7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3 Về Giáo dục đào tạo
* Quy mô giáo dục
Năm học 2010 - 2011, toàn huyện có 21951 HSPT, trong đó có 10728 HS tiểu học, 7615 HS THCS và 3608 HS THPT.
Toàn huyện chưa có trường đại học, cao đẳng , trung cấp chỉ có 1 Trung tâm dạy nghề mới được thành lập và chưa đi vào hoạt động. HS của huyện sau khi tốt nghiệp các cấp đều phải đi học ở nơi khác, địa bàn gần nhất có trường trung cấp nghề và trường cao đẳng là thành phố Bảo Lộc cũng cách huyện gần 20 km.
* Mạng lưới trường lớp
+ Giáo dục mầm non : Hiện nay các loại hình nhà trẻ và mẫu giáo ngoài công lập phát triển mạnh và hầu hết các xã, huy động tối đa số trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo. Năm học 2010 – 2011, có 17 trường mầm non công lập, 8 trường tư thục với 4659 HS.
+ Giáo dục tiểu học : toàn huyện có 24 trường tiểu học, các xã đều có từ 1 đến 2 trường và các phân hiệu đến tận các buôn làng, với phòng học đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học tập của HS, huy động tối đa HS đi học nhất là đối với HS đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Giáo dục THCS : Toàn huyện có 18 trường, huyện đã phổ cập giáo dục cấp THCS. Số lượng HS bỏ học qua các năm đã thuyên giảm đáng kể ở cấp học này, phần nào nói lên được nhận thức của bà con nhân dân, đa số là đồng bào dân tộc, về
việc học tập nâng cao dân trí của con em, ít nhất cũng phải tốt nghiệp lớp 9 để đi học nghề hoặc về làm nông phụ giúp gia đình.
+ Giáo dục THPT : toàn huyện có 4 trường THPT công lập và 1 Trung tâm GDTX, HS thi rớt Kỳ tuyển sinh lớp 10 để vào các trường THPT sẽ chuyển sang học hệ GDTX, tỷ lệ HS vào hệ GDTX là 70%, số còn lại học các trường ở Bảo Lộc và nơi khác.
Giáo dục THCS và THPT, tăng cường thực hiện đổi mới chương trình, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, phát huy tinh tích cực, hứng thú của HS trong học tập…Chất lượng đào tạo cuối năm chuyển biến tích cực, tỷ lệ HS đỗ tốt nghiệp các cấp cao hơn mặt bằng của tỉnh.
* Đội ngũ giáo viên
Năm 2010-2011, tổng số giáo viên toàn huyện là 1540, giáo viên THPT có 272 người đều đạt chuẩn, đội ngũ tương đối trẻ, nhiệt tình và có năng lực trong công tác chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong huyện.
2.2. Thực trạng hoạt động HN cho HS THPT trên địa bàn 2.2.1. Thực trạng hoạt động GDHN
Công tác HN trong những năm qua được thực hiện thông qua các hình thức dạy NPT, qua hoạt động lao động sản xuất, qua việc giới thiệu các ngành nghề, qua hoạt động ngoại khóa trong trường PT. Bộ GD-ĐT ban hành quy định khuyến khích HS tham gia học thi NPT lấy giấy chứng nhận NPT, sử dụng cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT cho nên số lượng HS học NPT tăng nhanh.
* Nhận thức của CBQL giáo dục, GV và nhân dân về HN
Cụm từ “ Hướng nghiệp” đã được mọi người biết đến, nhưng việc để hiểu và thực hiện vẫn còn là một vấn đề lớn. Thậm chí vẫn còn một số nhận thức chưa đúng, đủ về công tác này nên chỉ coi “ hướng nghiệp” là hình thức. GV ở trường thì chỉ chú ý đến dạy văn hóa, mọi biện pháp nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp dạy - học cũng chỉ tập trung vào các môn học văn hóa, công tác HN được cho là nhiệm vụ cá nhân của một số GV dạy nghề. Về phía PHHS và nhân dân thì HN
cho con cái theo sự nhận biết chung của họ, tâm lý chung là hướng HS tiếp tục học ĐH, CĐ nếu không đỗ thì mới đi học Trung cấp nghề.
Việc nhận thức về HN cho HSPT của CB, GV và nhân dân trong huyện còn nhiều hạn chế, làm cho công tác HN kém hiệu quả và ảnh hưởng trực tiếp đến HS. Vì vậy công tác HN chưa nhận được sự quan tâm đầu tư thỏa đáng.
