Thực trạng hoạt động đầu tư tài chính tại Bảo Việt Nhân thọ

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ (Trang 45)

Theo Quyết định số 67/2010/QĐ/HĐTV-BVNT ngày 12/02/2010 của Hội đồng thành viên thì việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ được thực hiện như sau:

2.2.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu của Bảo Việt Nhân thọ và vốn huy động

Bảo Việt Nhân thọ hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn Bảo Việt sở hữu 100% vốn. Tổng nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu của Tập đoàn tại Bảo Việt Nhân thọ là 1.500 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, Bảo Việt Nhân thọ được huy động vốn theo nguyên tắc sau: (i) Ngoài số vốn do

Prudential

Prudential

Bảo Việt Nhân thọ

Tập đoàn đầu tư, Bảo Việt Nhân thọ được quyền huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc không được làm thay đổi hình thức sở hữu; (ii) Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của Tập đoàn Bảo Việt và quy định pháp luật; (iii) Bảo Việt Nhân thọ chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, có trách nhiệm hoàn trả vốn và lãi cho chủ nợ theo cam kết.

Các hình thức huy động vốn: (i) Bảo Việt Nhân thọ được quyền huy động vốn dưới các hình thức phát hành trái phiếu; (ii) vay vốn của các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính và cá nhân khác; (iii) nhận vốn góp liên danh, liên kết và các hình thức huy động khác phù hợp với Điều lệ của Bảo Việt Nhân thọ và quy định của Pháp luật.

2.2.1.2 Nguồn vốn từ trích lập dự phòng nghiệp vụ

Thực tế nguồn vốn đầu tư của Bảo Việt Nhân thọ chủ yếu được hình thành từ nguồn dự phòng nghiệp vụ, trích lập từ phí bảo hiểm theo quy định của Thông tư số 156/2007/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy định chế độ tài chính áp dụng cho các công ty bảo hiểm và các DN môi giới bảo hiểm. Theo đó, Bảo Việt Nhân thọ thực hiện việc trích lập các quỹ dự phòng theo đúng quy định, gồm dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng toán học, dự phòng chia lãi và dự phòng đảm bảo cân đối.

Bảng 2.9 - Số liệu trích lập dự phòng nghiệp vụ năm 2010

Đơn vị: trđ Dự phòng nghiệp vụ Tại 31/12/2009 Tăng (giảm) năm 2010 Tại 31/12/2010

Dự phòng Phí chưa được hưởng 845.499 6.282 851.782

Dự phòng toán học 13.149.693 798.012 13.947.705

Dự phòng bồi thường 7.640 (1.834) 5.806

Dự phòng chia lãi 789.350 117.599 906.930

Dự phòng đảm bảo cân đối 16.737 5.995 22.733

Tổng cộng 14.808.931 925.086 15.735.105

(Nguồn: Báo cáo trích lập dự phòng của Bảo Việt Nhân thọ)

Do đặc thù kinh doanh BHNT là phải trích lập dự phòng nghiệp vụ từ phí bảo hiểm của từng hợp đồng BHNT đối với phần trách nhiệm giữ lại của Công ty bảo hiểm. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc có một vai trò quyết định đến cơ cấu nguồn vốn của DN. Được Tập đoàn đầu tư 100% vốn điều

lệ, kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc trong những năm qua đạt tốc độ cao, nguồn vốn kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ đạt được là khá lớn, trong đó, nguồn vốn hình thành từ trích lập dự phòng nghiệp vụ chiếm một tỷ lệ khá cao, điều này đúng với quy định của nhà nước về hoạt động BHNT. Tổng hợp nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10 – Nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ 2009-2011

NGUỒN VỐN

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Vốn chủ sở hữu 1.527.433 8,9 1.587.649 7,7 1.573.574 8,0 Dự phòng nghiệp vụ 14.808.931 86,4 15.735.105 76,4 16.206.994 81,8 Nguồn vốn khác 813.717 4,7 3.281.301 15,9 2.021.607 10,2 Tổng cộng 17.150.081 100 20.604.055 100 19.802.175 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính – Bảo Việt Nhân thọ)

Biểu đồ 2.4 - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Bảo Việt Nhân thọ Giai đoạn 2009-2011

Đơn vị: trđ

(Nguồn: Báo cáo tài chính Bảo Việt Nhân thọ)

