7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.9. Phương thức vi phạm lẽ thường
Lẽ thường là những chân lý thông thường có tính chất kinh nghiệm được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ thừa nhận, được hình thành trong quá trình sống, quá trình giao tiếp và được tích luỹ, truyền đạt từ lớp này sang lớp khác. Nó là cơ sở để người nói cố ý vi phạm vào các quy tắc giao tiếp và cũng là cơ sở để người nghe ý thức được chỗ vi phạm của người nói… “Các lẽ thường thường thấy ở phong tục tập quán, lối sống, cách ứng xử của cộng đồng” (Lê Bá Miên).
Theo khái niệm trên thì những chân lí, những hiểu biết chung mà mọi người cùng biết đến trong cộng đồng dân tộc nói chung là lẽ thường. Và để tạo hàm ngôn thì những hành vi ngôn ngữ vi phạm lẽ thường vi phạm những chân lí hiển nhiên đó sẽ mang lại ý nghĩa hàm ẩn khác với ý nghĩa được nói ra. Ví dụ:
- Vì mới chết lần này là lần đầu, nên anh Xích chưa có lịch duyệt về
khoản ấy (Thịt người chết).
Vừa đọc lên ta đã thấy sự nghịch lý, mâu thuẫn trong lời văn. “Chết lần đầu?” - theo hiểu biết thông thường thì làm gì có chết lần đầu với lần sau, lần tiếp theo mà chỉ có một lần chết. Vậy tác giả viết như thế là có ý gì? Thì ra đó là một câu trần thuật đầy mỉa mai, giễu cợt dành cho bộ máy quan lại lúc bấy giờ. Từ “sự giả định phi lý để nói tới sự hợp lý về mặt thời gian. Bịa sự
phi lý trong lời văn để nói tới sự phi lý trong quan hệ xã hội” (Trần Đình Sử).
Anh Xích chết chương nổi lềnh bềnh dưới ao vào đúng ngày thứ 7, cho nên anh không được vớt lên mà phải ngâm dưới nước để giữ nguyên “hiện trường” chờ quan Tư Pháp về khám. Khổ nỗi vào ngày thứ 7 quan không làm việc nên xác anh cứ phải chịu cảnh vây rỉa của cá, của quạ, của ruồi nhặng… Chờ được đến lúc chiếc còi toe toe của chiếc xe sang trọng được cất lên ở đầu làng thì xác người chết đã chẳng còn nguyên vẹn và bốc lên một mùi khó chịu. Tác giả như trách cứ nhẹ nhàng đối với người chết: Sao không biết chọn
ngày mà chết cho đỡ khổ, lần sau có chết thì cũng nên học quy tắc chết trước đã! Nhưng thâm ý lại là lời chửi, lời phê phán kịch liệt đối với cái xã hội “chó
đểu” (Vũ Trọng Phụng) – nơi mà mọi giá trị đạo lý bị đè bẹp dưới thế lực của đồng tiền và những ông quan to. Họ không còn chút lương tâm, không đau xót trước cái chết của đồng loại mà ngược lại còn cố tình kéo dài khoảnh khắc đau thương ấy và cố tình gây khó đễ để kiếm chút lợi lộc.
Một ví dụ khác với hành vi ngôn ngữ gián tiếp được thể hiện trong nội dung phát ngôn:
Hôm nay phiên chợ Đồng Xuân mời ông lên chơi chợ… (Mất cái ví).
Nói đến chợ Đồng Xuân là người ta nghĩ ngay tới câu thành ngữ “Kẻ cắp chợ
Đồng Xuân”, vậy nên khi ông tham “mời” ông cậu lên chợ này chơi thì đã có
Cách nói gián tiếp đó đã giúp ông tham tránh tội rất nhanh, bởi vì xét ra trên câu chữ ông chẳng phải là người đổ tội cho cậu, ông đổ tội và điều tra quanh quẩn ở mấy đứa đầy tớ đó thôi! Nên ông cậu chạnh lòng là “tự ông đổ cho ông
đấy!”.
Nguyễn Công Hoan còn sử dụng phương thức vi phạm lẽ thường trên quan hệ giữa người với người trong xã hội (Quan hệ vợ chồng, anh em, cha con…). Hệ thống các từ xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp, mỗi cặp từ xưng hô đều thể hiện một kiểu quan hệ vị thế hội thoại của từng người. Việc sử dụng cặp từ xưng hô phải duy trì trong cả cuộc thoại. Nếu cặp từ xưng hô thường xuyên của hai người nào đó bị thay đổi thì hàm ngôn xuất hiện.
Trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp thì sự chuyển đổi ngôi xưng hô đột ngột của một ông bố đối với con làm nổi bật lên một con người lạnh lùng, khắc nghiệt, tráo trở:
Con thân yêu!
Bố rất bực mình vì bố vừa đi vắng thì mẹ tự tiện thả con về nông thôn. Tao
xin báo cho mày biết, đồ chó, rằng nhà mày ở thành phố, tương lai của mày ở đấy…
Trong sáng tác Nguyễn Công Hoan cũng có sự thay đổi cặp từ xưng hô tương tự như vậy. Ví dụ:
- Tôi đi về. Ông bà xử với tôi thế này thì tôi còn mặt mũi nào mà ở nữa! (Mất cái ví)
Bình thường thì ông cậu gọi cháu mình là anh, chị xưng tôi nhưng bỗng nhiên thay bằng ông, bà. Với sự thay đổi cố ý này ông cậu ngầm tỏ ra rằng quan hệ cậu – cháu trước đây đã đến lúc phải thay đổi, không còn liên quan gì nữa: “Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày
Kiểu vi phạm quy tắc ngữ dụng (Đỗ Hữu Châu gọi là vi phạm quy tắc chiếu vật chỉ xuất) – hay vi phạm lẽ thường này được Nguyễn Công Hoan sử dụng thường xuyên trong tác phẩm (Xuất giá tòng phu, thằng Quýt, Ngựa người
người ngựa…).
Đôi khi Nguyễn Công Hoan tạo nghĩa hàm ngôn dựa trên tính tự nhiên của hiện thực: Mọi người đều biết, nó là những hiểu biết thông thường đã có ở trong tiềm thức nhưng lại vi phạm. Ví dụ:
- Đời làm quan của ông chỉ có hai việc chính: đánh bạc và chơi gái.
(Đồng hào có ma) Với những hiểu biết thông thường thì ai cũng nghĩ là làm quan phải chăm lo cuộc sống cho dân chúng, bảo đảm sự yên ổn của xã hội, phân xử đúng sai làm gương cho kẻ khác… Nhưng với huyện Hinh thì việc quan của ông trái hẳn với lẽ thông thường. Ông chỉ biết ăn bẩn, bòn rút từng hào của những con người khốn khổ để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Cái công việc ông xác định cho mình khi làm quan đó chứng tỏ bản chất xấu xa của ông – Đó cũng là lời phê phán sâu cay dành cho huyện Hinh và những ông quan đương thời.