Quan điểm sáng tác

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Quan điểm sáng tác

Nguyễn Công Hoan lớn lên trong giai đoạn quan lại Nho học lỗi thời lép vế, không được trọng dụng và có nhiều cơ hội nhận ra những hiện tượng áp bức bất công nhan nhản trong xã hội. Nguyễn Công Hoan luôn băn khoăn day dứt bởi hiện thực xã hội nên ông đã dùng năng khiếu văn chương bẩm sinh và nguồn văn chương ảnh hưởng từ gia đình để viết văn châm biếm, đả kích những cái tàn ác, bất công trong xã hội.

Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến và sự giáo dục của gia đình. Ông sáng tác trên lập trường của giai cấp mình, ông là người bảo thủ: Những thứ mới của phong trào Âu hoá, tân thời không theo đạo cổ truyền thì Nguyễn Công Hoan ra sức châm biếm, mỉa mai. Những gì theo đạo đức lễ giáo truyền thống thì ông ca ngợi; Đó là những ông quan liêm chính (Thanh đạm), những trí thức trẻ xuất thân trong nhà Nho nghèo (Tắt lửa lòng, Lá ngọc cành vàng…), những người theo lễ giáo cũ (Cô giáo Minh).

Ở truyện dài sự ca ngợi của ông thường bị chệch hiện thực, những nhân vật quá lý tưởng theo quan điểm riêng của tác giả nên không có sức thuyết phục và không được đánh giá cao. Những tác phẩm này chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn.

Quan niệm viết văn của Nguyễn Công Hoan được thể hiện rõ trong

“Đời viết văn của tôi”: “Văn chương không nên chỉ là một thứ để giải trí. Nó phải thêm một nhiệm vụ là có ích” [5, 19] và “Truyện phải có nội dung bổ ích và trước hết phải thực”, “Tôi rất thích chú ý những cảnh thối tha, nhơ nhuốc, những thủ đoạn, mưu mô làm tội ác trong thế giới những người có thế lực, địa vị”. Ông “không thể nào yên tâm trước những nỗi thống khổ của người nghèo,

bị bọn nhà giàu dùng thế lực, địa vị mà áp bức,bóc lột” [5, 20]. Người nghèo

theo Nguyễn Công Hoan là những hạng người không có tiền, bị lép vế trong xã hội.

Những tác phẩm phê phán (chủ yếu là truyện ngắn) của Nguyễn Công Hoan rất thành công. Ông viết theo đúng quan điểm, theo cách nhìn của người nông dân. Hình thành trong sáng tác của ông quan niệm giàu nghèo: Nó giúp ông phanh phui những chuyện xấu xa, thối nát và sự cùng khổ của những cảnh đời trong xã hội cũ. Trên quan điểm giàu nghèo, ông miêu tả người giàu thì bất nhân, tàn nhẫn còn người nghèo thì đói khổ rách rưới, bị chà đạp, bị ức hiếp. Quan điểm này còn mơ hồ chung chung chưa theo quan điểm giai cấp cách mạng nhưng cũng hết sức tiến bộ.

Hai quan điểm sáng tác này đan xen, lồng vào nhau và có sự thay đổi theo từng thời kì: Khi gặp thời kì sáng tác thuận lợi như thời kì Mặt trận dân chủ thì tác giả tự tin, kịch liệt phê phán “Ông đánh mạnh đánh trúng đối

tượng” và thành công rực rỡ. Còn khi gặp hoàn cảnh khách quan không thuận

lợi thì ông lại trở về với quan điểm đạo đức phong kiến, bảo thủ,muốn khôi phục lại những giá trị truyền thống. Nó lấn át quan điểm giàu nghèo, dẫn đến những hạn chế trong sáng tác.

2.2. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HAØM NGÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

2.2.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TẠO HAØM NGÔN 2.2.1.1.Khái niệm phương thức

Để nhận biết một phát ngôn có chứa HN hay không, người ta dựa vào một số dấu hiệu hình thức để nhận diện, những dấu hiệu này được tổ chức theo những cách thức nào đó, ta gọi là phương thức 12, 266].

2.2.1.2. Một số căn cứ để xét phát ngôn có hàm ngôn

- Dựa vào thái độ cũng như mối quan hệ như thế nào đó giữa người nói với người nghe.

- Dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa bất bình thường trong phát ngôn. - Dựa vào mối quan hệ phi cấu trúc giữa các từ ngữ trong phát ngôn.

