộ hay không là tuỳ vào quyết định của anh”.

Ví dụ: (1) - Hay là tôi lên trình cụ xem nhé! (Cụ chánh Bá mất giày). (2) - AØ bướng! Tao không doạ đâu nhé (Xuất giá tòng phu).

(3) - Thật đấy, cho tôi đong một nghìn nhé…(Hé! Hé! Hé!).

Nheù đã lược đi một số thành phần của câu làm cho câu nói ngắn gọn

hơn, làm cho yêu cầu, đề nghị của người nói thuyết phục hơn và người nghe dễ chấp nhận hơn. Ở (1), tên đầy tớ cụ chánh Bá dậm doạ lên trình việc mất giày để dò ý chủ nhà với hàm ý: Để tôi lên trình cụ, anh có đồng ý vậy không,

anh có hướng giải quyết nào chưa. Ngoài ra phát ngôn này còn như một lời

hăm doạ gián tiếp, bởi chủ nhà không muốn cho cụ biết việc mất giày, cụ mà biết thì chủ nhà sẽ bị rầy rà.

Ở (2), “ngài” dỗ ngọt cho vợ bằng lòng đi hầu quan nhưng nói nhẹ không ưa nên phải nói lớn và đe doạ bằng bạo lực, ngài cảnh báo: Tao sẽ đánh thật đấy đừng lì lợm nữa.

Còn ở (3), lời cụ tuần phủ là lời đề nghị và nhường quyền quyết định cho bà chánh Tiền: Cho tôi đong một nghìn thóc, bà có đồng ý không?

Như vậy chỉ bằng một từ “nhé” ở cuối câu mà nó có thể thay thế cho cả một phát ngôn dài, thay cho một câu hỏi khác. Với cách dùng từ nhé tương tự như trên để đề nghị một việc gì thì luôn đặt người nghe trước những tình thế cần phải trả lời (Phần lớn là theo xu hướng chấp nhận, đồng ý).

* “Chỉ”

Hư từ chỉ lại luôn mang hàm ý khẳng định ở số ít. Ví dụ:

(1) - Mợ chỉ ngại rét chứ gì? Có rét quái đâu! Ở ngoài đường

cũng ấm áp lắm (Xuất gia tòng phu).

(2) - Mà khi bắt được một đứa ăn mày, nhà nước chỉ có phép giải nó về nguyên quán mà thôi (Giá ai cho cháu một hào).

Ở (1), quan ông động viên vợ đi làm cái việc “bẩn thỉu” để đẹp lòng quan trên. Ông nịnh nọt, dỗ khéo nhẹ nhàng: Tôi biết mợ không đi là vì mợ sợ rét, nhưng cái đó không đáng lo ngại vì “ngoài đường cũng ấm áp lắm” nên mợ

chỉ đưa ra một lý do vợ không chịu đi để bác bỏ cái lý do “không chính đáng ấy”.

Còn ở (2), Anh lính làm nhiệm vụ đưa thằng bé về quê cho “sạch đẹp” đường phố tranh luận mãi về việc những phí tổn đắt đỏ và tốn công sức vô ích khi đưa một đứa trẻ ăn mày về quê đã đi đến một kết luận như trên. Tốn kém, mất công là thế nhưng nhà nước chỉ có cách đó mà không hề có cách thức nào giải quyết ổn thoả hơn. Chúng ta thấy một câu chuyện hết sức bình thường lại đúc kết ra được một ý nghĩa lớn lao được thể hiện qua một hư từ.

“Chỉ” đã mang lại cho phát ngôn này hàm ý: Nhà nước thực dân phong kiến quá non kém, bệ rạc, chỉ chú ý đến hình thức bề ngoài mà mục rỗng bên trong. Nhà nước đó kém cỏi đến mức một việc cỏn con là giải quyết việc làm cho những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ cũng không làm được.

2.2.2.3. Phương thức đặt tiêu đề

Tiêu đề là: 1. Lời đề để gợi sự chú ý. 2. Phần in sẵn ở bên trên các

giấy tờ hành chính, giấy tờ giao dịch thương mại [TĐTV, Hoàng Phê].