Qua biểu đồ 2.4 - cho thấy rằng, nguồn vốn từ dự phòng nghiệp vụ tăng đều qua các năm từ 14.808 tỷ đồng năm 2009, lên đến 15.735 tỷ đồng (năm 2010) và đạt 16.206 tỷ đồng (năm 2011) điều đó khẳng định rằng hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc của Bảo Việt Nhân thọ khá tốt. Tỷ lệ nguồn vốn từ trích lập dự phòng chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nguồn vốn, trung bình trên 80%, điều đó có nghĩa là Bảo Việt Nhân thọ tuân thủ đúng quy định của nhà nước về mặt trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

2.2.1.3 Trích lập biên khả năng thanh toán

Theo điều 13, điều 14 Nghị định số 46/NĐCP ngày 27 tháng 03 năm 2007: Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của DN bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà DN bảo hiểm dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên

trong kỳ đối với DN kinh doanh BHNT không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Đặc biệt, với yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên cho khách

hàng thể hiện qua (Biên khả năng thanh toán ≥ Biên khả năng thanh toán tối thiểu),

kết quả thực hiện biên khả năng thanh toán qua các năm 2009-2011 được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.11 - Biên khả năng thanh toán của Bảo Việt Nhân thọ Giai đoạn 2009-2011 Đơn vị: trđ STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Biên khả năng thanh toán tối thiểu 702.864 759.706 811.620

2 Biên khả năng thanh toán của BVNT 980.598 1.085.743 1.084.127

3 So sánh (1) và (2)

Số tuyệt đối (2)-(1) 277.734 326.038 272.507

Số tương đối (2)/(1) 140% 143% 134%

(Nguồn: Báo cáo biên khả năng thanh toán Bảo Việt Nhân thọ)

Kết quả trên cho thấy rằng, Bảo Việt Nhân thọ luôn luôn đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng và đối tác ở mức độ cao, với số tuyệt đối luôn dương (lớn hơn 270 tỷ đồng) và số tương đối luôn luôn lớn hơn 100% (thực tế đạt trên 134%). Ngoài ra, trong công tác quản lý tài chính tập trung của mình, Bảo Việt Nhân thọ đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược với VNPost, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), theo đó: (i) toàn bộ số phí bảo hiểm thu được trong ngày trên toàn quốc sẽ được nộp trực tiếp qua VNPost và chuyển về tài khoản tập trung của Bảo Việt Nhân thọ tại ngân hàng nông nghiệp để đáp ứng các nhu cầu thu-chi thường xuyên và đầu tư theo cơ cấu danh mục đã được ký kết; (ii) Ngân hàng nông nghiệp cấp cho Bảo Việt Nhân thọ một hạn mức thấu chi đáp ứng đủ các nhu cầu chi tiêu bị thiếu hụt (nếu cần). (iii) Bảo Việt Nhân thọ còn có thể rút tiền ủy thác đầu tư tại Công ty quản lý quỹ Bảo Việt theo điều khoản hợp đồng ủy thác để đáp ứng tất cả các yêu cầu thanh toán cho khách hàng.

2.2.2 Phân tích hoạt động đầu tư tại Bảo Việt Nhân thọ

2.2.2.1 Nguyên tắc đầu tư và sử dụng vốn

Nguyên tắc đầu tư, sử dụng vốn: (i) Bảo Việt Nhân thọ có quyền đầu tư, sử dụng nguồn vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận; đồng thời chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về bảo toàn, phát triển vốn, về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo quyền lợi của những người liên quan đến Bảo Việt Nhân thọ như chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã ký kết; (ii) Hoạt động đầu tư, sử dụng vốn của Bảo Việt Nhân thọ phải đảm bảo cân đối giữa tài sản và mức trách nhiệm; (iii) Việc đầu tư từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt Nhân thọ phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về phạm vi đầu tư, giới hạn đầu tư vào mỗi danh mục trên cơ sở nguyên tắc hiệu quả, an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán và các quy định khác của pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; (iv) Bảo Việt Nhân thọ phải hạch toán, quản lý và theo dõi riêng từng loại nguồn vốn, từng hình thức đầu tư và từng khoản đầu tư để làm rõ việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu, từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ và từ các nguồn vốn khác nhằm phục vụ cho việc quản lý và tính toán hiệu quả đầu tư; (v) Việc đầu tư, sử dụng vốn có thể do Bảo Việt Nhân thọ tự thực hiện hoặc ủy thác thực hiện;

Hình thức đầu tư, sử dụng vốn: Bảo Việt Nhân thọ được đầu tư, sử dụng vốn dưới các hình thức (i) Mua, bán trái phiếu chính phủ, công trái; (ii) Mua, bán cổ phiếu, trái phiếu DN; (iii) Góp vốn, chuyển nhượng vốn góp vào các công ty khác; (iv) Góp vốn và/hoặc thành lập quỹ đầu tư; (v) Kinh doanh bất động sản; (vi) Cho khách hàng tham gia BHNT tại Bảo Việt Nhân thọ tạm ứng từ giá trị giải ước, vay phí tự động; (vii) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng; (viii) Hợp đồng hợp tác kinh doanh; (ix) Các hình thức đầu tư khác mà pháp luật cho phép và phù hợp với điều lệ của Bảo Việt Nhân thọ.