* Về đội ngũ giáo viên
Theo Thông tư số 31/TT của Bộ GD-ĐT “Giáo viên làm công tác hướng
nghiệp gồm giáo viên dạy kỹ thuật, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn”.
Thực tế, về trình độ của các GV không đồng đều. Nhìn chung, các GV tham gia HN đều chưa hiểu biết đầy đủ về công tác HN, các kiến thức liên quan đến HN để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Số tiết dành cho HN trong 1 năm học là 9 tiết, do đó GV thường tập trung sinh hoạt HN cho HS 2 buổi/ năm tương đương với số tiết trên. Thời gian tổ chức không cố định và cũng không nằm trong kế hoạch chung của trường, ngoại trừ kế hoạch Tư vấn - HN trước khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ cho khối 12, thời lượng cũng chỉ 1 buổi thậm chí có trường bỏ qua công tác này do số lượng HS quá ít và địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, tư vấn HN trong thời điểm này chỉ tập trung vào các ngành, khối thi mà trường ĐH, CĐ đào tạo. Do đó, đa số HS cho rằng HN chính là hướng dẫn chọn ngành, chọn trường để thi sao cho chắc chắn đậu.
Quản lý HN trong nhà trường còn lỏng lẻo, phó mặc cho GVCN. Đa số GVCN đảm nhiệm HN thường chỉ dừng lại ở việc so sánh năng lực học tập ở các môn văn hóa với yêu cầu nghề, hoặc khuyên HS học tốt các môn văn hóa để học các nghề mà HS có dự định học. GV chưa chỉ cho HS thấy được nghề đó có ĐTLĐ thế nào? Yêu cầu phải có năng lực phẩm chất gì? Đòi hỏi sức khỏe ra sao? Công cụ lao động là gì ?...
* Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động GDHN
Những năm gần đây, ngân sách chi cho GD đã tăng đáng kể. Song, sự đầu tư chủ yếu giành cho GD phổ thông nói chung, HN vẫn chưa được đầu tư. Các trường
chưa có phòng Tư vấn HN, phần mềm trắc nghiệm HN, các thiết bị kiểm tra sức khỏe như máy đo huyết áp, cân đo….
Riêng CSVC phục vụ cho dạy NPT được đầu tư cho Trung tâm GDTX được giao nhiệm vụ dạy NPT- đã được quan tâm, Trung tâm có phòng học Tin học, Nấu ăn, Cắt may. Thực tế, Trung tâm chỉ đào tạo một số nghề nhất định và phụ thuộc hoàn toàn vào việc huy động HS học NPT của các trường PT chuyển sang. Thông thường theo kế hoạch hoạt động chung của các trường THPT, sau khi bố trí hết thời khóa biểu cho các buổi học như Thể dục, Quốc phòng, phụ đạo … buổi trống còn lại mới cho học NPT ; Theo điều kiện cơ sở vật chất ở trường như phòng máy vi tính … thì nhà trường tự tổ chức dạy Nghề Tin học cho HS và thậm chí bắt hoàn toàn 100% HS phải học Tin học, việc dạy NPT cho HS góp phần tăng tỷ lệ tốt nghiệp cho trường.
Việc HN - dạy NPT còn nhiều bất cập, về CSVC ở Trung tâm đầy đủ để dạy, nhưng lại không có HS ; còn các trường CSVC không có nhưng lại giữ HS lại để dạy. Từ đó, HS bị ép phải học những nghề mà bản thân không yêu thích, không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao và hiệu quả HN- NPT không đúng mục đích đề ra. Hiện nay đã có quy định bắt buộc HS các trường ở gần Trung tâm phải đăng ký học NPT tại Trung tâm GDTX, các trường vùng xa khi dạy NPT phải có văn bản báo cáo Sở GD-ĐT và được Sở phê duyệt, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời khi HS được tự do đăng ký học các nghề có ở Trung tâm, điều đó vẫn chưa đủ để tăng hiệu quả GDHN cho HS.
Tuy nhiên, công tác dạy NPT cấp THPT ổn định về quy mô số lượng và chất lượng. Chủ yếu là các nghề Tin học, Điện dân dụng, Nấu ăn và Làm vườn. Cụ thể số liệu trong 3 năm gần đây ở Bảng 2.1. Tỷ lệ huy động HS học NPT luôn ở mức cao với xu hướng dần đến việc huy động 100% HS tham gia học NPT, tỷ lệ thi tốt nghiệp nghề rất cao. Được thống kê trong Bảng 2.1.
