Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2Tình hình kinh tế xã hội

Huyện Bảo Lâm được thành lập theo Quyết định số 65/QĐ-CP ngày 11-7- 1994 của Chính phủ, từ huyện Bảo Lộc được chia ra thành 2 đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.

Với đặc điểm tự nhiên và vị trí địa lý thì huyện Bảo Lâm có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển kinh tế XH với tốc độ cao của tỉnh Lâm Đồng. Huyện có vị trí địa lý thuận lợi là nằm trong khu vực trung tâm phát triển công nghiệp, có vị trí và vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH của tỉnh và đặc biệt là ngành công nghiệp nặng. Qua hơn 14 năm thành lập, huyện đã đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - XH và được công nhận là 1 trong 4 địa phương có tiềm năng phát triển nhất của tỉnh Lâm Đồng. Huyện là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu nhất tỉnh, chiếm 10% tổng giá trị tài nguyên khoáng sản của vùng Đông Nam Bộ, trong đó thì nguồn tài nguyên Bauxit chiếm tỷ lệ lớn nhất. Hiện tại

tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy Alumin phục vụ công nghiệp khai thác Bauxit với trữ lượng 630 ngàn tấn / năm.

Cơ cấu kinh tế của huyện là Nông Lâm nghiệp - Công nghiêp - Dịch vụ, đến năm 2015 cơ cấu kinh tế được xác định là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông lâm nghiệp. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của huyện là cây chè, cà phê là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của tỉnh, diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn huyện là 53.000 ha. Ngoài ra huyện còn có mỏ Bauxit Nhôm với trữ lượng lớn là điều kiện tốt cho việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của địa phương.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN BẢO LÂM TỈNH LÂM ĐỒNG (Trang 35)