7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1 Tổ chức chương trình hành động
3.2.1.1. Bổ sung và ban hành những văn bản để đưa hoạt động GDHN đáp ứng yêu cầu mới của XH.
Sở GD - ĐT Lâm Đồng cần ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm có hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ GDHN cho HS. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt HN ở các trường và đánh giá vào thi đua của trường. Như vậy, cần có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ cấp Sở ngay từ đầu năm học, các trường xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể báo cáo Sở vào đầu mỗi năm học, cuối năm cần có báo cáo tổng kết đánh giá cụ thể hoạt động có đề xuất, kiến nghị, nêu được những khó khăn, thuận lợi ….Dựa vào đó Sở GD-ĐT có đánh giá thi đua chung cho các trường.
Cải cách các chính sách phát triển về mở rộng các trường, trung tâm dạy nghề, có chính sách phân luồng HS và xây dựng các chính sách liên kết khối trường THPT với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn để cùng tham gia tư vấn HN cho HS. Hiện nay chưa có một chế tài cụ thể nào về kinh phí, chi phí, phụ cấp cho GV để GDHN ; việc khối trường THPT phối kết hợp với các thành phần khác trong xã hội để HN cho HS, các trường thường đều nhận thức rõ được điều đó, tuy nhiên không phải cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng phối hợp với nhà trường, một mặt do chưa nhận thức được hoặc sợ tốn kém chi phí…Trong trường hợp này, cần có cơ chế tài chính để hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động HN cho HS.
3.2.1.2. Tổ chức các Hội nghị hàng năm về GDHN cho CB, GV và PHHS.
Sở GD-ĐT chủ động mở các Hội nghị về hoạt động GDHN, có tổng kết, đánh giá, khen thưởng các trường thực hiện tốt, rút kinh nghiệm cho những năm sau. Thành phần tham dự Hội nghị gồm đại diện các ban ngành trong tỉnh, đặc biệt các đơn vị cộng tác phối hợp trong GDHN, dạy nghề là các trường ĐH, CĐ, trường dạy nghề, các doanh nghiệp và PHHS.
Như vậy, các trường cũng cần tổ chức các Hội nghị về HN cho HS và PHHS tại trường cho tất cả các khối lớp, triển khai kế hoạch hoạt động HN cho các tổ, khối chuyên môn, đến các CB, GV, CNV trong toàn trường biết và thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá để hoạt động được tốt hơn.
3.2.1.3. Xây dựng những nguồn thông tin về những ngành nghề mũi nhọn
của tỉnh, địa phươngđể cung cấp cho HS và PHHS.
Cùng với Sở LĐTB & XH Lâm Đồng, Phòng LĐTB & XH Bảo Lâm xây dựng các tài liệu về ngành nghề ở địa phương cũng như toàn tỉnh, bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để thông tin đến với HS, phụ huynh và các đối tượng khác.
Nhà trường THPT cần đầu tư, bổ sung thêm nguồn tài liệu, phương tiện truyền thông, sách báo về NN, thế giới NN. Bổ sung trang bị máy tính nối mạng internet để tạo điều kiện cho GV và HS tiếp xúc với thông tin NN.
3.2.1.4. Tiếp tục đầu tư và phát triển Trung tâm GDTX huyện được giao
nhiệm vụ KTTH - HN - dạy nghề
Điều 2 và 3 quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH - HN có ghi "Trung tâm KTTH - HN là đơn vị giáo dục thuộc bậc phổ thông trung học trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các Sở Giáo dục và Đào tạo" Trung tâm KTTH - HN thực hiện chức năng : giáo dục kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề và lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất. Trên cơ sở các chức năng và nhiệm vụ nêu trên, chúng ta thấy trung tâm KTTH-HN có nhiều ưu thế trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình bởi chính những đặc điểm cơ bản.
Trung tâm GDTX của huyện được giao nhiệm vụ KTTH - HN - dạy nghề đã được được đầu tư về quy mô, tuy nhiên trung tâm này chưa hoạt động GDHN hiệu quả, Trung tâm mới chỉ là nơi dạy NPT mà chưa thật sự là nơi tư vấn HN cho HS. Cơ sở vật chất cần được đầu tư thỏa đáng để có thể đa dạng các nghề đào tạo ở Trung tâm, xây dựng phòng Tư vấn HN, trang bị đầy đủ các tài liệu, thiết bị dụng cụ cho tư vấn HN, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV chuyên về HN đáp ứng được cho HS các trường trên toàn huyện.