Kiểm chứng tính khả thi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2 Kiểm chứng tính khả thi

Các giải pháp người nghiên cứu đưa ra đã được sự đồng thuận cao về tính cấp thiết trong thời điểm hiện tại, phù hợp với thực trạng của hoạt động này trên địa bàn nghiên cứu. Điều tra về tính khả thi của các giải pháp trong điều kiện hiện nay, người nghiên cứu tiến hành phát phiếu tham khảo ý kiến của 30 chuyên gia CBQL của Sở, Ban giám hiệu trường THPT trên địa bàn, Ban giám đốc Trung tâm KTTH - HN Đà Lạt, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Di Linh, Đức Trọng, Đạ Huoai, các giảng viên trong Khoa Tâm lý giáo dục, trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt. Bảng hỏi xoay quanh 6 giải pháp đã đưa ra, tập hợp các ý kiến thể hiện qua bảng sau :

Tên giải pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ% Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ% Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ% 1. Tổ chức các chương trình hành động. 14/30 46,7 10/30 33,3 6/30 20,0 2. Tăng cường công tác

tuyên truyền nhằm nâng

cao nhận thức về ý nghĩa

và tầm quan trọng của hướng nghiệp.

16/30 53,3 11/30 36,7 3/30 10,0

3. Phát triển tiềm năng

nghề cho HS. 18/30 60,0 11/30 36,7 1/30 3,3

4. Xây dựng và phát triển

đội ngũ CB, GV 14/30 46,7 14/30 46,7 2/30 6,6 5. Đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất, trang thiết bị cho

GDHN.

13/30 43,3 12/30 40,0 5/30 16,7

6. Xây dựng mối liên kết

giữa trường PT và Trung tâm KTTH- HN, doanh nghiệp trong giảng dạy

GDHN, nghề PT.

13/30 43,3 13/30 43,3 4/30 13,4

Bảng 3.3 : Kết quả kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Hầu hết các ý kiến chuyên gia (90%) đều cho rằng 6 giải pháp đều khả thi và có thể thực hiện ngay. Do công tác HN hiện nay chưa thực hiện đủ nhiệm vụ của mình, nhất là đối với HS cuối cấp THPT chuẩn bị bước vào giai đoạn chọn ngành nghề để học. HN chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân luồng HS vào các ngành học đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tương lai. Cho nên muốn phân luồng được tốt thì cần phải có HN tốt, HN và phân luồng HS có mối quan hệ và không thể tách rời nhau, chỉ tiêu phân luồng có thể xem là thông tin thời sự về ngành nghề trong tương lai làm cơ sở để HN cho HS.

Khi hỏi các GV tham gia HN về tính khả thi của 6 giải pháp HN cho HS, tập hợp kết quả các ý kiến được thống kê theo sau :

Tên giải pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ% Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ% Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ% 1. Tổ chức các chương trình hành động. 43/121 35,5 58/121 47,9 20/121 16,5

2. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức

về ý nghĩa và tầm quan trọng của hướng nghiệp.

80/121 66,1 35/121 28,9 6/121 5,0

3. Phát triển tiềm năng nghề cho

HS. 62/121 51,2 58/121 47,9 1/121 0,9

4. Xây dựng và phát triển đội

ngũ CB, GV 37/121 30,6 73/121 60,3 11/121 9,0

5. Đầu tư xây dựng cơ sở vật

chất, trang thiết bị cho GDHN. 46/121 38,0 61/121 50,4 13/121 11,6

6. Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm GDTX, doanh nghiệp trong giảng dạy

GDHN, nghề PT.

49/121 40,5 55/121 45,4 17/121 14,0

Bảng 3.4 : Kết quả kiểm nghiệm tính khả thi của các giải pháp

Các ý kiến của GV về tính khả thi của các giải pháp đều được sự ủng hộ cao trên 90% như giải pháp 2 : Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hướng nghiệp ; giải pháp 3 : Phát triển tiềm năng nghề cho HS ; giải pháp 4 : Xây dựng và phát triển đội ngũ CB, GV , đây là các giải pháp nằm trong tầm kiểm soát của cấp trường, nhà trường có thể thực hiện được. Các giải pháp còn lại khó khả thi hơn như giải pháp 1 : Tổ chức các chương trình hành động ; giải pháp 5 : Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDHN hoặc giải pháp 6 : Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm KTTH- HN, doanh nghiệp trong giảng dạy GDHN, nghề PT. Các ý kiến cho rằng các giải pháp này thuộc tầm giải quyết của cấp Bộ, Sở và liên quan đến nhiều ban ngành khác, nếu không có những văn bản quy định mới cụ thể hơn thì các giải pháp khó thực hiện.