2.2.1.3. Phương thức tạo hàm ngôn

Theo Đỗ Hữu Châu thì ý nghĩa hàm ẩn (không tự nhiên) có thể được tạo ra dựa vào tất cả các quy tắc ngữ dụng (Đó là các quy tắc: Chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc chi phối các hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận, quy tắc hội thoại) nhưng “ muốn tạo ra ý nghĩa hàm ẩn KTN, người nói một mặt phải tôn

trọng các quy tắc này và giả định rằng người nghe cũng biết và tôn trọng chúng, mặt khác lại cố ý vi phạm chúng và giả định rằng người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình” [1,377].

Một số trường hợp:

(1) Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất: Đó là sự vi phạm về cách thay đổi cặp từ xưng hô, chính là sự thay đổi mối quan hệ giữa hai người mà không cần tuyên bố rõ ràng ra.

(2) Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp: Là hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác, nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ mà suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói.

(3) Sự vi phạm các quy tắc lập luận: Có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe suy luận ra kết luận hoặc ngược lại, và không hoàn tất các bước lập luận là cách thường dùng để tạo ra HN.

(4) Sự vi phạm các quy tắc hội thoại: Một số vi phạm như vi phạm hành vi hồi đáp trả lời cho câu hỏi, vi phạm quy tắc tôn trọng thể diện, vi phạm hành vi hồi đáp bằng một hành vi không tương ứng.

(5) Vi phạm phương châm cộng tác hội thoại của Grice (vi phạm loại hàm ẩn đặc thù): Theo Grice sự vi phạm này là do người nói cố tình “xúc phạm” đến một hoặc một số phương châm để khai thác chúng. Người nói cố tình vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại để buộc người nghe phải vận dụng thao tác suy ý một cách căng thẳng để đạt tới một ý nghĩa nào đó. Nhưng với những ý nghĩa được suy ra này, người nói mới được xem là vẫn tôn trọng nguyên tắc cộng tác [1, 386].

Những phương châm hội thoại:

* Phương châm về chất: Làm cho phát ngôn của mình là đúng, xác thực, không nói những điều mình nghĩ là sai hoặc không có bằng chứng liên quan đầy đủ.

* Phương châm về lượng: Làm cho phát ngôn của mình nói có lượng tin như đòi hỏi và không có lượng thông tin nhiều hơn.

* Phương châm quan hệ: Chỉ nói những gì dính líu đến câu chuyện. * Phương châm cách thức: Nói rõ ràng, tránh tối nghĩa, mập mờ, nói ngắn gọn rành mạch.

Khi vi phạm những phương châm này sẽ tạo ra những cách nói có dụng ý - hay ý nghĩa hàm ẩn (KTN). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Đỗ Thị Kim Liên, Phương thức cấu tạo HN là phương tiện ngôn ngữ, được tổ chức theo những cách thức nào đó có thể nhận diện trên bề mặt của hình thức phát ngôn dùng để tạo nên ý nghĩa HN. Có nhiều phương thức cấu tạo HN, cơ bản nhất là những HN được tạo ra và sử dụng ở cấp độ từ, cấp độ câu, và toàn văn bản.

(1) Ở cấp độ từ: Biểu hiện của HN chủ yếu ở lối chơi chữ (Dùng phép liên hệ âm- âm, dùng phép sắp xếp những từ đầu câu có sự liên tưởng tạo ra HN, dùng phép chơi chữ đồng âm, đồng nghĩa, dùng phép nói lái, dùng từ trái nghĩa lâm thời trong ngữ cảnh).

(2) Ở cấp độ câu: Dùng phép đảo vị trí các từ trong phát ngôn để tạo ra HN mới, tạo sự bất thường về nghĩa, suy ra từ nửa phát ngôn còn lại, cố tình nói thừa từ ngữ.

(3) Ở cấp độ văn bản: Tạo cốt truyện kết thúc bất ngờ, dùng phép chiếu vật gây sự bất ngờ về hệ quy chiếu đối với người nghe.

Theo Hồ Lê, phương thức HN (Phương thức tạo ra HN) phải bao gồm trong đó việc đưa câu vào ngữ huống, việc sử dụng những kết cấu ngôn từ bất bình thường và sử dụng những hệ phi cấu trúc câu mà có khả năng biểu thị một ý nghĩa nào đó. Công thức tổng quát của phương thức HN là:

PTHN = sử dụng những quan hệ ngữ nghĩa bất bình thường trong câu cơ sở hoặc trong phát ngôn/- những quan hệ phi cấu trúc câu trong phát ngôn/ - những quan hệ giữa phát ngôn và ngữ huống.

