Phương thức tạo câu mơ hồ

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.12.Phương thức tạo câu mơ hồ

Nguyễn Công Hoan thường sử dụng loại câu mơ hồ, loại câu này có nhiều cách hiểu, ai muốm hiểu thế nào cũng được, nó ẩn chứa nhiều nội dung thông tin. Câu mơ hồ là kiểu câu nói mập mờ, nước đôi, đa nghĩa “bắt người đọc phải suy ngẫm để tìm ra thâm ý của nó”[16, 142].

Cái gì cũng nói trắng ra thì không còn hấp dẫn nữa, nhất là trong truyện trào phúng. Nói mơ hồ để độc giả suy luận và bật ra tiếng cười khi giải mã được nó. Ví dụ:

Ngay như đầy tớ nhà cụ đứa nào dám lảng vảng ra chợ, tắt mắt đồ đạc của người ta, người ta có bắt được và trình cụ, thì cụ cũng không tha. Cụ nhất định giữ lấy đồ ăn cắp, rồi sai đánh cho một trận thật.

Với cấu trúc mơ hồ này chúng ta thấy rằng hiệu quả HN thật sâu sắc. Người đọc phải tinh ý mới thấy tiếng cười lấp ló sau câu chữ: đầy tớ của cụ có lấy đồ của người ta và nếu người ta bắt được mà đem trình cụ thì cụ mới không tha còn người ta không bắt được thì cụ cũng lờ đi. Nhưng cụ không trả lại đồ đạc cho người bị mất cắp, cụ vừa được của, vừa được đánh kẻ cắp, vừa được tiếng là “chúa ghét những thói gian giảo”. Như vậy, chính việc làm của cụ chánh Bá đã bộc lộ bản chất thật mâu thuẫn với câu nói cửa miệng của cụ. Sử dụng phương thức mơ hồ, lấp lửng đã mang lại cho câu văn của Nguyễn Công Hoan tính đa nghĩa và tính phong phú về cách thức biểu hiện HN, đặt người đọc, người nghe trong tình thế suy nghĩ liên tục mới hiểu được và cuối cùng là lộ ra tiếng cười có khi mỉa mai, châm biếm, có khi hả hê, thoải mái.

Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp cũng là một phương thức tạo ra tính mơ hồ về nghĩa trong lời nói. Ví dụ:

- Đồ xỏ lá! Đem về để vợ chồng con cái ăn với nhau! Nhà tao không có

lợn!

(Gánh khoai lang) Câu chửi dành cho ông lý này vốn dĩ là một hành vi gián tiếp thể hiện ý định không nhận lễ vật Tết là một gánh khoai lang của quan huyện – ông từ chối và nhất định chỉ nhận lẽ Tết là hai đồng! Chúng ta thấy ông quan có thể muốn gián tiếp chỉ gia đình ông lý là lợn, bởi vì khoai là thứ ông cho lợn ăn mà lại bắt ông lý mang về “vợ chồng con cái ăn với nhau”! Hoặc có thể ông gián tiếp nói rằng: Thứ này nhà tao chỉ cho lợn ăn, tao không ăn tao nên mày

mang về mà ăn (Tao giàu có không ăn khoai còn mày thì ăn được).

Nói một câu mơ hồ như trên quan huyện không những thực hiện được ý định từ chối của mình mà còn tránh được trách nhiệm về phát ngôn của mình (nếu người nghe có phản ứng lại): Tao không nói mày là lợn.

2.2.2.13. Phương thức nói lảng

Khi người tham gia hội thoại không muốn tiếp tục nội dung đang trao đổi thì có hành vi lảng tránh bằng cách nói đến một chuyện không liên quan khác. Nói lảng có khi dùng để tránh né một nội dung thông tin mà người nghe hướng đến. Nói lảng sang một vấn đề khác luôn có hàm ý của người nói: Tôi không muốn nói đến vấn đề anh đang quan tâm kia, chúng ta nên đổi sang một chủ đề khác. Ví dụ:

- Bà tìm ai thưa bà? - Tôi tìm người quen.

- Người quen bà ở phố nào? - Anh cứ kéo đi.