Tóm lại, qua tổng hợp ý kiến điều tra, người nghiên cứu nhận thấy rằng : Hầu hết các ý kiến trên phiếu điều tra đã đồng thuận với người nghiên về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp GDHN cho HS THPT trên địa bàn. Bên cạnh các giải pháp khả thi trong tầm tay của cấp trường, các giải pháp như giải pháp về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV chuyên về HN, đầu tư CSVC về GDHN cho các trường, đa số GV còn băn khoăn vì cho giải pháp này khó khả thi vì thuộc tầm giải quyết của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận :

Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác GDHN cho HSPT tại huyện Bảo Lâm, người nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động HN, tìm hiểu các văn bản chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Lâm Đồng ...về công tác HN.

Qua điều tra khảo sát, người nghiên cứu đã nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong trường THPT, đánh giá được thực trạng hoạt động HN cho HS THPT tại huyện Bảo Lâm, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động HN cho HS THPT trên địa bàn góp phần giáo dục toàn diện và chuẩn bị tiền đề cho các em lựa chọn ngành nghề phù hợp theo đúng sở trường, nguyện vọng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương trong thời gian tới.

Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như phát điều tra phỏng vấn, khảo sát và quan sát thực tế các khách thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu như HS, PHHS, GV, Ban giám hiệu, các chuyên viên, chuyên gia tham gia công tác về vấn đề này…. Người nghiên cứu thấy rằng, để nâng cao hiệu quả của công tác GDHN trong trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Lâm cần ưu tiên áp dụng đồng bộ các giải pháp sau :

1). Tổ chức các chương trình hành động

2). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hướng nghiệp cho HS.

3). Phát triển tiềm năng nghề cho HS

4). Xây dựng và phát triển đội ngũ CB, GV làm HN

5). Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDHN

6). Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm GDTX trong giảng dạy GDHN, NPT. Huy động các lực lượng khác cùng tham gia vào hoạt động HN.

Qua kiểm nghiệm các giải pháp, người nghiên cứu thấy các giải pháp phù hợp với giả định đã đưa ra, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với các giải pháp và cho rằng khả thi trong địa bàn nghiên cứu.

Với kết quả thu được, người nghiên cứu mong rằng đã đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của GDHN tại huyện Bảo Lâm nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

2. Kiến nghị :

2.1. Đối với Nhà nước và Bộ GD - ĐT :

Hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô về HN và dạy NPT cho HSPT, tạo điều kiện về các mặt để các địa phương có điều kiện thực hiện tốt công tác HN cho HS như kinh phí, chế độ, biên chế CB, GV chuyên trách, các chính sách …. cho hoạt động HN.

Xây dựng chương trình đào tạo các đội ngũ chuyên sâu về GDHN.

Nâng tầm môn học GDHN là môn học chính, bắt buộc trong chương trình THPT như những môn học khác. Tăng số tiết của môn học 1 tiết/ tuần.

2.2. Đối với Sở GD - ĐT Lâm Đồng :

Đầu tư xây dựng, cấp trang thiết bị, duy trì hoạt động tốt các trung tâm KTTH – HN, trung tâm GDTX cấp huyện được giao nhiệm vụ GDHN. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, các trường ĐH, CĐ, TCCN phối kết hợp với trường THPT để tư vấn HN cho HS.

Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo CB, GV làm công tác HN trong nhà trường. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN theo quy chế chuyên môn của Ngành.

2.3. Đối với các lực lượng xã hội và cha mẹ HS :

Quan tâm đến hoạt động GDHN trong nhà trường, nhận thức hoạt động GDHN là trách nhiệm của mọi thành viên trong XH. Từ đó cùng với nhà trường tư vấn HN cho HS, tạo điều kiện để nhà trường hoàn thành nhiệm vụ GDHN của mình.

Đối với cha mẹ HS, thường có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ và lựa chọn ngành nghề của HS, cha mẹ cùng với nhà trường cùng phối kết hợp quan tâm giáo dục, hướng dẫn và tư vấn cho HS chọn NN một cách đúng đắn hợp lý.