Đối với hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ BHNT là: (i) Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu DN có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; (ii) Mua cổ phiếu, trái phiếu DN không có bảo lãnh, góp vốn vào các DN khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; (iii) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Bảo toàn vốn: Bảo Việt Nhân thọ có trách nhiệm bảo toàn vốn theo các quy định (i) Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật; (ii) Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; (iii) Xử lý kịp thời giá trị tài sản

tổn thất (nếu có), các khoản nợ khó đòi và nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Dự phòng các khoản phải thu khó đòi; Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư; (iv) Bảo Việt Nhân thọ được dùng lợi nhuận để bù lỗ các năm trước (nếu có) theo quyết định của Hội đồng thành viên và quy định của pháp luật; được hạch toán thiệt hại bất khả kháng vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật; (v) Các biện pháp bảo toàn vốn khác theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2 Kết quả hoạt động danh mục đầu tư

+ Cơ cấu danh mục và nguồn vốn đầu tư: Với danh mục đầu tư đa dạng, Bảo

Việt Nhân thọ đã thực hiện hoạt động đầu tư của mình đảm bảo nguyên tắc “không bỏ trứng vào một giỏ”, việc kết hợp các danh mục đầu tư phù hợp với xu hướng trên thị trường trong thời gian qua, đảm bảo nguyên tắc cơ bản: an toàn, thanh khoản và hiệu quả. Danh mục đầu tư tập trung chủ yếu theo 3 kênh: (i) kênh tự đầu tư gồm các danh mục như cho vay theo hợp đồng, vay phí tự động và tiền gửi, chứng chỉ và góp vốn; (ii) hợp đồng ủy thác qua Tập đoàn Bảo Việt với các danh mục đầu tư gồm tiền gửi, góp vốn, đầu tư khác và (iii) thông qua Công ty quản lý quỹ Bảo Việt (cổ phiếu, trái phiếu, cho vay theo dự án; tiền gửi và đầu tư khác …). Như vậy, mặc dù danh mục đầu tư tổng thể của Bảo Việt Nhân thọ khá đa dạng và phù hợp với xu hướng thị trường, như phần lớn vốn đầu tư Bảo Việt Nhân thọ thực hiện thông qua việc ủy thác cho Tập đoàn và Công ty quản lý Quỹ (chiếm từ 80- 85% tổng nguồn vốn).

Bảng 2.12 - Kết quả đầu tư theo danh mục của Bảo Việt Nhân thọ giai đoạn 2009-2011

STT Danh mục

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn (trđ) Lãi (trđ) Tỷ lệ (%) Vốn (trđ) Lãi (trđ) Tỷ lệ (%) Vốn (trđ) Lãi (trđ) Tỷ lệ (%) 1 Trái phiếu Chính phủ 7.731.953 736.994 9,53 8.634.280 885.742 10,26 10.068.605 1.036.371 10,29

2 Trái phiếu DN (có bảo

lãnh) 25.000 3.429 13,72 25.000 3.333 13,33 20.000 2.689 13,44

3 Trái phiếu DN (không có

bảo lãnh) 2.182.646 206.983 9,48 2.214.000 232.571 10,50 2.214.000 238.980 10,79

4 Tiền gửi tại các tổ chức tín

dụng 3.248.944 307.864 9,48 5.278.300 625.450 11,85 5.157.559 546.314 10,59

5 Cổ phiếu 1.594.181 187.219 11,74 1.436.306 150.621 10,49 727.940 55.546 7,63

6 Góp vốn vào các DN khác 198.192 15.848 8,00 198.192 16.577 8,36 211.475 17.505 8,28

7 Cho vay theo hợp đồng

BHNT và vay phí tự động. 1.117.442 144.341 12,92 1.117.442 140.104 12,54 1.067.591 147.071 13,78

