Phương thức đánh tráo khái niệm

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.14.Phương thức đánh tráo khái niệm

Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy, phán ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, phân biệt sự vật này với sự vật khác (Nguyễn Đức

Dân).

Lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế nhiều khi chúng ta lấy tên sự vật này gọi cho sự vật kia, nghĩa là ranh giới phân biệt không rõ ràng. Nhất là trong văn học trào phúng, việc từ ngữ này được sử dụng hoàn toàn khác với nghĩa của chúng trong trường hợp nào đó sẽ tạo ra tiếng cười. Sự mập mờ giữa ý nghĩa các từ như vậy gọi là đánh tráo khái niệm.

Trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, phương thức đánh tráo khái niệm cũng được sử dụng dựa trên sự kế thừa của văn học dân gian. Do vậy tiếng cười được cất lên trong truyện trào phúng của ông rất gần với tiếng cười trong truyện trào phúng dân gian. Ví dụ:

-… Anh nghĩ sao cho vuông tròn thì nghĩ

- Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng. Nguyệt còn cần gì đến tôi nghĩ nữa! (Oẳn tà rroằn).

Cô gái “con nhà trâm anh” đang lo lắng cuống cuồng cho cái bụng bầu của mình – cái kết quả của việc “giữ gìn trinh tiết” cho người mình yêu. Cô kể về lòng chung thuỷ của mình và yêu cầu người yêu sắp xếp mọi việc cho kín đáo, trọn vẹn. Nguyệt đang nói đến cái nghĩa bóng của từ vuông tròn – nghĩa là thu xếp cho tốt đẹp về mọi mặt [TĐTV, Hoàng Phê] thì Phong lại cố ý hiểu sang nghĩa đen “cái bụng tròn”. Phong nói như vậy với hàm ý không định nhận cái “tác phẩm” kia về mình mà còn mỉa mai chê trách cô gái lẳng lơ. Việc đánh tráo khái niệm vuông – tròn đã lật ra bộ mặt thật của nhân vật. Cũng có khi người nghe hiểu theo nghĩa đen nhưng người nói thì lại thể hàm ý qua nghĩa bóng trong cùng một phát ngôn. Ví dụ:

Tôi làm bộ mệt nhọc, vứt giang ra hè, vừa thở, ông Quýnh nhìn bốn con chim ủ rũ, gật gù nói:

- Thế thì cậu bắn lần này may lắm đấy Tôi sung sướng trỏ một con:

- Thưa con này, con phải đuổi theo nó đến mười ruộng. Nó động thấy con là bay mất.

Ông Quýnh cười:

- Giống giang tinh mắt lắm. Cho nên bắn rất khó. Thật là cậu rất may.

- Phải, tôi đã bảo cậu may lắm maø.

(Cậu ấy may lắm đấy)

Theo dõi câu chuyện ai cũng tưởng ông Quýnh khen cậu rể tương lai là người may mắn thật. Chúng ta đang hiểu từ ngữ này theo nét nghĩa vốn có của nó: Gặp nhiều điều tốt, dịp tốt. Nhưng thật bất ngờ, ông “bố vợ” đang mỉa mai, chế giễu anh chàng lém lỉnh, nói dóc để lừa cả ông. Hoá ra “ anh ấy may lắm đấy” là do “Nếu cậu ấy không may, sao tình cờ gặp cả bốn con bị

khâu mắt sẵn thế này mà bắn bao giờ” – Ông Quýnh thừa biết anh ta mua

giang ngoài chợ về nên mới giễu cợt bằng lời khen ngợi, anh ta được thể, càng khoe khoang, khuyếch trương sự việc lên và cuối cùng mới hiểu ra cái ý của ông “bố vợ”: giang vốn tinh mắt nên bắn được nó là do may, nhưng may hơn nữa là nó bị khâu mắt – mà khâu mắt rồi thì chỉ có giang ở chợ. Vậy nên

anh không thể che mắt tôi được, tôi bảo anh may là đang nhắc anh dừng nói xạo nữa đó thôi.

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 78)