Điểm trung bình tám hội chứng theo Achenbach

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 56)

Bên cạnh việc đánh giá thực trạng sức khỏe tâm thần theo tổng điểm chung, chúng tôi tiến hành phân tích sâu hơn để tìm hiểu những vấn đề sức khỏe tâm thần cụ thể của học sinh THCS. Để đánh giá đƣợc thực trạng này, chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình cho 8 hội chứng theo Anchebach. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

57

Bảng 3.7: Chỉ số thống kê mô tả điểm số 8 tháng hội chứng

Thứ tự Các hội chứng N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Hành vi xâm kích 278 0 25 7.6 5.1 2 Lo âu/Trầm cảm 278 0 24 6.5 4.4 3 Vấn đề tƣ duy 278 0 15 5.7 2.9 4 Phá bỏ qui tắc 278 0 17 4.8 2.9 5 Các vấn đề xã hội 278 0 21 4.8 3.0 6 Bệnh tâm thể 278 0 13 3.4 3.0 7 Vấn đề chú ý 278 0 21 3.2 3.0 8 Thu mình 278 0 10 3.0 2.2

Bảng số liệu đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần của điểm trung bình. Hành vi xâm khích chiếm vị trí cao nhất với điểm trung bình 7,6; tiếp theo hành vi xâm khích là vấn đề Lo âu/ Trầm cảm 6,5 điểm. Điều đó có nghĩa, những vấn đề về hành vi xâm khích, lo âu, trầm cảm xuất hiện với tần suất nhiều nhất ở các khách thể nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này phần nào cho thấy trong xã hội Việt Nam nói chung, học sinh THCS nói riêng thì những vấn đề về sức khỏe tâm thần: hành vi xâm khích, lo âu, trầm cảm đang là những vấn đề nổi cộm, trở thành những vấn đề chung của xã hội. Đặc biệt là vấn đề bạo lực học đƣờng đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng cả về số lƣợng và mức độ nghiêm trọng, trở thành bài toán nhức nhối cho xã hội. Hành vi bạo lực rất dễ gây hoang mang lo lắng cho nhà trƣờng, phụ huynh, học sinh khiến cho các em dễ sinh cảm giác sống trong môi trƣờng không an toàn. Cảm giác này cùng những áp lực của học tập, các mối quan hệ, sự kỳ vọng của gia đình, nhà trƣờng, xã hội thì hệ lụy dẫn đến lo âu, trầm cảm là điều rất hiểu.

Sở dĩ có kết quả nghiên cứu này có thể do: những hành vi bạo lực dễ thấy, dễ thể hiện ở bản thân và ngƣời khác nên dễ phát hiện trong khi đó vấn đề về tƣ duy, trầm cảm hay bệnh tâm thể là những vấn đề ẩn, khó phát hiện hơn.

Đã có những nghiên cứu trƣớc đây về trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần và chúng tôi đã lấy đó làm so sánh cho kết quả nghiên cứu của mình:

58 Thứ tự Các hội chứng N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn 1 Hành vi xâm kích 224 .00 24.00 6.68 4.13 2 Vấn đề chú ý 223 .00 16.00 4.95 3.15 3 Lo âu/Trầm cảm 219 .00 17.00 4.38 3.28 4 Các vấn đề xã hội 226 .00 12.00 3.84 2.69 5 Bệnh tâm thể 215 .00 11.00 2.67 2.68 6 Thu mình trầm cảm 227 .00 10.00 2.47 2.13 7 Phá bỏ qui tắc 224 .00 19.00 2.24 2.5 8 Vấn đề tƣ duy 220 .00 9.00 2.10 2.30

(Nguồn: Nguyễn Cao Minh (2012), Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên miền Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần)

Sở dĩ chúng tôi chọn so sánh nghiên cứu của mình với tác giả Nguyển Cao Minh vì nghiên cứu này cùng sử dụng thang đo YSR, cùng trên đối tƣợng nghiên cứu là thiếu niên, đồng thời đây là nghiên cứu đƣợc thực hiện gần với thời điểm nghiên cứu của chúng tôi.

Có thể thấy rất rõ nay rằng ở cả hai nghiên cứu thì Hành vi xâm khích có điểm trung bình cao nhất, điều này thêm một lần nữa khẳng định vấn đề bạo lực học đƣờng không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà đã và đang xảy ra khá phổ biến trong xã hội Việt Nam, và rất cần những biện pháp phù hợp nhằm hạn chế vấn đề này.

Điểm tƣơng đồng thứ hai là xếp trong nhóm 3 hành vi cảm xúc có điểm số cao nhất thì lo âu, trầm cảm nằm trong cả hai nghiên cứu. Và điều đó cũng thêm một lần khẳng định vấn đề lo âu, trầm cảm là những vấn đề khó phát hiện, ít đƣợc đánh giá có tồn tại khá phổ biến trong xã hội nói chung, đối tƣợng thanh thiếu niên nói riêng.

Bên cạnh điểm tƣơng đồng thì giữa hai nghiên cứu cũng có những điểm khác biệt về thứ tự sắp xếp các hội chứng:

Nếu nhƣ trong nghiên cứu của chúng tôi Vấn đề tƣ duy có điểm trung bình nằm trong nhóm 3 hành vi có điểm trung bình cao nhất thì trong nghiên cứu của tác

59

giả Nguyễn Cao Minh, vấn đề này đƣợc xếp cuối cùng. Sự khác biệt này có thể đƣợc giải thích do sự khác biệt trong chọn mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên trƣờng học, nơi yêu cầu các em phải tƣ duy cho hoạt động học tập và các hoạt động khác trong trƣờng nên nếu gặp vấn đề tƣ duy các em rất dễ phát hiện. Nhƣng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh chọn mẫu dựa trên cộng đồng, cách chọn này có thể bao gồm cả những trẻ không đến trƣờng vì vậy ít hơn trong việc yêu cầu phải giải quyết các vấn đề liên quan đến tƣ duy.

Điểm khác biệt thứ hai là nếu nhƣ trong nghiên cứu của chúng tôi hành vi Phá bỏ qui tắc có điểm trung bình xếp thứ 4 thì trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh vị trí này là thứ 7. Lý do có thể giải thích cho vấn đề này là trẻ ở trƣờng sẽ phải tuân thủ những qui tắc rất nghiêm ngặt, những qui định rõ ràng nên việc vi phạm rất dễ đƣợc phát hiện và phản ánh. Trong khi đó những trẻ không đến trƣờng thì việc phát hiện, đánh giá khó hơn vì vậy với nhóm mẫu có bao gồm cả những trẻ không đến trƣờng thì điểm trung bình của hành vi này là điều dễ hiểu. Ngoài ra yếu tố về vùng miền, văn hóa với những qui định khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau trong hành vi này.

Điểm khác biệt thứ ba trong cả hai nghiên cứu là nếu nhƣ trong nghiên cứu của chúng tôi xếp hành vi Thu mình ở vị trí cuối cùng thì nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Minh nằm ở vị trí thứ 6. Điều này có thể do so với nhóm mẫu trẻ hoàn toàn đến trƣờng và nhóm mẫu có bao gồm những trẻ không đến trƣờng thì những trẻ có cơ hội giao lƣu, giao tiếp với môi trƣờng xung quanh rộng hơn, có cơ hội đƣợc gặp gỡ, trao đổi, có những mối quan hệ thân thiết nhiều hơn (ở độ tuổi này nhu cầu giao tiếp, tình bạn của các em là rất lớn) thì các em sẽ cảm thấy vui vẻ, tự tin hơn trong các mối quan hệ xã hội.

Một phần của tài liệu Tương quan giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)