(Ngựa người người ngựa)

Khi kéo xe cho người khách cứ lòng vòng từ phố này sang phố khác mà không có đích dừng nào thì anh phu xe thân vân, lo lắng cho công sức của mình. Nếu như người đàn bà ngồi trên xe đúng là một ả gái điếm đi kiếm khách. Nên anh xe mới đánh bạo hỏi dò. Nhưng việc hỏi dò đó không có kết quả như ý vì người khách thực hiện hành vi lảng tránh. Khi lảng tránh lần thứ nhất: “Tôi tìm người quen”, người khách đã cố ý không trả lời đúng đích, không có thông tin về đối tượng mà anh phu xe đã hỏi cô ta trả lời rất chung chung. Anh phu xe chưa chịu dừng lại ở đó mà tiếp tục hỏi với hi vọng người khách sẽ cung cấp một số thông tin đủ để anh sẽ được trả công như đã mặc cả. Nhưng lần thứ hai thì người khách lảng tránh quyết liệt hơn để che giấu ý định thực sự của mình: Anh cứ làm việc của anh đi đừng quan tâm đến việc của tôi.

Sự lảng tránh xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, có khi nhẹ nhàng, có khi gay gắt, nhưng nhìn chung đều thể hiện thái độ từ chối câu chuyện đang diễn

tiến và muốn chuyển sang một hướng khác. Ở ví dụ dưới đây là một tình huống từ chối cuộc hội thoại:

- Hôm qua nhật trình đăng Tàu - Nhật đánh nhau thế nào?

Sinh cười, không đáp, hỏi lảng:

- Cái giấy tôi đánh máy dở, loong toong có để bàn bên ấy không?

(Tôi cũng không hiểu tại làm sao I). Ngày làm việc nào cũng theo một chu trình, cứ khi ông Sếp có mặt thì mọi người đều răm rắp làm việc nhưng cứ khi ông vắng mặt thì mọi người tha hồ tán gẫu, tha hồ tự do làm việc riêng. Nghĩa - người bạn thân làm việc cùng buồng giấy với Sinh cũng vậy. Còn Sinh thì căm ghét cái lối làm việc giả dối như thế nên anh thường không tham gia vào những câu chuyện phiếm của họ. Khi Nghĩa hỏi Sinh chẳng liên quan gì đến công việc mà nó chỉ là một câu mào đầu cho một câu chuyện giết thời gian thì Sinh lảng tránh sang việc khác, đồng thời thể hiện thái độ: Tôi sẽ không tham gia vào câu chuyện của anh, đừng có nói với tôi.

Với câu trả lời chẳng liên quan gì với câu hỏi của Nghĩa, Sinh đã ngầm thể hiện thái độ từ chối dứt khoát của mình và được Nghĩa nhanh chóng hiểu ra với thái độ không lấy gì làm vui vẻ: “Thôi đốt cái chăm chỉ của anh đi”. Như vậy nói lảng là phương thức quan trong việc thể hiện ẩn ý mà người nói hướng tới và người nghe dù ít dù nhiều cũng nhận ra ẩn ý đó, đồng thời cùng xây dựng một nội dung trao đổi khác phù hợp hơn.

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta vẫn gặp hiện tượng “Đánh trống lảng”- Đó chính là ẩn ý của người nói khi muốn từ bỏ chủ đề mà người nghe muốn tìm hiểu.

Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy, phán ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, phân biệt sự vật này với sự vật khác (Nguyễn Đức

Dân).

Lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế nhiều khi chúng ta lấy tên sự vật này gọi cho sự vật kia, nghĩa là ranh giới phân biệt không rõ ràng. Nhất là trong văn học trào phúng, việc từ ngữ này được sử dụng hoàn toàn khác với nghĩa của chúng trong trường hợp nào đó sẽ tạo ra tiếng cười. Sự mập mờ giữa ý nghĩa các từ như vậy gọi là đánh tráo khái niệm.

Trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, phương thức đánh tráo khái niệm cũng được sử dụng dựa trên sự kế thừa của văn học dân gian. Do vậy tiếng cười được cất lên trong truyện trào phúng của ông rất gần với tiếng cười trong truyện trào phúng dân gian. Ví dụ:

-… Anh nghĩ sao cho vuông tròn thì nghĩ

- Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng. Nguyệt còn cần gì đến tôi nghĩ nữa! (Oẳn tà rroằn).

Cô gái “con nhà trâm anh” đang lo lắng cuống cuồng cho cái bụng bầu của mình – cái kết quả của việc “giữ gìn trinh tiết” cho người mình yêu. Cô kể về lòng chung thuỷ của mình và yêu cầu người yêu sắp xếp mọi việc cho kín đáo, trọn vẹn. Nguyệt đang nói đến cái nghĩa bóng của từ vuông tròn – nghĩa là thu xếp cho tốt đẹp về mọi mặt [TĐTV, Hoàng Phê] thì Phong lại cố ý hiểu sang nghĩa đen “cái bụng tròn”. Phong nói như vậy với hàm ý không định nhận cái “tác phẩm” kia về mình mà còn mỉa mai chê trách cô gái lẳng lơ. Việc đánh tráo khái niệm vuông – tròn đã lật ra bộ mặt thật của nhân vật. Cũng có khi người nghe hiểu theo nghĩa đen nhưng người nói thì lại thể hàm ý qua nghĩa bóng trong cùng một phát ngôn. Ví dụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi làm bộ mệt nhọc, vứt giang ra hè, vừa thở, ông Quýnh nhìn bốn con chim ủ rũ, gật gù nói:

- Thế thì cậu bắn lần này may lắm đấy Tôi sung sướng trỏ một con:

- Thưa con này, con phải đuổi theo nó đến mười ruộng. Nó động thấy con là bay mất.