8 Quỹ Universal Life 190.818 11.993 6,28 455.613 34.285 7,53 848.648 99.036 11,67

9 Quỹ Unit Linked - - 225.911 23.118 10,23

10 Đầu tư khác 24.756 - 23.449 - 23.449 - -

Tổng cộng/Tỷ lệ bình quân 16.313.932 1.614.670 9,90 19.382.582 2.088.683 10,78 20.565.178 2.166.629 10,54

+ Phân tích về cơ cấu vốn đầu tư thực tế

Nhìn vào bảng 2.12 có thể thấy rằng Bảo Việt Nhân thọ tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật về cơ cấu tổng vốn đầu tư, trong đó trái phiếu chính phủ và trái phiếu DN có bảo lãnh đạt gần 7.757 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 47,5%. Tổng vốn đầu tư vào trái phiếu DN không bảo lãnh, mua cổ phiếu và góp vốn các DN khác đạt 3.975 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 24,3%. Tổng vốn đầu tư vào việc gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cho vay và các khoản khác chiếm tỷ lệ 28,2% không vượt các mức quy định của pháp luật. Đối với hoạt động góp vốn vào các DN khác, Bảo Việt Nhân thọ thực hiện chủ yếu thông qua hợp đồng ủy thác với Tập đoàn, theo đó, trong năm 2011, góp vốn thành lập Công ty TNHH Bảo Việt-SCIC với số tiền 120 tỷ đồng, Góp vốn thành lập công ty đầu tư Bảo Việt với số tiền 60 tỷ đồng và góp vốn thành lập các công ty khác 31,55 tỷ đồng.

+ Phân tích về lãi suất hoạt động đầu tư

Tỷ lệ lãi suất bình quân năm 2010 đạt 10,78% tăng trưởng 8,8% so với năm 2009 và có xu hướng giảm nhẹ năm 2011 (giảm 2,2% so với năm 2010). Nguyên nhân của việc giảm nhẹ lãi suất bình quân năm 2011 là do sụt sụt giảm mạnh mẽ khoản mục đầu tư vào cổ phiếu, với nguồn vốn đầu tư đạt gần 728 tỷ đồng và tỷ lệ lãi suất chỉ đạt 7,63% (giảm gần 30% so với năm 2010), việc điều chỉnh nguồn vốn đầu tư vào cổ phiếu của Bảo Việt Nhân thọ có xu hướng giảm do tác động của thị trường chứng khoán (từ 1.500 tỷ đồng xuống còn 728 tỷ đồng), và chỉ số VN Index giảm mạnh đã kéo theo tỷ lệ lãi đầu tư vào cổ phiếu của Bảo Việt Nhân thọ giảm.

Trong cơ cấu lãi suất đạt được của Bảo Việt Nhân thọ có khoản mục đầu tư từ trái phiếu DN (có bảo lãnh) đạt tỷ lệ cao, trung bình đạt hơn 13%/năm, và đặc biệt là khoản doanh mục cho vay theo hợp đồng BHNT, với nguồn vốn cho vay đạt hơn 1.000 tỷ đồng và lãi suất bình quân cho vay theo hợp đồng đạt từ 12-13%/năm. Việc thực hiện cho vay theo hợp đồng BHNT khá an toàn, vì chủ hợp đồng thế chấp và lấy một phần tiền từ hợp đồng BHNT. Tuy nhiên, việc cho vay theo hợp đồng này còn tồn tại một số khuyết điểm như sau: (i) việc kiểm soát hợp đồng vay chưa được đảm bảo, nhiều khách hàng vay và không có trách nhiệm chi trả khoản vay theo đúng quy định dẫn đến khoản vay cộng lãi tích lũy vượt hạn mức và hợp đồng phải bị đình chỉ, (ii) việc điều chỉnh lãi suất vay thường xuyên theo hướng tăng gây nên những tâm lý lo ngại của khách hàng. Theo kết quả khảo sát thực tế(3), việc điều chỉnh lãi suất tăng và kiểm soát, quản lý hoạt động cho vay là hai nguyên nhân chính trong hạn chế hoạt động cho vay của Bảo Việt Nhân thọ, cụ thể là:

Bảng 2.13 – Khảo sát về hạn chế trong hoạt động cho vay của BVNT

Nội dung Phiếu Tỷ lệ

+ Việc điều chỉnh lãi suất thường xuyên (theo chiều hướng tăng) 13 40.6% + Khách hàng phải nhận tiền qua ngân hàng 4 12.5% + Kiểm soát và quản lý hoạt động vay 13 40.6%

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư tài chính tại Tổng Công ty Bảo hiểm Nhân thọ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)