Tương quan giữa mức độ sử dụng Internet và 8 hội chứng sức khỏe tâm

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 64)

của học sinh THCS

Nhƣ chúng tôi đã khẳng định, tìm hiểu về mối tƣơng quan giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần là mục tiêu chính trong đề tài của chúng tôi. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần chung, chúng tôi tiêp tục phân tích để tìm xem mức độ đó có mối liên hệ nhƣ thế nào với các vấn đề sức khỏe tâm thần cụ thể. Kết quả thể hiện trong bảng dƣới đây:

Tổng điểm IAT Lo âu, trầm cảm R .332** P .000 N 278 Thu mình R .297** P .000 N 278 Vấn đề tâm thể R .197** P .001 N 278

65 Vấn đề xã hội R .248** P .000 N 278 Vấn đề chú ý R .272** P .000 N 278 Vấn đề tƣ duy R .321** P .000 N 278 Hành vi sai phạm R .147* P .014 N 278 Hành vi xâm khích R .430** P .000 N 278 **. Tƣơng quan mức 0.01. **. Tƣơng quan mức 0.05.

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức độ sử dụng Internet không chỉ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tổng điểm chung mà cũng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tất cả 8 hội chứng theo thang YSR của Anchebach. Trong đó:

Với R = 0.43 cho thấy giữa mức độ sử dụng Internet và hành vi xâm khích của học sinh THCS có mối tƣơng quan chặt chẽ nhất. Ngƣởi sử dụng Internet ở mức độ càng cao thì càng có xu hƣớng căng thẳng, có hành vi gân hấn với ngƣời xung quanh. Điều này có thể lý giải do lứa tuổi THCS là lứa tuổi các em đang trong giai đoạn phát triển, những nét nhân cách của các em chƣa định hình rõ nét, dễ thay đổi. Ở giai đoạn tuổi này nhu cầu khám phá, tự khẳng định bản thân của các em rất lớn nhƣng khả năng tự kiềm chế, khả năng làm chủ những hành động

66

của mình lại chƣa cao. Hơn nữa, các em cũng chƣa có khả năng phân biệt đƣợc đúng, sai, ƣu điểm, nhƣợc điểm của tất cả các hoạt động mà mình đang tiến hành. Vì vậy, khi tiếp xúc với Internet đặc biệt là các ứng dụng mới lạ nhƣ Game online thì các em rất dễ bị hấp dẫn, cuồn hút và sẵn sàng dành nhiều thời gian cho những hoạt động này. Thực tế cho thấy phần lớn những game online hiện nay đều là game bạo lực, trong đó các em đƣợc đóng vai là các nhân vật trong game ảo mà nhƣ thật, thật mà nhƣ ảo để thực hiện các hành động vì vậy việc dễ dàng bị ảnh hƣởng, sẵn sàng thể hiện những hành vi gây hấn là điều dễ hiểu.

Kết quả mà chúng tôi tìm thấy tƣơng đồng với nghiên cừu của một số tác giả đi trƣớc nhƣ Yen và cs (2007) tại Đài Loan; Chil Hung Ko và cs (2009) đã cho thấy hai yếu tố sử dụng Internet và Hành vi xâm khích có mối quan hệ với nhau. Chúng tôi cũng đồng ý với tác giả Chil Hung Ko và cs là cần có chƣơn trình phòng ngừa hành vi gây hấn ở thanh thiếu niên và chƣơng trình này chú ý tới ngƣời sử dụng ở mức độ cao. Sự can thiệp để phòng ngừa sự tác động của mức độ sử dụng Internet đến hành vi xâm khích nên đƣợc thiết lập ở thanh thiếu niên.

Tiếp theo, với R = 0.332 cho thấy mối tƣơng quan thuận có ý nghĩa giữa mức độ sử dụng Internet và Lo âu, trầm cảm ở học sinh THCS là mức độ trung bình. Điều đó có nghĩa nếu nhƣ học sinh các em sử dụng Internet ở mức độ càng cao thì vấn đề lo âu, trầm cảm của các em cũng sẽ tăng. Nếu nhƣ trƣớc đây vấn đề lo âu, trầm cảm thƣờng đƣợc nhắc đến ở ngƣời lớn bởi họ có nhiều mối bận tâm, lo lắng, áp lực trong cuộc sống nhƣng kết quả này phần nào cho thấy một thực tế là độ tuổi có vấn đề lo âu, trầm cảm đã và đanh giảm xuống, bất cứ đối tƣợng nào cũng có thể mắc vấn đề này.