Ông Quýnh cười:

- Giống giang tinh mắt lắm. Cho nên bắn rất khó. Thật là cậu rất may.

- Phải, tôi đã bảo cậu may lắm maø.

(Cậu ấy may lắm đấy)

Theo dõi câu chuyện ai cũng tưởng ông Quýnh khen cậu rể tương lai là người may mắn thật. Chúng ta đang hiểu từ ngữ này theo nét nghĩa vốn có của nó: Gặp nhiều điều tốt, dịp tốt. Nhưng thật bất ngờ, ông “bố vợ” đang mỉa mai, chế giễu anh chàng lém lỉnh, nói dóc để lừa cả ông. Hoá ra “ anh ấy may lắm đấy” là do “Nếu cậu ấy không may, sao tình cờ gặp cả bốn con bị

khâu mắt sẵn thế này mà bắn bao giờ” – Ông Quýnh thừa biết anh ta mua

giang ngoài chợ về nên mới giễu cợt bằng lời khen ngợi, anh ta được thể, càng khoe khoang, khuyếch trương sự việc lên và cuối cùng mới hiểu ra cái ý của ông “bố vợ”: giang vốn tinh mắt nên bắn được nó là do may, nhưng may hơn nữa là nó bị khâu mắt – mà khâu mắt rồi thì chỉ có giang ở chợ. Vậy nên

anh không thể che mắt tôi được, tôi bảo anh may là đang nhắc anh dừng nói xạo nữa đó thôi.

2.2.2.15. Phương thức lập luận

Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới [1,115].

Trong lập luận bao gồm các luận cứ và kết luận, do vậy khi một lập luận thiếu vắng luận cứ hoặc kết luận đều có thể do ý định của người nói

nhằm hướng tới một nội dung nào đó. Vi phạm quy tắc lập luận cũng là một trong những phương thức tạo hàm ngôn. Ví dụ:

- Thôi được, để cho anh biết rằng tôi rõ gia tư nhà anh lắm. Còn việc

khám xét hôm nay, thì tôi không thể cho chôn ngay được. Vì tôi xét trong người tên Xích, có nhiều vết khả nghi. Tôi phải bẩm tỉnh xin đốc tờ về khám cho cẩn thận” (Thịt người chết).

Ba luận cứ lớn ở phát ngôn trên đều nhằm hướng đến một kết luận mặc dù luận cứ đầu có vẻ như chẳng ăn nhập với luận cứ sau. Nhưng kết luận lại không được đưa ra. Sự thiếu vắng kết luận là một hàm ý của người nói, buộc người nghe phải suy luận và tìm ra. Quan huyện Tư Pháp đưa ra nhiều luận cứ như vậy để dẫn dắt cho ông Cứu hiểu rằng: Tôi biết nhà anh lắm của, vậy nên muốn được sớm chôn cất cho con thì anh phải tạ tôi, nếu không thì tôi sẽ mời đốc tờ về khám (việc khám này sẽ rất rầy rà và lâu).

Hoặc ví dụ dưới đây:

-Anh không nhìn gái, không nói tục, đến cả tiểu thuyết và làm thơ Mới, anh cũng không nốt.

(Cái lò gạch bí mật)

Trong câu văn này có ba mệnh đề là ba luận cứ có quan hệ đẳng lập. Với việc đặt các luận cứ song song và không đưa ra một kết luận nào về chúng như vậy đã tạo ra hàm ý: Viết tiểu thuyết và làm thơ mới cũng xấu như “nhìn gái” và “nói tục”. Theo Trần Đình Sử - Nguyễn Thanh Tú thì đối tượng châm biếm ở đây lại là kẻ ghét “viết tiểu thuyết và làm thơ mới” [16, 146].