Trong văn chương thì tiêu đề (tên truyện) rất quan trọng, nó là chìa khoá, là thông tin cơ bản ban đầu để tiếp cận tác phẩm. Có nhiều cách đặt tiêu đề như lấy tên nhân vật chính, lấy một câu nói giàu ý nghĩa trong tác phẩm, cô đọng nội dung tác phẩm, lấy tình huống căng thẳng của truyện… Dù cách này hay cách khác thì tiêu đề vẫn mang nội hàm cái cốt yếu nội dung chính, nhân vật chính của tác phẩm. Điều này đã được chứng minh qua tên truyện của các tác giả văn học lớn như: Nguyễn Du, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…

Nguyễn Công Hoan cũng có những truyện có tiêu đề mộc mạc, giản dị với tên truyện là tên nhân vật: Kép Tư Bền, Sanmadji, Thằng Quýt… Tuy nhiên số này ít. Phần lớn truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đều có tên gọi

theo kiểu nghịch ngữ, đối chọi, “chơi chữ có ý vị nhại”: Thật là phúc, Ngậm

cười, Báo hiếu: Trả nghĩa cha, Báo hiếu: Trả nghĩa mẹ…

Trần Đình Sử cho rằng “Nguyễn Công Hoan kể chuyện từ đầu đề với

cách đặt tên truyện có tính chất trào phúng”. Đúng là đọc câu truyện lên ta đã

đoán biết ngay được một phần câu truyện. Ví dụ: Báo hiếu: Trả nghĩa cha nói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về sự trả hiếu của người con đối với cha mẹ, Cụ chánh Bá mất giày nói về sự kiện mất giày của cụ chánh Bá… Nhưng khi đọc vào truyện chúng ta mới chua xót nhận ra nó mâu thuẫn với tiêu đề. Thực chất tiêu đề chỉ là cách nói mỉa mai, châm biếm để làm rõ hơn về những sự việc xảy ra trong truyện: Cụ chánh Bá chỉ làm trò mất giày để kiếm chác đôi giày mới, người con ông chủ một hãng ô tô lớn làm báo hiếu cha để thu lời- trong khi đuổi mẹ ra ngoài trời mưa gió, làm trò báo hiếu mẹ nhưng là sau khi hại mẹ chết; Đến những khẩu hiệu hô to như “Tinh thần thể dục” cũng chỉ là trò lừa bịp làm khổ người dân. Chính những tiêu đề có vẻ như nói lên một phần sự việc trong truyện đã cuốn hút người đọc hồi hộp theo dõi và cốt truyện cứ được tăng cấp dần, cuối cùng là kết thúc bất ngờ trái ngược hoàn toàn với phán đoán của người đọc đã mang lại hiệu quả cao trong việc biểu đạt nội dung, ý nghĩa của truyện.

Tiêu đề mà Nguyễn Công Hoan sử dụng nhiều khi là một câu nói nào đó của nhân vật: Giá ai cho cháu một hào, Thật là phúc, Được chuyến khách,

Tôi cũng không hiểu tại làm sao… Nó là sự đúc kết ý nghĩa của toàn bộ

truyện, dù có lúc chỉ nhằm mục đích gây cười. Lời thằng bé lang thang thất nghiệp cứ bị bắt trả về quê xong nó lại ra thành phố, nhà nước tốn kém biết bao nhiêu tiền về việc này trong khi thằng bé chỉ ước ao “Giá ai cho cháu

một hào”. Với nó chỉ cần một hào là có kế sinh nhai nhưng người ta không

Qua lời thở than, mong ước của thằng bé chúng ta thấy được tính chất phê phán xã hội rất rõ.

Trong Thật là phúc, anh Tam của chúng ta bị chú lính cơ ức hiếp, anh đem kiện nhưng kết cục thì không được bênh vực mà suýt nữa còn bị phạt. Nghe giọng quyền uy của quan lớn phán xét ngay sau khi quan chơi song ván tổ tôm mà vợ chồng anh sợ hãi lui ra, rồi vẻ an phận: “May quá! Suýt nữa thì phải ngồi tù. Thật là phúc! lạy quan lớn ngàn năm!”. Câu chuyện có phần hài

hước nhưng phản ánh được bản chất, tâm lý người nông dân: Họ chỉ thích an phận, sợ sệt khi bước ra công đường do vậy mà họ chấp nhận thua thiệt ngay cả khi lẽ phải thuộc về mình.