Hoàng Phê dẫn theo ý của Grice: “Những lời nói có HN là những lời phần nào đó không đầy đủ hoặc không bình thường, mà nguyên nhân là do thiếu đi hoặc thiếu một nội dung nào đó: Chính cái nội dung này là cái HN mà người nghe phải bằng suy luận mà đoán ra” [15, 97].

HN phụ thuộc vào ngôn cảnh, sự vi phạm ở một mức đặc biệt nào đó mới tạo ra HN. Như vậy, theo tác giả thì sự không bình thường của lời nói trong một hoàn cảnh nhất định có chủ ý của người nói sẽ tạo ra HN.

2.2.2. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TẠO HAØM NGÔN TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN

2.2.2.1. Phương thức chơi chữ

Chơi chữ là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, v.v. trong ngôn

ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước…) trong lời nói [TĐTV, Hoàng Pheâ].

“Nguyễn Công Hoan chơi chữ ở hầu khắp các tên truyện hoặc để gợi sự tò mò, thích thú, gây cười, hoặc để gieo vào lòng người đọc một cái gì day dứt.

Khi thì chua xót như Ngựa người người ngựa, khi thì chửi thẳng như Ngượng mồm, khi thì lập lờ nghĩa đen nghĩa bóng như Thế là mợ nó đi tây, khi thì dùng ngữ nghĩa tương phản, như Cô Kếu gái tân thời…” [16, 156].

Nguyễn Công Hoan sử dụng nhiều biện pháp chơi chữ gây bất ngờ cho người đọc. Sau đây là một số biện pháp chủ yếu:

* Dùng biện pháp đồng âm

Chúng ta đã quá quen thuộc với những câu trong bài “Bà già đi chợ Cầu Đông” - Ở đó biện pháp đồng âm giữa lợi (hại) với lợi (răng) được sử

dụng làm bật ra tiếng cười với dụng ý phê phán.

Trong sáng tác của mình Nguyễn Công Hoan cũng sử dụng những từ đồng âm để tạo ra tình huống mâu thuẫn gây cười với nhiều ý nghĩa thâm thuý. Ví dụ:

- Ở đời này, bao nhiêu anh béo, khoẻ, đều là những anh thích ăn bẩn cả.

(Đồng hào có ma)

Người đọc thật sự ngạc nhiên khi tác giả cực lực công kích, phản đối sách vệ sinh: “Sách ấy sai… nghìn lần sai” vì một lý do, một bằng chứng thuyết phục được đưa ra: Những anh béo khoẻ đều là những anh thích ăn bẩn cả. Ăn là ăn những thức ăn mang lại những chất dinh dưỡng cho cơ thể - Vậy chẳng lẽ ăn bẩn cũng là ăn thức ăn giàu dinh dưỡng mà có tác dụng béo khoẻ cho người ăn? Thì ra không phải như vậy. Ăn đã chuyển sang ăn hối lộ, ăn chặn, ăn đút lót… và nói chung là ăn bẩn!

Từ hình dáng múp míp đến hành động dẫm lên đồng hào đôi của nhà Nuôi đã làm rõ việc ăn bẩn của huyện Hinh và cũng là bằng chứng xác đáng cho lý lẽ đưa ra ban đầu có vẻ rất ngớ ngẩn và lạ đời của tác giả.

Một ví dụ khác về biện pháp đồng âm:

- Tên con mẹ là gì hở? - Bẩm Chánh Tiền ạ.

- Tên nó thế không trách nó giàu.

(Hé! Hé! Hé!)

Ở đây chữ Tiền với ý nghĩa cơ bản là một cái tên nhưng bà Tuần đã đem lại một ý nghĩa mới cho nó: Tiền bạc. Trong suy nghĩ của bà Tuần phủ chỉ có tiền bạc, sự giàu có và cách thức mang lại sự sự giàu có. Cho nên một cái tên cũng gợi cho bà liên tưởng đến giàu - nghèo.

* Dùng biện pháp đồng nhất khái niệm

Đồng nhất khái niệm dựa trên một sự đối chiếu so sánh ngầm nào đó. Đồng nhất khái niệm là “Hai khái niệm khác nhau nhưng nhà văn cho chúng đồng nhất với nhau dưới một hệ quy chiếu nào đó” [16,177 ] . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Lưới pháp luật có hở mắt đâu, nên bọn tội phạm biết lách chỗ

nào mà ra khỏi? Cho đến người lương thiện lỡ sa phải cũng khó lòng lọt được nữa là” (Bà chủ mất trộm)

Việc chặt chẽ của pháp luật đã dẫn đến sự đồng nhất giữa bọn phạm tội và người lương thiện vì họ cùng có chung một điểm: không lọt qua được. Nhưng một nghịch lý và cũng là một hàm ý được thể hiện qua đây đó là: Pháp luật chặt chẽ, bọn phạm tội sa lưới đã đành, mà người lương thiện cũng sa lưới nữa, thì hoá ra pháp luật đồng nghĩa với cái ác!