* Chương trình tài liệu phục vụ GDHN
HN trong các trường tuy đã được đầu tư, quan tâm nhiều nhưng chương trình sinh hoạt HN ở các trường không được thường xuyên, nghèo nàn về nội dung và
hình thức hoạt động. Đối với HS THPT hoạt động sinh hoạt HN thực hiện thông qua nội dung môn Công nghệ và mỗi tháng có 1 tiết giáo dục HN. Ngoài ra, qua các môn học khác, các buổi sinh hoạt tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có lồng ghép nội dung HN. Năm học Tổng số HS Số HS học NPT Số HS thi đạt Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2008 - 2009 1897 1826 96,3 1765 96,8 2009 - 2010 1189 1168 98,2 1161 99,4 2010 - 2011 1075 1056 98,2 1050 99,4
Bảng 2.1 : Thống kê học sinh tham gia học NPT
(Nguồn : Báo cáo Tổng hợp số liệu Nghề Phổ thông , Trung tâm GDTX Bảo Lâm, tháng 2 năm 2011)
Tóm lại, các trường đều tổ chức tư vấn HN cho HS, CB và GV đều nhận thức rõ bản chất, mục đích, vai trò của công tác này. Tuy nhiên, vẫn chưa đầy đủ và không đồng đều. Trong quá trình tư vấn, nhà trường mới chỉ giới thiệu cho HS về thế giới NN như các loại nghề, nhóm nghề thông dụng có ở địa phương và hệ thống trường đào tạo cấp địa phương, trung ương. Các trường mới thực hiện được một phần nhiệm vụ tư vấn nghề trong trường PT mà thôi. Trong tất cả các trường đều không có GV chuyên trách làm công tác tư vấn HN, chủ yếu HN được giao cho GVCN và GV môn Công nghệ, hầu hết tư vấn dựa trên vốn kinh nghiệm và dựa trên cảm tính nên hiệu quả chưa cao.
Nhận thức của HS về nghề còn phiến diện, nông cạn, mới nhận thức bề ngoài của nghề. Trong khi lựa chọn ngành nghề, HS chịu nhiều tác động từ phía gia đình, bạn bè mà ảnh hưởng từ nhà trường không nhiều. Từ đó, chứng tỏ công tác HN, tư vấn nghề trong nhà trường có thực hiện nhưng chưa hiệu quả, không thu hút được sự quan tâm của HS, không tác động mạnh đến HS trong lựa chọn ngành nghề để học.
2.2.2. Xu hướng chọn nghề của học sinh THPT
Sự mất cân đối trong cơ cấu chọn nghề hiện nay, HS chỉ lao vào học kế toán, kinh tế, ít chọn nghề nông nghiệp. Thống kê Sở GD - ĐT Lâm Đồng cho biết, cơ cấu đào tạo giữa các nhóm ngành nghề trong các trường TCCN và dạy nghề đang bị lệch : dịch vụ chiếm đến 63%, trong khi nông nghiệp chưa đến 10%. Sự mất cân bằng này hoàn toàn không phù hợp với một tỉnh miền núi Tây Nguyên như Lâm Đồng vốn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Riêng huyện Bảo Lâm, cơ cấu kinh tế được xác định từ năm 2015 là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông lâm nghiệp, hiện nay sự mất cân đối giữa việc chọn nghề của HS cũng đáng báo động, theo số liệu thống kê của Huyện trong những năm gần đây, HS đăng ký học ngành dịch vụ tăng cao hơn ngành nông - lâm nghiệp, các ngành khối công nghiệp có rất ít HS đăng ký.
Các nhóm ngành nghề Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ% Tỷ lệ% Tỷ lệ% Tỷ lệ%
Sư phạm 16,0 11,5 8,9 9,6
Tài chính, kinh tế 16.5 17,6 13,7 14,7
Khoa học xã hội 7,2 7,9 9,0 7,4
Khoa học tự nhiên 7,8 9,0 5,7 6,8
Kỹ thuật công nghiệp 12,0 10,4 16,1 15,7
Công nghệ thông tin 4,5 6,0 8,4 6,3
Nông lâm 11,4 16,0 12,4 13,8
Y tế 9,6 5,6 8,2 6,6
Giao thông vận tải 5,0 8,2 10,5 9,3
Lĩnh vực khác 10,0 7,8 7,1 9,8
Bảng 2.2 : Thống kê tỷ lệ nhóm ngành nghề HS Bảo Lâm đăng ký dự thiĐH,CĐ
từ năm 2007 đến 2010
(Nguồn : tổng hợp Báo cáoThống kê tuyển sinh ĐH,CĐ, các trường THPT huyện Bảo Lâm từ năm 2007, 2008, 2009, 2010)
2.2.3. Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp các cấp trên địa bàn
Nghị quyết 17 NQ/TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đào tạo nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, định hướng đến 2020 đã chỉ rõ: Tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 45-50%. Cần có sự thay đổi căn bản và toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức. Để đạt được mục tiêu nguồn nhân lực này, theo Sở GD - ĐT Lâm Đồng, cần phát triển TCCN và dạy nghề trên địa bàn tỉnh trong cả 3 mặt: qui mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo, đặc biệt là việc phân luồng HS.