3. Hướng phát triển của đề tài :

Luận văn của người nghiên cứu mới chỉ giới hạn trong phạm vi HS cấp THPT ở huyện Bảo Lâm, trong khi đó, đề tài này rất rộng và còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về phạm vi các đối tượng khác trong XH vì HN không chỉ với HS mà có thể HN cho sinh viên, công nhân, hoặc NLĐ khác. Ngoài ra, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến GDHN, như người làm công tác GDHN, GDHN trong thời kỳ hội nhập quốc tế, chương trình, tài liệu HN cho từng địa phương… vẫn còn nhiều vấn đề về HN cần nghiên cứu .

Nếu các giải pháp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả HN trong trường THPT trên địa bàn nghiên cứu thì có thể nhân rộng ra các địa phương có điều kiện tương tự khác trong tỉnh như huyện Đạ Hoai, Cát Tiên, Đạ Tẻh …

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

Lý lịch cá nhân ……… i

Lời cam đoan ……… ii

Cảm tạ ……….. iii

Tóm tắt luận văn ………... iv

Mục lục ……… v

Danh mục các chữ viết tắt ………... vi

Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ ……….. vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ……… 1

2. Mục đích nghiên cứu ……… 2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ……… 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn đề tài ………. 3

5. Phương pháp nghiên cứu ……… 3

6. Những đóng góp khoa học của luận văn ……….. 4

7. Cấu trúc của luận văn ………... 4

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu về hướng nghiệp ……….. 6

1.1.1. Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở ngoài nước ………... 6

1.1.2. Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở trong nước ………... 7

1.2. Các văn bản chỉ đạo về hoạt động hướng nghiệp ……… 9

1.2.1 Các văn bản của trung ương ……… 9

1.2.2 Các văn bản của Bộ giáo dục - Đào tạo ……….. 11

1.2.3 Các văn bản của Sở GD – ĐT Lâm Đồng ……….. 11

1.3. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ……….. 12

1.3.1. Khái niệm hướng nghiệp ………. 12

1.3.2. Ý nghĩa của hướng nghiệp ……….…….. 13

1.3.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp ……….……. 14

1.3.3.1 Mục tiêu ……….. 14

1.3.3.2 Nhiệm vụ ………. 14

1.3.4. Nội dung của GDHN cấp THPT ………. 20

1.4. Nghề nghiệp ………...… 20

1.4.1. Khái niệm nghề nghiệp ……… 20

1.4.2. Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp ……… 22

1.4.3. Phân loại nghề ………... 22

1.4.5. Định hướng nghề cho học sinh ………. 28

1.5. Cơ sở khoa học của hướng nghiệp .………... 30

1.5.1. Cơ sở tâm lý học ………... 30

1.5.2. Cơ sở điều khiển học ……….. 31

1.5.3. Cơ sở giáo dục học ………... 31

1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh phổ thông (từ 16 - 18 tuổi)……….….. 31

1.6.1 Về thể chất ……….. 31

1.6.2 Về tâm lý ………. 32

Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP HỌC SINH THPT HUYỆN BẢO LÂM, LÂM ĐỒNG 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ………...……... 34

2.1.1 Đặc điểm địa lý, dân số và lao động ……… 34

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội ………... 34

2.1.3 Về Giáo dục - đào tạo ………... 35

2.2. Thực trạng hoạt động hướng nghiệp HS THPT trên địa bàn … 36 2.2.1 Thực trạng hoạt động Giáo dục hướng nghiệp ……… 36

2.2.2 Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT ………... 40

2.2.3 Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp các cấp .. ……. 41

2.3. Kết quả khảo sát hoạt động hướng nghiệp học sinh THPT ….. 42

2.3.1 Kết quả khảo sát học sinh ……….. 43

2.3.2 Kết quả khảo sát phụ huynh học sinh ……… 47

2.3.3 Kết quả khảo sát giáo viên ..………. 50

Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ………. 55

3.1.1. Phương hướng thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp ………... 55

3.1.2. Nhu cầu của học sinh ……… 56

3.1.3. Xuất phát từ thực trạng ……… 56

3.2. Những giải pháp cơ bản ……… 58

3.2.1 Tổ chức chương trình hành động ……… 58

3.2.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của HN cho HS ………. 60

3.2.3 Phát triển tiềm năng nghề cho HS ……….. 61

3.2.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ CB, GV làm HN ………... 66

3.2.5 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GDHN ... 68

3.2.6 Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm KTTH- HN, doanh nghiệp trong giảng dạy GDHN, NPT ……… 70

3.3. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp…. 73 3.3.1 Kiểm chứng tính cấp thiết ……… 74

3.3.2 Kiểm chứng tính khả thi ………... 76

1. Kết luận ………... 79

2. Kiến nghị ……… 80

3. Hướng phát triển của đề tài ……… 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)