Giải pháp về mặt pháp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 107)

3.2.4.1 Hoàn thiện Luật thuế TNCN, xây dựng quy trình quản lý thuế rõ ràng hiệu quả

Xây dựng và phát triển, hoàn thiện chính sách thuế TNCN là góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập với kinh tế thế giới. Việc ban hành Luật thuế TNCN là bƣớc thể chế hoá đƣờng lối chính sách của Đảng về lĩnh vực tài chính tiền tệ đồng thời là bƣớc đi phù hợp lộ trình cải cách thuế theo mục tiêu chiến lƣợc Chính phủ đã hoạch định.

Luật thuế TNCN là hành lang pháp lý để thực hiện, do vậy thuế TNCN phải đƣợc quy định phù nhợp với chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, áp dụng thuế TNCN thống nhất cho mọi đối tƣợng đảm bảo công bằng xã hội và tạo động lực phát triển thống nhất pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng thống nhất đồng bộ... Điều chỉnh chính sách thuế theo

102

hƣớng giảm và ổn định về thuế suất, mở rộng đối tƣợng thu, điều tiết thu nhập hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp. Chính vì thế cần chú trọng một số khía cạnh:

- Nâng mức giảm trừ gia cảnh đảm phù hợp với tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân, không gây khó khăn cho đời sống ngƣời nộp thuế; phù hợp với biến động về chỉ số giá (CPI) và chính sách, lộ trình cải cách tiền lƣơng nhằm phát huy vai trò động viên thuế.

- Trong quá trình thực hiện Luật, có nhiều khoản trợ cấp phát sinh không thuộc phạm vi tiền lƣơng, tiền công nhƣ: tiền trợ cấp tinh giản biên chế; tiền bồi thƣờng tại nạn lao động; trợ cấp của tổ chức kinh tế cho ngƣời lao động và thân nhân ngƣời lao động khám, chữa bệnh hiểm nghèo... nếu không cho trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công là không hợp lý. Mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp do giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng. Việc bổ sung một số khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lƣơng, tiền công nhằm bao quát đƣợc các khoản phụ cấp, trợ cấp mới phát sinh theo quy định của các văn bản pháp luật về lao động, về bảo hiểm xã hội ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung sau này;

- Để khuyến khích, thu hút chuyên gia, ngƣời có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động; tăng tính cạnh tranh nội bộ quốc gia và quốc tế trong thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao vào Việt Nam làm việc thì cần phải điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần.

- Đối với thu nhập từ hoạt động nhƣợng bất động sản (nhà, đất), có hai phƣơng pháp tính thuế. Thực tế, hầu hết các trƣờng hợp chuyển nhƣợng nhà đất đều áp dụng phƣơng pháp nộp 2% trên giá trị chuyển nhƣợng; trƣờng hợp nộp thuế theo thuế suất 25% trên chênh lệch không nhiều. Do ngƣời chuyển nhƣợng không đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan; việc xác định giá chuyển nhƣợng gặp nhiều khó khăn do ngƣời bán,

103

ngƣời mua thanh toán với nhau bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ, khi kê khai thuế thƣờng khai giá chuyển nhƣợng thấp xa so với giá chuyển nhƣợng thực tế. Sửa quy định về miễn thuế đối thu nhập từ chuyển nhƣợng nhà ở, đất ở duy nhất, để khắc phục những bất cập, hạn chế việc lợi dụng chính sách để trục lợi trong mua bán nhà đất, bảo đảm chính sách đến đúng đối tƣợng cần thụ hƣởng;

- Điều chỉnh mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhƣợng chứng khoán trong trƣờng hợp thị trƣờng chứng khoán có biến động lớn. thị trƣờng chứng khoán từ năm 2009 đến nay luôn giảm điểm so giá chuyển nhƣợng chứng khoán giảm; các nhà đầu tƣ chuyển nhƣợng chứng khoán bị lỗ, nhƣng vẫn phải nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhƣợng (khấu trừ tại nguồn). Rất ít nhà đầu tƣ chứng khoán là cá nhân thực hiện việc quyết toán và áp dụng mức thuế suất 20% chênh lệch giữa giá bán và giá mua; do phải thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, đăng ký nộp thuế trƣớc ngày 31/12 của năm trƣớc và rất khó xác định giá bán bình quân mỗi mã chứng khoán bán ra khi quyết toán thuế.

