7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Xuất phát từ thực trạng
Hiệu quả của công tác GDHN trong nhà trường không cao như hiện nay là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên khi khảo sát địa bàn thì người nghiên cứu thấy nổi lên những nguyên nhân chính như sau :
Một là, nhận thức của các cấp Quản lý giáo dục, GV, PHHS, HS và các tầng lớp khác trong XH chưa đúng, chưa đủ tầm với yêu cầu của công tác này. Do công tác tuyên truyền hiện nay chưa đồng bộ, việc ứng dụng các phương tiện để truyền
thông còn hạn chế và nhiều bất cập, nội dung tuyên truyền chưa phong phú để thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp trong xã hội. Thực tế, phương tiện truyền thông là đài truyền hình địa phương, đài phát thanh ở các xã lịch phát sóng ít lại không thường xuyên, việc tuyên truyền về hoạt động GDHN nói chung trên địa bàn chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin cho nhân dân. Rất cần có những biện pháp tuyên truyền để thay đổi một nhận thức trong toàn xã hội đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư về lâu dài và phải phù hợp.
Hai là, Đội ngũ CB, GV còn thiếu và yếu so với nhu cầu. Qua khảo sát đội ngũ GV trực tiếp là công tác HN ở các trường THPT, tỷ lệ GV được đào tạo, tập huấn bài bản về công tác HN rất thấp chưa đạt được 20% , ngay tại trung tâm GDTX là nơi được giao nhiệm vụ GDHN trên địa bàn, tỷ lệ GV dạy nghề - HN cũng chỉ có 1/ 4 GV (tỷ lệ 25%) được bồi dưỡng HN. Hằng năm, GV giảng dạy văn hóa trong trường PT đều được học tập hoặc bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nhưng với các GV làm công tác HN không được bồi dưỡng cập nhật thông tin. Như vậy, có thể thấy người làm công tác HN lại không được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ HN nên hiệu quả thấp là điều không thể tránh khỏi như hiện nay.
Ba là, việc hoàn thiện chính sách, nội dung, chương trình, CSVC của hoạt động này chưa đổi mới và đáp ứng được yêu cầu. Số tiết quy định HN trong chương là chưa phù hợp, ít so với nhu cầu, 1 năm học là 9 tiết quy ra thành 1 tháng 1 tiết GDHN, số tiết ít dẫn đến GV khó tổ chức HN được thường xuyên và đầy đủ. Việc các tiết GDHN còn nằm trong giáo án là điều dễ xảy ra nếu không có sự theo dõi giám sát của ban giám hiệu nhà trường.
Bốn là, chưa có sự phối kết hợp giữa trường học và trung tâm GDTX, các trường ĐH, CĐ, TCCN trong việc tư vấn HN cho HS. Hiện nay, việc GDHN thuộc về trường THPT, trường THPT hoàn toàn quyết định số phận của GDHN, trung tâm GDTX làm nhiệm vụ HN có GV chuyên về dạy nghề - HN nhưng không có cơ hội tham gia vào hoạt động đó trong trường PT. Các trường và trung tâm GDTX chỉ phối kết hợp khi Sở GD -ĐT tổ chức thi nghề trên toàn tỉnh. Việc phối hợp với các
trường ĐH, CĐ, TCCN trong tư vấn tuyển sinh cũng ít được thực hiện vì các trường nằm xa khu trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn. Do đó, cũng cần có những chế tài quy định rõ cho các trường THPT, trung tâm GDTX, các trường ĐH, CĐ, TCCN, các trường dạy nghề trong việc phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ này.
Từ các nguyên nhân chính trên, người nghiên cứu đề xuất giải pháp HN cho HS THPT của huyện để hoạt động này có hiệu quả hơn, góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương trong thời gian tới.