Mục đích của đề tài nghiên cứu của chúng tôi là đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong đó có mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và lo âu, trầm cảm. Chúng tôi không giải thích đƣợc mức độ sử dụng Internet là nguyên nhân làm lo âu, trầm cảm ở học sinh THCS tăng cao hay lo âu, trầm cảm làm mức độ sử dụng Internet tăng cao nhƣng đặt gia giả thuyết về một số nguyên nhân khiến cho hai yếu tố này có mối tƣơng quan thuận với nhau:

67

- Thực tế, học sinh THCS hiện nay đã phải đang đối diện với rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày: bạo lực học đƣờng, vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, bố mẹ, áp lực học tập cùng với những kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô, xã hội đối với các em vv. Trong khi đó lứa tuổi THCS là giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển nhân cách, trải nghiệm cuộc sống chƣa nhiều, năng lực giải quyết vấn đề của các em vẫn còn rất hạn chế nên trƣớc áp lực nhiều mặt của cuộc sống dễ gây cho các em lo âu, trầm cảm.

- Mặt khác, có thể học sinh không có vấn đề lo âu, trầm cảm từ trƣớc nhƣng khi tiếp xúc với Internet các em bị hấp dẫn bởi những ứng dụng của Internet: game online, trò chuyện trực tuyến, mạng xã hội… hấp dẫn đến mức các em ngày càng dành nhiều thời gian cho hoạt động này. Tuy nhiên, Internet không hoàn toàn hấp dẫn mà trên đó cũng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ liên quan đến an toàn mạng nhƣ: bắt nạt trên mạng, quấy rối, gạ gẫm tình dục trên mạng, tự phơi bày những hình ảnh không phù hợp, những nội dung bạo lực trên mạng…Việc càng dành nhiều thời gian cho Internet có nghĩa các em càng dần rút lui khỏi các mối quan hệ có ý nghĩa trong cuộc sống thực, gia tăng mức độ cách ly xã hội, có thể gặp những tình huống rủi ro do việc sử dụng Internet không phù hợp mang lại và sau một thời gian sử dụng Internet quá mức có thể dẫn đến hoặc gia tăng trầm cảm hơn.

Việc so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác luôn là điều cần thiết trong khoa học. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề lo âu, trầm cảm của chúng tôi có những nét tƣơng đồng với nghiên cứu của Young, (2004); Ju – Ju Yen và cs, (2007); Young Sik Lê và cs, (2008); A.Aykut Ceyhan và cs, (2008); A.Aykut Cey han và cs, (2009) khi cho rằng có sự gia tăng giữa mức độ trầm cảm và sử dụng Internet ở mức độ cao và ngƣợc lại.

Mối quan hệ cũng rất đáng quan tâm nữa là giữa mức độ sử dụng Internet và vấn đề tƣ duy của học sinh. Với R = 0.321 cho thấy hai yếu tố này cũng có mối tƣơng quan thuận ở mức độ trung bình. Nếu nhƣ mức độ sử dụng Internet của học sinh càng tăng lên thì các em càng gặp nhiều những vấn đề liên quan đến tƣ duy. Điều này cũng dễ hiểu bởi nghiên cứu của chúng tôi chọn mẫu dựa trên

68

trƣờng học – nơi với những hoạt động về học tập, hoạt động có yêu cầu tƣ duy rất cao, đồng thời cũng rất dễ đánh giá nếu nhƣ các em gặp phải khó khăn này. Giữa Internet và các hoạt động học tập, hoạt động trong cuộc sống thực đều yêu cầu tƣ duy nhƣng sự yêu cầu hoàn toàn khác nhau. Với mạng Internet thì những chƣơng trình đƣợc lập trình nên việc tƣ duy đôi khi theo một quy luật còn với hoạt động học tập, trong cuộc sống đòi hỏi tƣ duy của con ngƣời năng động, linh hoạt hơn rất nhiều nên nếu sử dụng Internet quá nhiều, hình thành thói quen tƣ duy nhƣ vậy khi vào cuộc sống thực sẽ không còn phù hợp, đặc biệt với học sinh thì đó là hoạt động học tập. Nhƣ trong cơ sở lý luận đã trình bày có một khảo sát tại Đại học Texas tại Austin đối với 531 sinh viên cho thấy có 14% sử dụng Internet ở mức độ cao và những sinh viên này đều có học lực yếu và khó khăn trong học tập .