- Sửa đổi quy định về quyết toán thuế và các nội dung quy định về quản lý thuế để thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và giảm khối lƣợng phải quyết toán thuế không cần thiết, theo hƣớng cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và quyết toán thuế theo quy định của Chính phủ.

3.2.4.2 Mở rộng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế:

Theo kinh nghiệm quốc tế, mức độ thành công của chính sách thuế TNCN phụ thuộc chủ yếu vào mức độ kiểm soát thu nhập của các ĐTNT của cơ quan thuế, trong đó, một điều kiện quan trọng là phải phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đây đƣợc coi nhƣ một điều kiện cơ bản về môi trƣờng kinh tế để đảm bảo kiểm

104

soát đƣợc các khoản thu nhập của ĐTNT và vì vậy cần thiết phải có sự tham gia không chỉ của ngành thuế, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà còn phải có sự chỉ đạo thống nhất và đầu tƣ thích đáng của Chính phủ. Trong điều kiện nƣớc ta hiện nay, điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ với mục đích đánh thuế mà còn góp phần thực hiện công khai, minh bạch hóa các hoạt động giao dịch trên thị trƣờng và các khoản thu nhập phục vụ cho các chính sách kinh tế-xã hội khác. Để thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, bên cạnh chính sách đẩy mạnh phát triển ngân hàng và công nghệ ngân hàng, cần áp dụng các biện pháp bắt buộc kết hợp với khuyển khích tự nguyện đối với các đối tƣợng tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động kinh tế có thu nhập.

Trong mối quan hệ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Chính phủ và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, việc mở rộng và phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp quan trọng, nếu không nói là thuộc nhóm quan trọng nhất nhằm kiểm soát thu nhập, góp phần tăng cƣờng công tác quản lý thuế TNCN và nhặm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong việc quản lý thuế. Vì vậy, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thanh toán không dùng tiền mặt theo đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg bao gồm việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, trong khu vực DN và trong dân cƣ.

Đối với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực công, cần đẩy mạnh và nhanh chóng có các giải pháp quản lý chi tiêu trong khu vực Chính phủ bằng phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt; trả lƣơng qua tài khoản và chi trả trợ cấp ƣu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản.

Đối với khu vực DN cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ việc thực hiện những quy định về việc thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ quy định về việc yêu cầu bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng…

105

Đối với khu dân cƣ, cần có những biện pháp cụ thể hơn do đây là khu vực khó áp dụng nhất vì số lƣợng giao dịch trong dân cƣ lớn, khó quản lý và chủ yếu là các giao dịch tiền mặt. Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cƣ, cần thiết phải phát triển đồng thời các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đáp ứng nhu cầu cảu dân cƣ và phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển mạng lƣới chấp nhận các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Muốn vậy, cần chú trọng vào hai nhóm giải pháp chính đó là gia tăng các tiện ích đi kèm dịch vụ, phƣơng tiện thanh toán hiện đại, dần thay thế dịch vụ đơn mục đích bằng những dịch vụ đa mục đích (nhƣ sử dụng thẻ cho nhiều mục đích nhƣ thanh toán, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt… thay cho việc sử dụng thẻ chỉ để rút tiền mặt) và tăng cƣờng việc chấp nhận các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán của các tổ chức, cá nhân.

Để phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các nhóm đối tƣợng nêu trên. Trƣớc hết, cần phải phát triển các hệ thống thanh toán đồng thời với việc đƣa ra các biện pháp hỗ trợ. Đối với hệ thống thanh toán, cần hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng: Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ; Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; và kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia. Các biện pháp hỗ trợ ở đây tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức để ngƣời dân và các tổ chức nhận thức rõ đƣợc những lợi ích cảu việc thanh toán không dùng tiền mặt và cách thức để sử dụng các phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

3.2.5 Các điều kiện thực hiện giải pháp:

Đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc tại văn phòng Cục Thuế và các Chi Cục thuế, hiện đại hoá trang thiết bị kỷ thuật theo lĩnh vực, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm có tính đến đặc điểm của địa bàn và đơn

106

vị đƣợc đầu tƣ, đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, lâu dài cho cán bộ công chức nhăm thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc.

Đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí hoạt động, thúc đẩy sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lƣợng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao đảm bảo cho điều kiện hội nhập quốc tế.

Chuyển đổi kiến trúc hạ tầng và nâng cấp hạ tầng truyền thông diện rộng trong toàn ngành thuế, đáp ứng hổ trợ việc kiểm tra chéo thu nhập của từng cá nhân trên địa bàn toàn quốc nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)