Điểm số trung bình của thang đo YSR

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 53)

Để đánh giá về thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS chúng tôi sử dụng bảng hỏi chuẩn hóa YSR của Anchebach. Bảng hỏi này gồm 112 Item, mỗi Item là một hành vi hoặc biểu hiện có vấn đề ở trẻ. Mỗi một Item đƣợc cho điểm từ 0 đến 2, tƣơng ứng với mức độ tăng dần về tần suất xuất hiện của hành vi. Điểm tổng của toàn bộ thang đo sẽ cho ra một biến số, chúng tôi gọi là tổng điểm thô. Dƣới đây là phân phối điểm tổng thô của thang đo:

54

Bảng 3.5: Giá trị trung bình của tổng thang đo

Số trƣờng hợp Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 278 2 121 39 20

Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy có 278 học sinh đƣợc tính điểm tổng thang đo. Tổng điểm của thang đo YSR dao động từ 2 đến 121 điểm, có giá trị trung bình bằng 39 điểm và độ lệch chuẩn là 20 điểm. Biểu đồ cho thấy hàm phân phối tổng điểm của thang đo YSR có hình chuông, điều đó có nghĩa đây là một hàm phân phối chuẩn. Điều này nói lên tính khách quan của số liệu và kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

Để phân tích sâu hơn nữa kết quả nghiên của của đề tài chúng tôi tiến hành so sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc:

Điểm trung bình của thang đo YSR trên 24 quốc gia khác đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

1 Đức 9 Đan Mạch 17 Ethiopia

2 Phần Lan 10 Puerto Rico 18 Iran

3 Na Uy 11 Ba Lan 19 Thụy Sĩ

4 Ai xơ len 12 Úc 20 Jamaica

5 Israel 13 Mỹ 21 Hong Kong

6 Thụy Điển 14 Nhật 22 Lithuania

55

8 Hà Lan 16 Romani 24 Hy Lạp

Biểu đồ 3.2: Tổng điểm thô trắc nghiệm YSR trên 24 quốc gia (trích bảng số liệu của từ nghiên cứu của Rescorla, [35]

Nhƣ vậy, điểm trung bình của thang đo YRS của các quốc gia trong nghiên cứu khá đa dạng. Đƣờng kẻ “Đƣờng trung bình” trên biểu đồ chính là giá trị trung bình của 24 quốc gia có giá trị là 35,3. Trong đó Đức là nƣớc có điểm trung bình thấp nhất, con số cao nhất là Hy Lạp. So sánh với “Đƣờng trung bình” thì Việt Nam có điểm trung bình cao so với 24 quốc gia đƣợc nghiên cứu. Kết quả này khá tƣơng đồng với một số quốc gia Châu á trong nghiên cứu nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong là đều có điểm trung bình tƣơng đối cao (nằm trên “Đƣờng trung bình”). Kết quả này có thể giải thích bằng một số yếu tố sau:

Thứ nhất: Các nƣớc nằm trong khu vực châu á có những nét tƣơng đồng về văn hóa, có sự tƣơng tác, ảnh hƣởng lẫn nhau về kinh tế, xã hội, ảnh hƣởng lẫn nhau về thói quen sử dụng công nghệ.

Thứ hai: Trong tất cả những nghiên cứu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong đều lựa chọn mẫu dựa trên trƣờng học.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam chúng tôi cũng tìm thấy một số điểm tƣơng đồng:

Theo kết quả của tác giả Nguyển Cao Minh cũng sử dụng thang YSR khi nghiên cứu về tỷ lệ có vấn đề về sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó đặc biệt tập trung vào đối tƣợng từ 12 đến 16 và đã tìm ra điểm trung bình của thang đo là 51,99. Nhƣ vậy kết quả ở cả nghiên cứu của chúng tôi và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh đều cùng đối tƣợng, cùng sử dụng một thang đo, cùng cho ra kết quả điểm trung bình nằm trên “Đƣờng trung bình”. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh điểm trung bình có điểm khác biệt và cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 12,99 điểm (=51,99-39), đây là một sự khác biệt khá lớn. Điều đó có thể giải thích do phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh dựa trên cộng đồng thì nghiên cứu của chúng tôi dựa trên trƣờng học. Việc chọn mẫu dựa trên trƣờng học sẽ bỏ qua những học sinh không đƣợc đi học. Trong khi đó khi xã hội phát triển, chính

56

sách phổ cập giáo dục THCS đi vào thực tiễn, đƣợc thực hiện khá triệt để nhƣ hiện nay thì học sinh THCS buộc phải đến trƣờng. Do đó, những học sinh không đến trƣờng có thể là những trẻ gặp nhiều vấn đề hoặc một vấn đề tƣơng đối nghiêm trọng. Hơn thế nữa, nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung ở địa bàn thành phố Hà Nội trong khi đó nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh nghiên cứu ở rộng khắp các tỉnh phía bắc – nơi có tỷ lệ học sinh không đến trƣờng cao hơn rất nhiều so với thành phố Hà Nội. Khi bỏ qua những đối tƣợng khách thể nghiên cứu là học sinh không đến trƣờng có thể khiến cho điểm trung bình của chúng tôi thấp hơn và đồng thời đây cũng là hạn chế trong nghiên cứu đề tài của chúng tôi.

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 53)