Một mối quan hệ nữa chúng tôi nhận thấy cũng rất đáng lƣu ý trong nghiên cứu của mình là mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và Thu mình (R= 2.97). Nhƣ chúng tôi và có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc dành thời gian quá nhiều cho Internet thì đồng nghĩa với việc dần rút lui khỏi mối quan hệ xã hội thực để đi vào thế giới ảo, với nhiều quan hệ ảo trên mạng. Nếu nhƣ trong các mối quan hệ của cuộc sống thực các em đôi khi phải kiềm chế rất nhiều những mong muốn, cảm xúc của mình nhƣng khi đến với thế giới ảo các em đƣợc thoải mái thể hiện đƣợc mong muốn cảm xúc của mình, thoải mái thể hiện bản thân mình nhƣ một cách phóng chiếu cái tôi. Các em sẵn sàng từ chối các mối quan hệ trong cuộc sống thực dù đó là mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hay thậm chí là bố mẹ để có thời gian một mình với máy vi tính, chăm sóc các mối quan hệ trên mạng. Điều đó đồng nghĩa với việc các em đã tự tách mình ra khỏi cuộc sống xã hội để sống với thế giới ảo do mình xây dựng trên Internet.

Chúng tôi cho rằng đây là kết quả rất đáng lƣu ý bởi lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi đang hình thành, định hình về mặt nhât cách, định hƣớng giá trị cuộc sống và việc dành thời gian quá nhiều cho Internet sẽ khiến các em tự cô lập bản thân với thể giới cuộc sống thực bên ngoài, nơi mà cho các em những kiến thức, trải nghiệm thực tế để hình thành và phát triển những nhận thức, những nét

69

nhân cách phù hợp với yêu cầu của cuộc sống của xã hội; giúp các em có những định hƣớng giá trị, những mục tiêu, lý tƣởng sống thực tế. Trong khi đó Internet không thể cho các em những điều này thậm chí còn làm thay đổi nhận thức của các em về giá trị sống trong đời sống thực.

Ngoài những mối quan hệ giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần kể trên, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy mức độ sử dụng Internet cũng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với Vấn đề tâm thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề chú ỳ và Hành vi sai phạm. Trong đó vấn đề về cơ thể là dễ phát hiện nhất: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngƣời sử dụng Internet ở mức độ cao thƣờng kéo dài nhiều giờ ngồi trƣớc máy vi tính, vì vậy, mắt thƣờng bị khô và nhức, bên cạnh đó tình trạng đau lƣng và nguy cơ tăng cao của các bệnh về cột sống cũng cần đƣợc xem xét. Ngƣời sử dụng Internet thƣờng phải sử dụng cổ tay để điều khiển bàn phím và chuột… với cƣờng độ cao. Chính vì vậy, các khớp tay họ thƣờng bị đau nhức mà nhiều bác sỹ gọi là hội chứng đƣờng ống cổ tay. Nhƣ vậy, không thể phủ nhận những hữu dụng mà Internet mang lại đối với hoạt động làm việc, học tập... Nhƣng khi ngƣời sử dụng internet cuốn hút đến mức ảnh hƣởng đến cuộc sống, công việc, học hành... thì thực sự là vấn đề đáng báo động cần đƣợc quan tâm, xem xét đề xuất hƣớng giải quyết.

Với học sinh THCS các em đang trong giai đoạn phát triển, những nét nhân cách của các em chƣa định hình rõ nét, dễ thay đổi. Ở giai đoạn tuổi này nhu cầu khám phá, tự khẳng định bản thân của các em rất lớn nhƣng khả năng tự kiềm chế, khả năng làm chủ những hành động của mình lại chƣa cao. Hơn nữa, các em cũng chƣa có khả năng phân biệt đƣợc đúng sai, ƣu điểm, nhƣợc điểm của tất cả các hoạt động mà mình đang tiến hành. Vì vậy, khi tiếp xúc với những hoạt động mới lạ, hấp dẫn của Internet, các em rất dễ tiếp nhận, bị cuốn hút, sẵn sàng dành nhiều thời gian cho những hoạt động này và điều đó có thể ảnh hƣởng đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần của các em. Nếu nhƣ vấn đề này sớm đƣợc nghiên cứu, phát hiện sẽ góp phần trong việc đƣa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa giúp các em tránh rơi vào tình trạng sử dụng Internet quá mức. Đồng thời,

70

trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp giải quyết tình trạng sử dụng internet nếu nhƣ các em sử dụng quá nhiều.

Và đôi khi những hội chứng này bị hiểu nhầm sang những vấn đề của hội chứng khác. Bên cạnh đó cũng cần lƣu ý đến vấn đề xã hội bởi thực tế cho thấy trong những năm gần đây với sự xuất hiện, mở rộng của Internet thì cũng có hàng loạt các vấn đề xã hội xuất hiện: Bạo lực học đƣờng, hành vi phạm pháp của thanh thiếu niên; sự bất đồng trong các mối quan hệ gia đình, xã hội… Và rất cần những biện pháp tác động phù hợp

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)