Mỗi năm, Bảo Lâm có khoảng 1800 HS tốt nghiệp THCS, gần 1200 HS dự thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT. Trên cơ sở này, huyện dự kiến phân luồng HS như sau: Sau tốt nghiệp THCS sẽ có 80% trong số trên, 1440 HS, tiếp tục vào học các trường phổ thông, 20% còn lại, 360 HS, vào hệ GDTX và giáo dục nghề. Sau tốt nghiệp THPT có 40%, 480 HS, vào học ĐH, CĐ số còn lại 60% , 720 HS, vào giáo dục nghề trong đó có 300 HS vào TCCN và 420 vào đào tạo nghề hoặc đi vào lao động sản xuất. Năm học Số HS tốt nghiệp THPT Số HS đỗ ĐH, CĐ Số HS học TC, nghề Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2007 - 2008 1134 358 31,6 467 41,2 2008 - 2009 1109 340 30,7 356 32,1 2009 - 2010 1058 298 28,2 554 52,4 Bảng 2.3 : Thống kê HS tốt nghiệp THPT học ĐH, CĐ, TCCN, học nghề ở Bảo Lâm từ năm 2007 đến 2010
(Nguồn : Thống kê tỷ lệ ngành nghề lao động, Phòng LĐTB & XH huyện Bảo Lâm tháng 8 năm 2010)
Theo Thống kê của Phòng LĐTB & XH Bảo Lâm, trong giai đoạn 2007 – 2010, số HS học ĐH, CĐ, TCCN, học nghề đạt khoảng 60 – 80% số HS tốt nghiệp
THPT, số HS thi hỏng, không học TCCN chờ sang năm thi lại hoặc tham gia vào lao động sản xuất ở địa phương mà không tham gia lớp đào tạo nghề. Theo số liệu thống kê sau :
Năm học Số HS tốt nghiệp THPT
Số HS đi vào lao động sản xuất Ghi chú Số lượng Tỷ lệ% 2007 - 2008 1134 118 10,4 2008 - 2009 1109 312 28,2 2009 - 2010 1058 153 14,5 TỔNG SỐ : 1134 227 20,1
Bảng 2.4: Thống kê HS đi vào lao động sản xuất ở Bảo Lâm
từ năm 2007 đến 2010
(Nguồn tổng hợp từ : Thống kê tỷ lệ ngành nghề lao động, Phòng LĐTB & XH Bảo Lâm, năm 2010)
Tuy nhiên, công tác phân luồng như thế hiện nay vẫn chưa có giải pháp rõ ràng. Việc HN cho HS chưa được quan tâm đúng mức từ các cấp quản lý, các thầy cô giáo, đến các HS trong trường học. Nội dung chương trình học HN để phân luồng HS là chương trình phụ, môn học phụ ; việc phân bổ số tiết /năm chưa đủ để HS hiểu về nghề cho HS định hướng sau này. Ngay cả đội ngũ GV dạy HN cho HS trong trường PT hiện nay cũng chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn để đủ sức thuyết phục các em định hướng NN. Cộng vào đó, tâm lý XH còn nặng bằng cấp, nên con đường chọn học TCCN, nghề chưa được quan tâm đúng mức.
2.3. Kết quả khảo sát hoạt động HN cho học sinh THPT ở huyện Bảo Lâm
Bằng cách phát các Phiếu điều tra có sẵn các thông tin cần tìm hiểu cho các đối tượng như HS, PHHS, GV, CBQL trong các trường THPT trên địa bàn, người nghiên cứu thu được các kết quả sau :
2.3.1. Đối với khảo sát đối tượng học sinh
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 550 HS tại các trường : THPT Bảo Lâm, THPT