Biện pháp đồng nhất khái niệm được Nguyễn Công Hoan dùng rất phổ biến trong sáng tác của mình. Cách đồng nhất giữa những thuộc tính của con người với những vật dụng, con vật luôn mang sắc thái mỉa mai, châm biếm sâu cay trong truyện của ông: “Và một giờ sau, lũ ruồi, lũ nhặng, lũ cá, lũ

quạ, tiếc ngẩn ngơ. Chúng đâu biết rằng quan huyện Tư Pháp đã tranh mất món quà ngon của chúng”- kiểu câu mơ hồ này đã đồng nhất quan với loài

vật, quan cũng ăn bẩn như loài vật và ăn trên cả xác đồng loại.

Biện pháp trái nghĩa là cách dùng những từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau để nêu bật lên thuộc tính của sự vật - hiện tượng nào đó, để đối chiếu và rút ra hệ quả tất nhiên mà người phát ngôn hướng đến.

Ví dụ: Bà mát, dễ chịu thật. Nó nóng, khó chịu lắm. (Phành phạch)

Đó là sự đối lập giữa bà chủ và đứa ở để làm bật lên sự sung sướng, an nhàn của bà chủ và sự mệt mỏi của con bé. Trong tiết trời nóng nực, bà chủ đặt tấm thân to lớn như phản thịt của mình xuống chỗ nằm và ra lệnh cho con bé con làm một công việc “nhẹ nhàng”- công việc mà bà coi như là phúc đức vì nuôi nó chỉ tốn cơm – là quạt hầu bà! Bà dễ chịu thiu thiu ngủ thì nó cũng uể oải với công việc và cũng bắt đầu ngủ gật. Những cái đạp làm con bé tỉnh ngay và tiếp tục “phành phạch”. Sự đối lập giữa mát - mệt, dễ chịu – khó chịu mang lại một nét nghĩa khác: Sự bất công, sự khổ nhục dành cho kiếp nô lệ - họ bị tước đoạt hết mọi thứ, kể cả giấc ngủ - dù là một đứa bé.

Có khi từ trái nghĩa tạo ra một lời khen hoặc thể hiện sự khiêm tốn của người nói:

- Công tôi bảo anh ấy thì ít, mà tài anh ấy thực là cao.

(Sóng vũ môn)

Ông cử Nguyễn khiêm tốn về việc mình dạy dỗ học trò, qua cách đánh giá tài năng của học trò ông ngụ ý khen anh ta giỏi và tự hạ thấp công dạy của mình. Đây cũng là cách nói phổ biến của người Việt: Nói đưa đẩy, đề cao người khác và tự hạ mình.

* Dùng biện pháp đa nghĩa

Một phát ngôn được coi là đa nghĩa khi phát ngôn đó mang lại nhiều cách hiểu hợp lý, thực chất thì nó cũng gần với câu mơ hồ, mập mờ. Đa nghĩa tạo ra những hàm ngôn mà người đọc phải tinh ý mới phát hiện ra được. Cách nói đa

nghĩa đôi khi hướng người nghe đến cách hiểu khác hẳn với cách hiểu thông thường. Ví dụ:

Pha lắc đầu:

- Vô ích! Như năm ngoái đấy, chả có người bỏ giấy là gì. Nhưng quan có xét đâu.

Chị Pha thêm:

- Vì các ông ấy đấm mõm quan rồi.

(Bước đường cùng)

Bị mất món tiền to không được ích gì cho việc kiện cáo do nghị Lại sắp đặt nên vợ chồng Pha căm tức bàn cách gửi giấy lên quan trên vạch tội hắn. Nhưng cuộc tranh luận chỉ dừng lại ở một câu than thở “Các ông ấy đấm mõm

quan rồi”. Đấm mõm vốn dùng để chỉ một hành động cụ thể nhưng nó đã

chuyển sang nghĩa: Bỏ một thứ vào miệng làm cho quan không thể nói khác ý của người bỏ được. Với ý nghĩa này đấm mõm đã thành đút lót, hối lộ, chặn họng bằng vật chất… Và như vậy bằng cách sử dụng từ ngữ đa nghĩa chị Pha

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 35)