2.3. TIỂU KẾT

Tìm hiểu những phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan chúng tôi nhận thấy rằng tác giả sử dụng nhiều nhất là các phương thức như: phương thức chơi chữ, phương thức hư từ, phương thức tạo độ hẫng , phương thức dùng câu hỏi… Việc tìm ra và phân tích những hàm

ngôn trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan mới chỉ dừng lại ở những phương thức phổ biến. Đó chưa phải là tất cả những phương thức được các nhà ngữ dụng học đưa ra, nhưng nó là những phương thức được sử dụng thường xuyên trong hội thoại và là những phương thức cơ bản nhất của hàm ngôn. Các phương thức hàm ngôn sử dụng nhiều trong sáng tác Nguyễn Công Hoan rất gần với văn học dân gian, nó là sự vận dụng, kế thừa, phát triển từ văn học dân gian và văn học trào phúng.

Cũng cần nói thêm rằng ranh giới giữa các phương thức chỉ là tương đối, nghĩa là trong cùng một phát ngôn có sử dụng hàm ngôn có thể là do cách nói gián tiếp hoặc do cách nói mơ hồ hoặc do lập luận tạo ra…

Phương thức hàm ngôn rất phong phú, đa dạng. Bất kì sự vi phạm dù cố ý hay không cố ý đến hành vi ngôn ngữ thông thường đều có thể tạo hàm ngôn. Có thể dựa vào các đơn vị từ vựng, ngữ âm, cấu trúc câu hoặc dựa vào sự đối lập giữa hệ thống ngôn ngữ/ hệ thống lời nói để xác định hàm ngôn. Vậy nên chúng tôi tạm quy phương thức hàm ngôn vào hai nhóm: hàm ngôn phi ngữ cảnh và hàm ngôn ngữ cảnh:

Bảng phân loại phương thức hàm ngôn :

Phương thức hàm ngôn Phi ngữ cảnh Ngữ cảnh Phương thức chơi chữ Phương thức sử dụng hư từ Phương thức đặt tiêu đề Phương thức sử dụng mẫucâu Phương thức dùng cái tục

Phương thức dùng câu hỏi Phương thức nói vòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương thức dùng hành vi ngôn ngữ gián tiếp Phương thức vi phạm lẽ thường

Phương thức vi phạm phương châm hội thoại Phương thức tạo độ hẫng

Phương thức nói lảng Phương thức tạo sự mơ hồ Phương thức lập luận

Phương thức đánh tráo khái niệm

Cần lưu ý thêm rằng sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Hàm ngôn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh, do vậy cần xem ngữ cảnh như là một điều kiện tiên quyết để xác định ý nghĩa hàm ngôn. Ngữ cảnh đó có thể là một ngữ cảnh hẹp (Ngữ cảnh của phát ngôn) và ngữ cảnh rộng (Các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán…)

KẾT LUẬN

1. Thuật ngữ hàm ngôn và các thuật ngữ có liên quan đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ. Đó là điều kiện thuận lợi đi sâu vào tìm hiểu hai loại nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn trong văn bản (trừ văn bản khoa học và văn bản hành chính). Nghĩa hàm ngôn rất quan trọng và còn liên quan đến những tri thức khác như TGĐ, hàm ý, hàm nghĩa … Do vậy việc giải nghĩa hàm ngôn không chỉ dựa vào ngôn ngữõ, còn khi phải dựa vào những tri thức bên ngoài văn bản.

Để hiểu được nghĩa hàm ngôn trong lời nói cần có những suy ý tìm căn cứ để suy ra nội dung cụ thể.

Các phương thức tạo hàm ngôn cụ thể quy vào hai nhóm cơ bản: hàm ngôn phi ngữ cảnh và hàm ngôn ngữ cảnh.

HN phi ngữ cảnh là HN độc lập với ngữ cảnh, nó được suy ra từ chính các yếu tố ngôn ngữ trong cấu trúc của phát ngôn hoặc mô hình tổ chức văn bản mà không cần phải dựa vào những yếu tố nào ở bên ngoài.

HN ngữ cảnh là HN phụ thuộc vào ngữ cảnh, vào tình huống phát ngôn, nghĩa là phải quy chiếu vào các yếu tố bên ngoài phát ngôn mới có thể hiểu được ý nghĩa của nó.

2. Nguyễn Công Hoan có công lớn trong việc đổi mới và cách tân nền Văn học Việt Nam hiện đại. Tiếng cười hài hước, trào phúng của tác giả là sự kế thừa thành tựu của nền văn học dân gian và những tác giả trước đó (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương …), đằng sau tiếng cười mỗi tác phẩm của Nguyễn Công Hoan luôn ẩn giấu một triết lý sâu xa về sự tha hoá của con người thuộc tất cả mọi tầng lớp. Nếu nhân vật trong sáng tác của Nam Cao là

Một phần của tài liệu Một số phương thức tạo hàm ngôn trong sáng tác của nguyễn công hoan (Trang 75)