Những yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình thang đo YSR của học sinh

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 59)

THCS

Để kiểm định xem có biến độc lập nào gây ảnh hƣởng đến các điểm trung bình của thang đo YSR không, chúng tôi thực hiện phép thống kê so sánh giá trị trung bình bằng các phép tính t-test và One-way ANOVA. Các phép tính này có ý nghĩa thống kê vì hàm số phân bố của điểm trung bình thang YSR là một hàm phân phối chuẩn nhƣ trên đã minh họa trong biểu đồ.

60

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của yếu tố trường học, giới tính, độ tuổi, kết quả học tập, điều kiện kinh tế gia đình đến điểm trung bình thang đo YSR của học sinh THCS

Trƣờng N Điểm trung bình Độ lệch chuẩn F P

NTT 72 38.28 19.41 1.044 0.400 XL 70 38.54 21.13 CD 71 34.75 17.92 HBT 65 44.95 21.70 Nam 140 40.07 21.50 0.869 0.710 Nữ 138 37.91 18.94 Giỏi 124 36.05 17.9 1.132 0.248 Khá 107 39.46 22.7 Trung bình 45 45.24 19.26 Yếu 2 53.00 2.8 Kém 0 0 0 Lớp 6 67 29.32 15.78 9.183 0.000 Lớp 7 72 43.99 18.82 Lớp 8 72 38.37 20.88 Lớp 9 66 44.45 21.82 Giàu 21 46.86 21.93 0.876 0.744 Khá 123 37.24 18.66 Trung bình 125 30.50 21.18 Nghèo 8 49.22 20.86

Từ kết quả thu đƣợc có thể nhận thấy với giá trị F = 1.044, P = 0.4 > mức có ý nghĩa 0.05 nên yếu tố trƣờng học không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thang đo YRS trên học sinh. Điều đó có nghĩa là dù học sinh học ở trƣờng nào thì việc các em có hay không gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần nói chung là nhƣ nhau.

Với hệ số F = 0.984, P = 0.710 > mức có ý nghĩa 0.05 thì chúng tôi có thể kết luận giới tính là nam hay nữ không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thanh đo YSR.

Với hệ số F = 1.132, P = 0.248 > mức có ý nghĩa 0.05 thì chúng tôi có thể kết luận kết quả học tập của học sinh không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thanh đo YSR.

Một kết quả đáng lƣu ý là với r = 9.183 và p = 0.000 < mức ý nghĩa 0.05 cho thấy độ tuổi của học sinh có ảnh hƣởng đển điểm trung bình của thang đo YSR. Trong đó học sinh lớp 6 có điểm trung bình thang đo YSR nhỏ nhất (29.32) và lớn nhất là học sinh lớp 9 (44.45). Chúng tôi đặt giả thuyết rằng sự khách biệt này là do đặc điểm tâm lý lứa tuổi. Giai đoạn học sinh THCS là giai đoạn phức tạp, có những biến đổi nhanh, mạnh cả về thể chất và những đặc điểm tâm lý. Sự biến đổi này

61

càng diễn ra mạnh hơn ở các độ tuổi cao hơn, đặc biệt là với học sinh lớp 9, các em bƣớc vào giai đoạn dậy thì mạnh mẽ, sự phức tạp diễn ra trong suy nghĩ, trong tình cảm, cảm xúc, hành vi cùng với những áp lực của việc học hành cuối cấp có thể khiến cho các em có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung cao hơn các độ tuổi khác.

Với hệ số F = 0.876, P = 0.744 > mức có ý nghĩa 0.05 thì chúng tôi có thể kết luận kết điều kiện kinh tế gia đình của học sinh không ảnh hƣởng đến điểm trung bình thanh đo YSR.

Nhƣ vậy, trong tất cả các yếu tố thì có thể thấy các yếu tố trƣờng học, độ tuổi, giới tính, kết quả học tập, điều kiện kinh tế gia đình của học sinh không ảnh hƣởng. Yếu tố về độ tuổi có ảnh hƣởng đến điểm trung bình của thang đo YSR, sự ảnh hƣởng này có thể do đặc điểm tâm lý lứa tuổi gây ra.

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)