Nguyễn Công Hoan còn sử dụng cả tên truyện lạ: Oẳn tà rroằn, Lập

gioòng… Có lẽ không có cái tên truyện nào hay hơn, hợp lý hơn để đặt cho

truyện Oẳn tà rroằn. Tiết trinh của cô Nguyệt không biết được giữ gìn cho bao nhiêu người để cuối cùng sinh ra một đứa con đen như cột nhà cháy, không biết chống gậy, không phải là con rồng cháu tiên mà là giống oẳn tà rroằn…! Ai cũng hiểu “tấm chân tình” của nhân vật và ai cũng nhận ra bản chất đích thực của cô ta nên tác giả mới hàm ý đặt cho con cô cái giống người không có ở An Nam.

Có lúc tên truyện mang tính đa nghĩa : Thằng ăn cướp- trong truyện này thằng ăn cướp không phải là nhân vật xưng tôi chuyên làm nghề ăn cướp mà chính là ông quan - một thằng ăn cướp có hạng trong giới quan trường. 2.2.2.4. Phương thức sử dụng mẫu câu

Có nhiều loại mẫu câu như: A không hơn gì B, A không kém gì B, A mà

B, A nhưng B…thể hiện hàm ý lựa chọn trong đó. Nhìn chung trong sáng tác

của Nguyễn Công Hoan, phổ biến nhất là hai mẫu câu sau: * Mẫu câu “A nhưng B”

Nhưng là liên từ chỉ ý ngược lại, luôn bộc lộ sự bất ngờ. Sự việc lẽ ra

phải diễn ra thế này nhưng lại diễn ra thế kia, có kết quả khác đi, đó là cách dùng từ để tăng cường kịch tính. Ví dụ:

Tôi chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, để về hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. Nhưng mà… tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng như tôi hư mà bỏ tôi từ trước, hoặc duyên đôi ta giữa đường đứt quãng, thì từ nay xin cậu coi tôi như không có nữa mà thôi.

(Thế là mợ nó đi tây)

Đây là một câu chuyện được thể hiện dưới hình thức những bức thư. Cô vợ đi học nước ngoài, để chồng ở nhà lam lũ làm ăn chăm lo cho gia đình. Lá thư nào viết về cô cũng tỏ ra thương chồng con và giữ quan hệ rất tốt. Nhưng lá thư cuối cùng thì có một đoạn như trích ngắn ở trên. Cô học xong thì sẽ theo người khác vào Nam, không về với chồng nữa. Nhưng đã làm cho người

đọc sửng sốt vì bất ngờ, nó đã làm nhiệm vụ nối kết cái kết quả không được dự báo trước đó, làm cho truyện lái sang một hướng khác. Nếu như truyện cứ đều đều như những bức thư trước, không có bức thư cuối cùng này và kết cục là hai người sum họp thì chẳng có gì đáng nói - vậy nên bất ngờ xảy ra làm cho truyện có ý nghĩa hơn: những con người tráo trở thường hay nịnh hót, tốt với ta khi cần đến ta và lúc ta không còn gì cho họ lợi dụng thì thế nào họ cũng phản bội ta – dù đó có là người ta yêu thương nhất.

A nhưng B còn thiên về hàm ý lựa chọn B, nghiêng về B hơn. Ví dụ: - Đa tạ ông, nhưng tôi không yên tâm (Kép Tư Bền).

Anh kép hát đang nghỉ việc để ở nhà chăm sóc người cha ốm nặng nhưng ông chủ rạp hát đến đòi tiền nợ để bắt anh nhận học vở mới thì mới cho nợ lại tiền. Nhưng chỉ vì lý do cha anh bệnh không có người chăm sóc mà anh quyết định từ chối tất cả, kể cả khi ông chủ đưa ra nhiều cái lợi thuộc về

anh. Câu nói trên đây của anh với ngụ ý: Cảm ơn ông vì những món lợi ông dành cho tôi nhưng tôi không thể nhận lời ông được vì cha tôi còn ốm đó, lương tâm tôi không cho phép. Lựa chọn ở nhà là một hành động thể hiện lòng hiếu thảo của Kép Tư Bền đối với cha mình.

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 46)